Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Chủ nhật, 19:37 16/07/2023 | Sống khỏe

Viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng, gây tổn thương nhu mô phổi dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.

Một số trường hợp viêm phổi nặng ở trẻ sẽ được chỉ định điều trị nội trú, còn đa số sẽ được chỉ định dùng thuốc và chăm sóc tại nhà. Câu hỏi được cha mẹ quan tâm khi trẻ mắc viêm phổi cần chú ý những gì để giúp trẻ nhanh khỏi hơn?

Nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp nhất là vi khuẩn phế cầu (Streptococcus Pneumoniae). Vi khuẩn này được lan truyền nhiều nhất qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh viêm phổi ở trẻ như: Trẻ nhiễm virus , khu vực có mức độ ô nhiễm cao, trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 2 tuổi hay gặp hơn.

Theo đánh giá chung, viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi thường do vi khuẩn, ngược lại dưới 5 tuổi chủ yếu do virus. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng không dễ phân biệt căn nguyên do vi khuẩn hay virus. Hơn nữa, ở trẻ nhỏ với khả năng miễn dịch bảo vệ thấp, khởi đầu có thể bị nhiễm virus, nhưng nếu không kiểm soát tốt, bội nhiễm vi khuẩn rất dễ xảy ra.

Dấu hiệu sớm trẻ mắc viêm phổi

Hầu hết các trường hợp bị viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng các biểu hiện thông thường như: Sốt, ho , nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp). Nặng hơn có thể kèm theo khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì có thể sốt hoặc không sốt, thậm chí còn bị hạ thân nhiệt và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng.

Các biểu hiện viêm phổi nặng là:

- Tình trạng sốt, mệt mỏi, nằm li bì và ngủ liên tục.

- Tình trạng khó thở, thở nhanh hơn mức bình thường, dùng cả bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy hơn để thở.

- Trẻ sơ sinh thì bỏ bú hoặc bú ít; trẻ lớn thì chán ăn, lười ăn.

- Tức ngực hoặc đau bụng;

- Nôn trớ hoặc tiêu chảy ;

- Trẻ ho khan vào thời gian đầu và sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng;

- Môi và da xanh xao, nhợt nhạt do cơ thể không đủ oxy;

Ở trẻ lớn hơn thì dễ có các biểu hiện thở rất nhanh; Thở rít hoặc thở khò khè , thở khó khăn; mệt mỏi, ít vận động…

5 lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà - Ảnh 2.

Viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng. Ảnh minh hoạ.

5 lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Tùy thuộc vào lứa tuổi, nguyên nhân và mức độ bệnh viêm phổi ra sao, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống hoặc tiêm kháng sinh và các thuốc điều trị hỗ trợ khác. Cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Cần tuân thủ y lệnh của bác sĩ. Thường xuyên thông báo các bất thường nếu có. Long đờm cho trẻ bằng cách vỗ lưng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Chú ý đến chế độ ăn uống, cho trẻ ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt; ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

- Cần sắp xếp sao cho trẻ được thoải mái nhất có thể, đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi tối đa. Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ. Vì khi bị viêm phổi trẻ thường dễ bị nôn trớ , do vậy phải chia nhỏ bữa và tăng số bữa ăn lên, tăng dần theo đáp ứng của trẻ.

- Các thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau như paracetamol (efferalgan, tylenol…) và Ibuprofen (ibrafen, advil…) cần được sử dụng đúng liều (theo cân nặng) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ uống thuốc đủ liều lượng, số lần, số ngày, khoảng cách thời gian theo đơn. Không tự ý dừng hoặc thay đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Không cho trẻ uống các thuốc giảm ho vì ít hiệu quả và có thể có các tác dụng phụ không tốt. Cũng không được cho trẻ dưới 18 tuổi uống aspirin và các thuốc có chứa aspirin, vì nó có thể gây ra hội chứng Reye, rất nguy hiểm ở trẻ em.

- Cần tái khám lại ngay nếu sau 2 ngày điều trị bệnh không thuyên giảm hoặc trẻ có dấu hiệu nặng lên. Trẻ có thể cần được thay đổi thuốc hoặc phải nhập viện để được điều trị tích cực hơn.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ bằng cách nào?

Viêm phổi ở trẻ là bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao, nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh bằng cách cho trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Trẻ bị viêm phổi chủ yếu do trẻ bị nhiễm từ cộng đồng (trong gia đình hoặc bên ngoài). Vì thế, cần tạo cho trẻ có môi trường sống trong lành: Không khói thuốc lá và các ô nhiễm khác. Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng , ho… chủ động phòng ngừa (đeo khẩu trang khi cần, rửa tay thường xuyên) là những biện pháp hữu hiệu mà chúng ta thường dễ bỏ qua.

Ngoài ra, cần cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo. Đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, nhằm tạo cho trẻ có miễn dịch chủ động chống lại bệnh tật khi bị lây nhiễm. Tiêm chủng không chỉ phòng tác nhân gây bệnh đường hô hấp, mà còn phòng nhiều bệnh lý khác, góp phần tạo nên cơ thể khỏe mạnh, nguy cơ bị viêm phổi cũng được hạn chế.

Tóm lại: Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác, nên thường không được điều trị đúng cách, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm phổi, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi cấp cứu sau khi chui vào 30 xe taxi kiểm tra

Đi cấp cứu sau khi chui vào 30 xe taxi kiểm tra

Y tế - 10 giờ trước

Người đàn ông 44 tuổi chui vào 30 xe taxi kiểm tra đã phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy tim, thận do sốc nhiệt.

Ung thư gan có chữa khỏi được không?

Ung thư gan có chữa khỏi được không?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan phụ thuộc vào kích thước khối u, giai đoạn bệnh, chức năng gan,  tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của người bệnh.

Người đàn ông 55 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị thủng ruột sau khi ăn cơm cá

Người đàn ông 55 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị thủng ruột sau khi ăn cơm cá

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì đau bụng, người đàn ông ở Phú Thọ được phát hiện có dị vật đường tiêu hóa xuyên thủng thành ruột. Bác sĩ nghi ngờ dị vật là xương cá từ bữa ăn trước đó.

7 món ăn cháo giải nhiệt mùa hè dễ làm, tốt cho sức khỏe

7 món ăn cháo giải nhiệt mùa hè dễ làm, tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 13 giờ trước

Từ xa xưa ông cha ta đã biết cách tạo ra các món ăn thích hợp để dưỡng sinh, giải nhiệt cho mùa hè vô cùng tuyệt vời. Một trong những món ăn đó là cháo.

5 loại vitamin cần thiết nên bổ sung trong mùa hè

5 loại vitamin cần thiết nên bổ sung trong mùa hè

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, một số chất bổ sung vitamin dành riêng cho mùa hè có thể hữu ích trong những tháng thời tiết nóng bức để có sức khỏe tối ưu…

Người đàn ông 45 tuổi bị nhồi máu não lúc nửa đêm vì thường xuyên làm việc này

Người đàn ông 45 tuổi bị nhồi máu não lúc nửa đêm vì thường xuyên làm việc này

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Trong bữa cơm tối trước khi bị đột quỵ, người đàn ông này đã ăn nhiều món dầu mỡ, uống rượu và hút thuốc đến tận khuya...

Bệnh hen ở trẻ có biểu hiện gì?

Bệnh hen ở trẻ có biểu hiện gì?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Bệnh hen ở trẻ gây triệu chứng khó chịu, cản trở hoạt động vui chơi, học tập và giấc ngủ của trẻ. Nếu bệnh không được kiểm soát có thể gây cơn hen cấp nguy hiểm, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học và nhập viện.

Bé gái 15 tuổi có khối u buồng trứng ác tính, dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?

Bé gái 15 tuổi có khối u buồng trứng ác tính, dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?

Y tế - 22 giờ trước

Mặc dù thấy bụng của con to, hay kêu đau bụng nhưng do chuẩn bị thi vào 10 nên gia đình vẫn cố để con thi xong mới đưa đi khám. Đến viện, bác sĩ phát hiện thiếu nữ mắc khối u buồng trứng ác tính có kích thước 24cm.

Bất ngờ lợi ích của củ nghệ với người bệnh tiểu đường, rất nhiều người chưa biết

Bất ngờ lợi ích của củ nghệ với người bệnh tiểu đường, rất nhiều người chưa biết

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Củ nghệ rất tốt cho người bệnh tiểu đường bởi chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầm

Bệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầm

Y tế - 23 giờ trước

Sau khi ho sốt, đau vùng thắt lưng, người đàn ông 69 tuổi đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên.

Top