Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 món nên ăn khi bị cúm: Ăn nhiều giúp dưỡng phổi, giảm đờm, tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi nhanh

Thứ bảy, 16:03 08/02/2025 | Ăn

5 món ăn này sử dụng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe và rất dễ nấu. Chúng có thể cung cấp cho cơ thể năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và làm giảm sự khó chịu do bệnh cúm gây ra.

Vào giai đoạn chuyển mùa Đông - Xuân, thời tiết vẫn có những đợt không khí lạnh mạnh, khí hậu khô và chênh lệch nhiệt độ lớn, dễ gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của chúng ta. Để ứng phó với dịch cúm trong thời điểm này, ngoài việc đi khám chữa bệnh kịp thời, chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp mang lại hiệu quả điều trị gấp đôi. Với những món ăn này, bạn có thể nấu và thường xuyên ăn để nuôi dưỡng, bồi bổ phổi, ngăn chặn những cơn ho "nổ cổ", giảm đờm, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm... thúc đẩy quá trình phục hồi thể chất tốt hơn. Hôm nay tôi giới thiệu 5 món ăn lành mạnh thích hợp để ăn trong thời gian bị cúm, bao gồm: Chè hạt sen, củ hoa huệ và nấm tuyết; Nấm đông trùng hạ thảo hầm thịt nạc; Nấm tuyết hầm lê và đường phèn; Canh củ cải trắng hầm thịt ức bò; Chè hạt sen, củ hoa huệ và nấm tuyết; Canh sườn heo hầm đẳng sâm và hoàng kỳ. Những món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu có dược tính chống lại bệnh cảm cúm, cảm lạnh, trị ho... và giàu dinh dưỡng. Chúng có thể cung cấp cho cơ thể năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và làm giảm sự khó chịu do bệnh cúm gây ra.

1. Chè hạt sen, củ hoa huệ và nấm tuyết

Nguyên liệu: 50g hạt sen (hạt sen khô); 30g củ hoa huệ khô, 20g nấm tuyết (mộc nhĩ trắng), lượng đường phèn vừa đủ (điều chỉnh theo khẩu vị cá nhân), lượng kỷ tử vừa đủ (tùy chọn), lượng nước vừa đủ.

5 món nên ăn khi bị cúm: Ăn nhiều giúp dưỡng phổi, giảm đờm, tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi nhanh - Ảnh 1.

Cách làm món chè hạt sen, củ hoa huệ và nấm tuyết

Bước 1: Ngâm hạt sen, củ hoa huệ, nấm tuyết cho nở mềm. Hạt sen cần ngâm trong 2-3 giờ. Củ hoa huệ, nấm tuyết ngâm trong nước sạch thời gian ngắn hơn, thường là 30 phút đến 1 giờ. Sau khi ngâm nấm tuyết xong thì loại bỏ phần gốc vàng rồi xé thành từng miếng nhỏ, rửa sạch lại và để sang một bên. Kỷ tử rửa sạch, để ráo nước.

Củ hoa huệ khô có giá trị dược liệu rất cao. Có tác dụng giải độc, điều hòa tỳ vị, thông tiện, tiêu trừ tích tụ, làm dịu tâm trí, thúc đẩy lưu thông máu. Chủ yếu dùng để điều trị ho do mệt mỏi, ho ra máu, bồn chồn, hồi hộp, v.v... Đặc biệt hiệu quả trong điều trị các bệnh về phổi, chăm sóc sức khỏe và chống lão hóa... Theo Đông y, nấm tuyết được coi là "sản phẩm trường thọ". Nó có tính chất ôn hòa và vị ngọt, tác dụng tăng cường sức khỏe tinh thần và thận; bồi bổ khí huyết và làm ẩm ruột; làm đẹp và trẻ hóa làn da, kéo dài tuổi thọ.

Bước 2: Cho hạt sen, củ hoa huệ, nấm tuyết vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ. Lượng nước bạn có thể điều chỉnh theo sở thích cá nhân. Bật bếp và đun sôi nước, sau đó dùng muôi vớt bọt rồi đậy nắp lại, giảm nhỏ lửa. Hầm các nguyên liệu trong khoảng 40-60 phút. Nấm tuyết và củ hoa huệ lúc này sẽ dần mềm, nước sẽ dần sánh lại.

Bước 3: Tiếp theo bạn thêm đường phèn vào và đun thêm khoảng 10-15 phút cho tan hết. Cuối cùng, thêm một lượng kỷ tử thích hợp và tắt bếp. Lấy món ăn ra tô là bạn có thể thưởng thức. 

2. Thịt nạc hầm nấm đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: 50-80g nấm đông trùng hạ thảo tươi, 200g thịt nạc (thịt lợn, thịt bò hoặc ức gà), 8g kỷ tử, 5 quả táo đỏ, rượu nấu ăn, 1 nhánh gừng, lượng muối thích hợp.

Cách làm món thịt nạc hầm nấm đông trùng hạ thảo

Bước 1: Nấm đông trùng hạ thảo rửa sạch, để ráo nước. Theo Đông y, nấm đông trùng hạ thảo có tính ôn, vị ngọt, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng ích phế, thận, cầm máu, tinh tủy và hóa đờm. Nấm đông trùng hạ thảo rất giàu protein, có vai trò nhất định trong việc tăng cường, điều hòa chức năng miễn dịch và nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. 

Thịt nạc rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông, gừng rửa sạch, thái lát. Kỷ tử và táo đỏ rửa sạch rồi vớt ra để ráo. Cho lượng nước vừa đủ vào nồi, thêm thịt nạc vào rồi đun sôi. Sau đó bạn dùng muôi hớt bỏ bọt. Chần thịt trong khoảng 3 phút thì vớt ra, rửa sạch với nước ấm. 

Bước 2: Cho một chút dầu ăn vào nồi hầm, đun nóng rồi thêm gừng thái lát, xào đến khi dậy mùi thơm. Tiếp theo bạn cho các khối thịt nạc đã chần vào, đảo nhanh tay rồi thêm nấm đông trùng hạ thảo, táo đỏ, đảo đều. Sau đó thêm một lượng rượu nấu ăn thích hợp để khử mùi tanh. Đảo đều một lúc rồi cho lượng nước thích hợp vào ngập nguyên liệu khoảng 2-3cm, đậy nắp nồi lại.

Bước 3: Đun sôi trên lửa lớn sau đó bạn chỉnh về mức lửa vừa và thấp rồi hầm trong khoảng 1 giờ. Hầm đến khi thịt nạc mềm, mùi thơm từ nấm tỏa ra. Tiếp đó bạn nêm lượng muối thích hợp, đảo đều rồi cho kỷ tử vào. Lấy canh ra tô là có thể thưởng thức.

2. Nấm tuyết hầm lê và đường phèn

Nguyên liệu: 1/2 cây nấm tuyết, 1 quả lê, lượng đường phèn thích hợp, một ít kỷ tử, lượng nước thích hợp.

Cách làm nấm tuyết hầm lê và đường phèn

Bước 1: Nấm tuyết ngâm trong nước khoảng 30 phút đến khi nở mềm. Sau đó bạn rửa sạch, cắt bỏ phần gốc vàng rồi xé nấm tuyết thành các miếng nhỏ. Nấm tuyết có tác dụng trong việc trị chứng khô miệng, ho khan, ho có đờm, sau khi ốm dậy bị suy nhược cơ thể. Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. Bạn cũng có thể chọn loại bỏ lõi lê hoặc giữ lại; lõi lê có chứa một số chất dinh dưỡng nhất định. Ngâm kỷ tử trong nước khoảng 5-10 phút, rửa sạch và để riêng. 

Bước 2: Cho nấm tuyết, lê cắt khối vào nồi hầm, thêm lượng đường phèn thích hợp. Thông thường, có thể thêm 20-30 gam đường phèn tùy theo lượng nấm tuyết và lê. Đường phèn giúp món ăn ngọt hơn và dưỡng ẩm cho phổi. Sau đó bạn thêm lượng nước vừa đủ vào sao cho ngập nguyên liệu khoảng 2-3 cm. Bật mức lửa nhỏ, đun từ từ trong khoảng 1-1.5 giờ, cho đến khi nấm tuyết mềm và nước súp rút bớt, sánh lại. Bạn có thể thêm một lượng nước thích hợp vào giữa chừng để tránh cạn, cháy nồi. Sau đó bạn cho kỷ tử vào là có thể thưởng thức.

Lưu ý: Sau khi hầm xong, bạn kiểm tra độ ngọt theo khẩu vị cá nhân. Nếu cần thì cho thêm một chút đường phèn để điều chỉnh độ ngọt. Món nấm tuyết hầm lê và đường phèn với phần nước có vị ngọt, pha chút chua chua của quả lê, đặc biệt là nấm tuyết mềm mịn, giòn, kỷ tử đẹp mắt và bổ dưỡng.

Trong giai đoạn đỉnh điểm của bệnh cúm, 3 món ăn này bạn nên ăn nhiều: Nấu dễ lại tăng cường miễn dịch, dưỡng phổi và tiêu đờm, giúp phục hồi nhanh - Ảnh 6.

4. Canh sườn heo hầm đẳng sâm và hoàng kỳ

Nguyên liệu: 500g sườn non, 10g đẳng sâm, 10g hoàng kỳ, 10g kỷ tử, 2 lát gừng, một ít rượu nấu ăn, một ít muối, lượng nước vừa phải, 1-2 cây hành lá.

Cách làm món canh sườn heo hầm đẳng sâm và hoàng kỳ

Bước 1: Sườn rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn. Chần sườn qua nước sôi (có thêm 2 lát gừng) để loại bỏ huyết thừa và tạp chất. Rửa sạch đẳng sâm, hoàng kỳ, kỷ tử. Bạn có thể cắt đẳng sâm và hoàng kỳ thành từng đoạn nhỏ.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy Hoàng kỳ chứa saponin, sucrose, polysaccharides, nhiều loại axit amin, axit folic và các nguyên tố vi lượng như selen, kẽm, đồng... Nó có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống lão hóa, chống căng thẳng, hạ huyết áp và nhiều tác dụng kháng khuẩn.

Tác dụng chủ yếu của đẳng sâm là bổ trung ích khí, thích hợp cho những người bị các chứng khí hư. Có thể dưỡng huyết, người khí huyết hư, khó thở, hồi hộp, mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt, chóng mặt, ăn không ngon, phân lỏng, dễ bị cảm...

Bước 2: Sau khi chần sườn xong bạn rửa lại với nước ấm cho hết cặn bọt. Cho sườn đã chần cùng hoàng kỷ và đẳng sâm vào nồi hầm, thêm lượng nước thích hợp rồi bật bếp, đun sôi. Khi nước sôi, bạn hớt hết bọt rồi đậy nắp nồi và bắt đầu hầm trong khoảng 1-1.5 giờ. Trong quá trình hầm, bạn có thể thỉnh thoảng mở nắp kiểm tra để đảm bảo dùng được trong.

Bước 3: Sau khi thời gian hầm kết thúc, bạn nêm lượng muối vừa khẩu vị rồi nấu thêm khoảng 10 phút, thêm kỷ tử vào, lấy canh ra tô thưởng thức.  

5 món nên ăn khi bị cúm: Ăn nhiều giúp dưỡng phổi, giảm đờm, tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi nhanh - Ảnh 13.

5. Canh củ cải trắng hầm thịt ức bò

Nguyên liệu: 500g thịt ức bò, 1 củ gừng, 1 cây hành lá, lượng đường phèn vừa phải, lượng muối thích hợp, một chút rau mùi, rượu nấu ăn.

Cách làm món canh củ cải trắng hầm thịt ức bò

Bước 1: Rửa sạch thịt ức bò, sau đó cắt thành từng khối vuông. Tốt nhất nên chọn ức bò có chút mỡ, nước hầm sẽ ngon hơn. Cho ức bò vào nồi nước lạnh, đun trên lửa lớn khoảng 3-5 phút rồi vớt ra, rửa sạch với nước ấm, để ráo.

Bước 2: Cắt gừng thành từng lát mỏng, xắt hành lá thành đoạn ngắn để sử dụng sau. Những lát gừng có thể giúp khử mùi tanh, còn những đoạn hành lá có thể tạo thêm hương vị cho món súp. Gọt vỏ củ cải và cắt thành lát dày hoặc khối vuông. Kích thước có thể điều chỉnh theo sở thích cá nhân. Củ cải có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tạo hương vị thơm ngon. Rau mùi rửa sạch, xắt nhỏ.

Trong giai đoạn đỉnh điểm của bệnh cúm, 3 món ăn này bạn nên ăn nhiều: Nấu dễ lại tăng cường miễn dịch, dưỡng phổi và tiêu đờm, giúp phục hồi nhanh - Ảnh 8.

Bước 3: Cho một chút dầu ăn vào nồi, đun nóng rồi thêm hành, gừng vào xào thơm. Sau đó bạn cho thịt ức bò vào đảo đều một lúc. Tiếp đó bạn cho 1 thìa nhỏ rượu nấu ăn để khử mùi tanh, vặn lửa vừa và bắt đầu đun sôi. Sau khi đun sôi, vớt hết bọt để giúp nước dùng trong. Đậy nắp nồi, giữ lửa ở mức vừa phải và đun 1.5 giờ cho đến khi thịt ức bò mềm và thơm. Nếu dùng nồi áp suất thì thời gian có thể rút ngắn xuống còn khoảng 40 phút.

Bước 4: Sau khi thịt ức bò được hầm mềm thì cho củ cải và một lượng đường phèn thích hợp vào. Đường phèn giúp tăng thêm vị ngọt cho món canh, không chỉ cải thiện mùi vị mà còn giúp bổ phổi. Tiếp tục đun nhỏ lửa trong 20-30 phút, cho đến khi củ cải mềm và nước dùng đậm đà. Lúc này, bạn có thể thêm một lượng kỷ tử thích hợp để tăng dinh dưỡng và màu sắc cho món canh, tiếp tục nấu trong 5 phút. Cuối cùng cho lượng muối thích hợp, điều chỉnh theo khẩu vị cá nhân, đảo đều rồi tắt bếp.

Kết luận: Trong thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm... thì việc duy trì thói quen ăn uống tốt và nghỉ ngơi đầy đủ là chìa khóa để tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật. Những món ăn bổ dưỡng này nấu rất đơn giản không chỉ giúp dưỡng phổi, tiêu đờm mà còn cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp những ai mắc bệnh cúm mau khỏi. Và dĩ nhiên để phòng ngừa lây bệnh, bạn cũng nên duy trì thói quen vệ sinh tốt, thường xuyên rửa tay, tránh những nơi đông người, giữ ấm cơ thể để giảm nguy cơ mắc bệnh.  

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gợi ý 15 mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025 'kích hoạt' tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ

Gợi ý 15 mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025 'kích hoạt' tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ

Ăn - 6 giờ trước

GĐXH - Theo quan niệm, mâm cúng Rằm tháng Giêng là một trong những mâm cúng quan trọng nhất trong năm với ý nghĩa ngày rằm đầu tiên trong năm.

Cách làm bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị

Cách làm bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị

Ăn - 10 giờ trước

Với công thức đơn giản và những mẹo nhỏ dưới đây, bạn sẽ có ngay món bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị, thơm ngon như nhà hàng ngay tại căn bếp của mình

Món ăn khiến nhiều người ám ảnh nhưng Rosé (BLACKPINK) mê đắm, còn giúp 1 fan Việt 'thơm lây'

Món ăn khiến nhiều người ám ảnh nhưng Rosé (BLACKPINK) mê đắm, còn giúp 1 fan Việt 'thơm lây'

Ăn - 12 giờ trước

Niềm đam mê loại rau này của Rosé (BLACKPINK) khiến fan bất ngờ, thậm chí còn vô tình tạo ra khoảnh khắc đáng nhớ cho Blink Việt.

Sau Tết muốn giảm cân nhanh chóng, nhất là ở bụng, thử ngay những món ngon với loại quả này

Sau Tết muốn giảm cân nhanh chóng, nhất là ở bụng, thử ngay những món ngon với loại quả này

Ăn - 14 giờ trước

GĐXH – Sau Tết, bạn có thể thử chế biến những món ngon với quả giàu dinh dưỡng dưới đây để giảm cân nhanh chóng, nhất là ở bụng.

Giò thừa sau Tết chế biến ra món ăn này đảm bảo ăn bao nhiêu cũng thấy thiếu

Giò thừa sau Tết chế biến ra món ăn này đảm bảo ăn bao nhiêu cũng thấy thiếu

Ẩm thực 360 - 1 ngày trước

GĐXH - 'Vấn nạn' thừa giò ê hề sau ngày Tết đã trở thành câu chuyện than ngắn thở dài của nhiều đầu bếp tại gia, ai cũng đặt ra câu hỏi nên làm món gì để 'giải tán' đống giò ú ụ trong tủ lạnh đây?

Làm món ăn sáng chỉ 10 phút với các nguyên liệu đơn giản mà cực ngon

Làm món ăn sáng chỉ 10 phút với các nguyên liệu đơn giản mà cực ngon

Ăn - 1 ngày trước

Chỉ với những nguyên liệu đơn giản và cách làm nhanh gọn, trong 10 phút là bạn sẽ có món bánh ăn sáng thơm ngon vô cùng!

6 loại 'rau giảm cân' rẻ tiền: Dùng nấu 6 món ăn giúp thanh lọc ruột và loại bỏ chất béo sau Tết, càng ăn nhiều sẽ càng gầy

6 loại 'rau giảm cân' rẻ tiền: Dùng nấu 6 món ăn giúp thanh lọc ruột và loại bỏ chất béo sau Tết, càng ăn nhiều sẽ càng gầy

Ăn - 1 ngày trước

6 loại "rau giảm cân" này thích hợp để làm các món ăn thải độc, giảm cân sau Tết. Chúng giúp đào thải cặn bã, độc tố và loại bỏ chất béo trong cơ thể, bổ dưỡng lại rẻ tiền, càng ăn nhiều bạn sẽ càng gầy.

Mẹo hay tận dụng trái cây thừa ngày Tết

Mẹo hay tận dụng trái cây thừa ngày Tết

Ăn - 1 ngày trước

Thay vì để trái cây thừa ngày Tết trở nên lãng phí, hãy thử áp dụng những mẹo dưới đây để tận dụng chúng, biến thành những món ngon và bổ dưỡng.

4 món ăn người mắc cúm nên bổ sung vừa bổ dưỡng vừa nhanh khỏi

4 món ăn người mắc cúm nên bổ sung vừa bổ dưỡng vừa nhanh khỏi

Ăn - 1 ngày trước

GĐXH – Người mắc cúm thường mệt mỏi và chán ăn, dẫn tới những ảnh hưởng sức khỏe và quá trình hồi phục lâu hơn. Bởi vậy, trong ăn uống, mọi người nên bổ sung 4 món ăn này vừa bổ dưỡng vừa giúp nhanh khỏi.

Mách bạn các mẹo giải quyết trái cây thừa đơn giản, tiết kiệm sau Tết

Mách bạn các mẹo giải quyết trái cây thừa đơn giản, tiết kiệm sau Tết

Ăn - 2 ngày trước

GĐXH - Sau Tết Nguyên đán, nhiều gia đình còn thừa nhiều trái cây, không kịp dùng hết. Để tránh lãng phí, bạn có thể áp dụng các mẹo tận dụng trái cây thừa ngày Tết, biến chúng thành những món ngon thay vì vứt bỏ hoặc để hư hỏng.

Top