Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 thói quen sử dụng mật ong gây nguy hiểm đến tính mạng

Thứ sáu, 19:00 25/12/2020 | Sống khỏe

Mật ong có nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, dị ứng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa.Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác thì "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào".Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh. Mật ong có hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất ngọt khác.

7 thói quen sử dụng mật ong gây nguy hiểm đến tính mạng - Ảnh 1.

Mật ong nếu được sử dụng đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe

Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường xuyên chứa nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium botulinum có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có khả năng chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong.

Dưới đây là 7 thói quen cần phải loại bỏ khi sử dụng mật ong mà bạn nên biết:

1. Uống nước mật ong khi đói

Bạn chỉ nên uống nước mật ong sau khi đã ăn lót dạ hoặc uống 1 cốc nước đầy trước đó.Bởi vì khi bạn đang đói, mật ong chứa hàm lượng đường glucose cực cao dễ khiến bạn bị chướng bụng, thận bị áp lực và phải làm việc nặng nề hơn, hệ bài tiết cũng kém hơn, cơ thể cũng khó có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng sau đó.

7 thói quen sử dụng mật ong gây nguy hiểm đến tính mạng - Ảnh 2.

Không nên uống nước mật ong khi đói. Ảnh minh họa

2. Uống mật ong pha với nước đun sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong.Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.

3. Dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Mật ong có thể là một thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng và an toàn với người trưởng thành, nhưng với trẻ em dưới 12 tháng tuổi, mật ong chưa hẳn là một loại thực phẩm tốt. Các thành phần dinh dưỡng quá lớn trong mật ong và hàm lượng đường cực cao có thể khiến cơ thể vô cùng nhạy cảm của các bé tạm thời không thể thích nghi và gây ra các phản ứng cơ địa. Các loại độc tố do vi khuẩn gây ra có thể khiến các bé bị ngộ độc và dị ứng khá nguy hiểm khi mật ong bị lên men và nhiễm trực khuẩn.

7 thói quen sử dụng mật ong gây nguy hiểm đến tính mạng - Ảnh 3.

Mật ong chưa hẳn là thực phẩm tốt đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Ảnh minh họa

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nếu sử dụng mật ong không an toàn, có chứa clostridium botulinum sẽ gây nguy hiểm nếu như chất độc này xâm nhập vào máu làm tê liệt hô hấp của trẻ nhỏ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

4. Uống mật ong trước khi ngủ và sau khi tỉnh dậy

Cơ thể khi mới ngủ dậy sẽ là một cơ thể đang khá ì ạch, nó cần thời gian để "bắt nhịp" với cuộc sống hàng ngày nhất là hệ bài tiết của bạn.Do đó, nếu uống ngay 1 cốc nước mật ong vào buổi sáng bạn có thể sẽ khiến 2 quả thận của bạn phải làm việc khá vất vả để thanh lọc lượng nước bạn đưa vào cơ thể. Thay vào đó bạn nên uống 1 cốc nước tinh khiết sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Tuy không thể phủ nhận tác dụng của mật ong trong việc điều tiết tiêu hóa nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng chúng sau khi dùng 1 cốc nước lọc vào buổi sáng sớm trước khi ngủ dậy.Còn khi sử dụng mật ong trước khi ngủ sẽ khiến lượng đường trong cơ thể của bạn tăng lên, điều đó chẳng tốt chút nào. Đặc biệt là với người cao tuổi, vì nó có thể ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp…

7 thói quen sử dụng mật ong gây nguy hiểm đến tính mạng - Ảnh 4.

Uống mật ong trước khi ngủ và sau khi tỉnh dậy không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh hoạ

5. Uống quá nhiều mật ong

Mặc dù mật ong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều. Dùng quá nhiều sẽ khiến dư thừa lượng đường tự nhiên trong máu do mật ong chứa hàm lượng đường glucose cao, lượng đường này có thể khiến cơ thể bị nóng. Với một người bình thường, một ngày chỉ nên dùng từ 10 - 30g mật ong nguyên chất.Và mùa hè là thời điểm tốt nhất có thể sử dụng mật ong để phát huy tối đa tác dụng giải độc, ngăn ngừa đột quỵ, nhuận tràng.

6. Uống mật ong đã nổi bọt khí

Vì hàm lượng đường trong mật ong khá cao, lại thêm tính hút ẩm cao của đường cho nên nếu bạn không bảo quản mật ong đúng cách, mật ong nguyên chất dần dần sẽ tích tụ thêm một lượng lớn nước.Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men sinh sôi, phát triển trong chính môi trường mật ong vốn rất giàu chất dinh dưỡng.Các vi khuẩn này sẽ làm mật ong bị biến chất, thậm chí là nhiễm trực khuẩn và một số độc tố gây hại nguy hiểm cho sức khỏe.

7 thói quen sử dụng mật ong gây nguy hiểm đến tính mạng - Ảnh 5.

Không sử dụng mật ong đã nổi bọt khí. Ảnh minh họa

7. Dùng mật ong khi bị đau bụng, hen suyễn, tim mạch

Dù là bạn bị tiêu chảy hay táo bón thì sử dụng mật ong lúc này đều gây phản tác dụng nghiêm trọng cho cơ thể. Trong mật ong chứa một chất làm giảm huyết áp. Vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng mật ong khi bạn có tiền sử tiểu đường, tim mạch, huyết áp thấp, đau bụng tiêu chảy.

Theo VietQ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

Sống khỏe - 12 giờ trước

Đối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Sống khỏe - 16 giờ trước

Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 1 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Top