7 bài tập giúp giảm đau lưng nhanh chóng
Đau lưng là vấn đề phổ biến, có thể khiến ngay cả những công việc đơn giản hàng ngày cũng trở nên khó khăn. Nguyên nhân có thể do tư thế xấu, ngồi nhiều giờ hay căng cơ… Một số bài tập đơn giản có thể giảm đau lưng.
Dưới đây là một số bài tập giúp kéo giãn, cải thiện tính linh hoạt và thúc đẩy tư thế tốt hơn, giúp giảm đau lưng .
1. Tư thế trẻ em giúp giảm đau lưng
Đây là tư thế yoga nhẹ nhàng, giúp kéo căng lưng dưới, hông và cột sống, kéo dài cột sống, giảm căng thẳng và cải thiện tính linh hoạt, thúc đẩy thư giãn giúp giảm đau lưng.
Cách thực hiện:
- Quỳ trên sàn, các ngón chân cái chạm vào nhau, đầu gối dang rộng.
- Ngồi trên gót chân, vươn tay về phía trước, trán chạm sàn.
- Thư giãn trong 30 giây đến 1 phút, hít thở sâu.

Tư thế trẻ em.
2. Tư thế mèo – bò giảm đau lưng
Chuyển động đơn giản này làm tăng tính linh hoạt của cột sống, kéo giãn và tăng cường cơ lưng, giảm đau lưng và có thể ngăn ngừa đau lưng trong tương lai.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu bằng tư thế chống bốn chi trên sàn nhà, đảm bảo cổ tay nằm thẳng dưới vai và đầu gối dưới hông. Cột sống sẽ là một đường thẳng nối từ vai đến hông.
- Hít vào, đẩy mông lên cao, võng lưng, mở ngực, ngẩng đầu lên trần nhà mà không di chuyển cổ (tư thế con bò).
- Thở ra, gù lưng, hóp bụng, siết chặt hông, cằm hướng về hõm ngực (tư thế còn mèo).
- Lặp lại tư thế và hít thở đúng nhịp, tiếp tục thực hiện trong 5-10 nhịp thở. Sau lần thở ra cuối cùng, đưa cột sống về vị trí trung lập.

Tư thế mèo – bò
3. Tư thế nghiêng chậu
Bài tập này tăng cường sức mạnh cho phần cốt lõi, hỗ trợ tốt hơn cho lưng dưới, cải thiện sự ổn định, giảm căng thẳng cho cột sống, giảm đau do cơ yếu.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, đầu gối cong và bàn chân phẳng trên sàn.
- Siết chặt cơ bụng và nghiêng xương chậu lên trên.
- Giữ trong 5 giây, sau đó thư giãn.
- Lặp lại 10–15 lần.

Tư thế nghiêng chậu.
4. Kéo giãn từ đầu gối đến ngực
Động tác này kéo giãn nhẹ nhàng cơ lưng dưới và giảm căng ở hông và cột sống, cải thiện lưu thông máu, tăng tốc độ phục hồi cơ bắp.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng.
- Co một chân, đưa đầu gối về phía ngực, giữ bằng cả hai tay, giữ trong 20–30 giây, sau đó đổi chân.
- Lặp lại 2–3 lần mỗi bên.

Kéo giãn từ đầu gối đến ngực.
5. Tư thế cầu mông (cây cầu)
Bài tập này nhắm vào cơ mông, lưng dưới và cơ lõi, giúp hỗ trợ cột sống, ổn định lưng dưới và giảm đau. Ngoài ra, tư thế còn làm giảm áp lực lên cột sống và cải thiện tư thế.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, hai tay đặt dưới sàn song song với người, gập đầu gối, lòng bàn chân chạm sàn.
- Siết cơ mông và cơ bụng trước khi đẩy người lên, tạo thành một đường thẳng từ đầu gối đến vai.
- Siết cơ vùng core và hít thở sâu.
- Giữ trong 20 - 30 giây, sau đó hạ người về vị trí ban đầu.
- Lặp tại động tác khoảng 10 lần.

Tư thế cầu mông (cây cầu).
6. Ngồi xoắn cột sống
Động tác vặn nhẹ nhàng này giúp cải thiện tính linh hoạt của cột sống và giảm cứng khớp, đặc biệt là đối với những người ngồi trong nhiều giờ. Xoắn giúp co giãn cơ cột sống và lưng dưới, giảm cảm giác khó chịu do cứng khớp
Cách thực hiện:
- Ngồi trên sàn, cả hai chân duỗi rộng.
- Gập đầu gối phải và đặt chân lên đùi trái.
- Đặt tay phải ra sau và dùng khuỷu tay trái nhẹ nhàng vặn thân sang phải.
- Giữ trong 20–30 giây, sau đó đổi bên.

Ngồi xoắn cột sống.
7. Căng gân kheo đứng
Gân kheo căng có thể kéo lưng dưới, dẫn đến đau. Kéo giãn này giúp nới lỏng các cơ đó, làm giảm đau. Kéo căng gân kheo làm giảm căng thẳng ở lưng dưới, cải thiện tư thế và tính linh hoạt.
Cách thực hiện:
- Đứng với hai chân rộng bằng hông.
- Mở rộng một chân về phía trước và đặt gót chân lên ghế hoặc bậc thang.
- Giữ lưng thẳng và từ từ uốn cong về phía trước ở hông.
- Giữ trong 20–30 giây, sau đó đổi chân.
Trịnh Xuân

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 6 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 9 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.