6 mẹo phòng cảm cúm cho bé lúc giao mùa
Tiêm chủng, mặc ấm, ngủ đủ giấc, rửa tay thường xuyên, ăn thực phẩm tăng sức đề kháng... giúp bé chống chọi với virus cảm cúm tốt hơn.
Giao mùa là thời điểm virus cúm phát triển mạnh, gây ho, sổ mũi, viêm phế quản, viêm phổi... cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng của bé còn non yếu, dễ lây nhiễm virus cúm trong không khí hoặc từ trẻ khác trong môi trường lớp học. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp con hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, tăng cường sức đề kháng để phòng chống cúm.
Tiêm chủng
Văcxin cúm dành cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Trẻ 6-36 tháng tuổi tiêm liều 0,25 ml, nhắc lại mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên ít nhất 4 tuần. Trẻ trên 3 tuổi tiêm một liều 0,5 ml hàng năm. Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm văcxin cúm vào khoảng tháng 10 và 11, thời điểm giao mùa virus sinh sôi mạnh nhất.
Mặc ấm

Tiêm chủng là cách phòng bệnh hiệu quả, song chỉ ngừa được một số chủng virus phổ biến. Mẹ vẫn cần mặc ấm cho bé khi ra ngoài, nhưng phải thoáng khí để con thoải mái vận động, không lo mồ hôi ra thấm ngược lại cơ thể. Đêm lạnh, mẹ nên đắp chăn mỏng khi bé ngủ. Nếu trẻ có thói quen đạp chăn, hãy mặc quần áo dài tay, cho áo vào trong quần, bôi chút dầu ấm vào gan bàn chân và đeo tất cho bé.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ giúp cơ thể bé nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, tăng sức đề kháng. 10 phút massage buổi tối khiến trẻ thư giãn, khí huyết lưu thông, ngủ dễ và sâu giấc. Để thiên thần nhỏ ngủ ngon hơn, mẹ có thể hát ru hoặc kể những câu chuyện cổ tích thú vị. Khuyến khích bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời khoảng 30 phút ban ngày, cũng giúp bé có giấc ngủ chất lượng hơn.
Vệ sinh cơ thể

Tay là con đường lây nhiễm virus cúm phổ biến và dễ dàng nhất. Mẹ nên dạy bé quy trình rửa tay 6 bước bằng xà bông trong ít nhất 30 giây. Mẹ cũng cần nhắc nhở con hạn chế đưa tay lên miệng, mắt, mũi. Khi ho hoặc hắt xì, nên đưa khuỷu tay lên che miệng, thay vì lòng bàn tay.
Bé cũng cần tắm rửa sạch bằng nước ấm; thay quần áo khi đi học về; nhỏ mũi, mắt và súc miệng bằng nước muối sinh lý một lần mỗi ngày để hạn chế mầm bệnh.
Diệt khuẩn nhà cửa
Các vật dụng mà bé thường xuyên chạm tay vào cần được vệ sinh, diệt khuẩn để giảm nguy cơ lây bệnh. Đó là tay nắm cửa, cần gạt bồn cầu, cần gạt vòi nước, điều khiển tivi, đồ chơi, bình sữa, khăn mặt, bàn ăn... Ga giường, vỏ chăn nên được thay giặt thường xuyên, phơi nắng. Nếu khu dân cư đang có dịch cúm, sởi, tay chân miệng... mẹ có thể mua hoặc ra trạm y tế xã phường xin thuốc tiệt trùng về lau dọn nhà cửa.
Chế độ dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa đóng góp 70-80% vào sức đề kháng và 100% năng lượng của trẻ nhỏ. Dọc thành ruột có nhiều hạch lympho - nơi đào tạo các tế bào miễn dịch, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất (đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất), uống nhiều nước, là cách tăng miễn dịch hiệu quả với virus cúm.
Ngoài ra, mẹ nên đưa các thực phẩm tăng sức đề kháng vào thực đơn của bé như tỏi, cam, quýt, rau xanh đậm, nước cam, bưởi, diếp cá xay...
Theo VnExpress

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 5 giờ trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền
Sống khỏe - 7 giờ trướcSáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng
Sống khỏe - 11 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, 3 lý do này rất đáng để lưu tâm
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Nước nào trên thế giới có tuổi thọ trung bình cao nhất? Nhật Bản chắc chắn phải có trong danh sách đầu tiên!

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả
Sống khỏe - 11 giờ trướcTai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Bài tập 15 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong sớm
Sống khỏe - 14 giờ trướcCó rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nguy cơ tử vong sớm. Trong đó, việc thực hiện đều đặn bài tập 15 phút dưới đây góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.