8 ứng xử của người lớn khiến trẻ bị “xâm hại” thêm một lần nữa
GiadinhNet - Từ thực tế tiếp xúc với những ca trẻ bị xâm hại tình dục, TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý đã chỉ ra 8 cách ứng xử không phù hợp của những người xung quanh, khiến nhiều trẻ bị “tổn thương kép”...
1. Quá phẫn nộ nhưng mải bày tỏ mà quên mất trấn an tâm lý cho trẻ. Lúc này là lúc đứa trẻ cần được sự trấn an nhất. Những câu nói có tác dụng trấn an trẻ đó là “không sao đâu, mẹ đã ở đây với con”; “Mẹ tin con”, “Con có quyền được bảo vệ”, “Mẹ sẽ bảo vệ con bằng bất cứ giá nào”. “Bất kể chuyện gì xảy ra thì mẹ vẫn tin con”…
Người thân đương nhiên là có phẫn nộ nhưng phải trấn an trẻ. Trẻ cần tiếp xúc về mặt thể chất. Cần một cái ôm của người mẹ. Nhưng người bố phải thận trọng, bởi sau khi bị xâm hại tình dục, đứa trẻ dễ rơi vào trạng thái sợ tất cả nam giới.
2. Quá bình tĩnh và sáng suốt cũng làm trẻ bị tổn thương. Có một số người họ hàng quá tỉnh táo lạnh lùng. Họ thường có cách nói “xem đã”, “bình tĩnh đã”, “chắc gì đã phải như vậy”… Thậm chí có người họ hàng còn trách mắng đứa trẻ. Hành động như vậy là bởi những người này không hiểu được vết thương lòng đang diễn ra âm thầm đau đớn như thế nào của trẻ. Thái độ này của người lớn sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy người nhà không bênh vực. Có những đứa trẻ nhiều năm sau vẫn chưa kết nối lại được tình thân với những người họ hàng đó. Vì vậy, lúc nào đứa trẻ cũng giữ sự xa cách nhất định.
3. Ảnh hưởng từ công tác điều tra, xét hỏi. Quá trình điều tra xét hỏi bây giờ có sự điều chỉnh nhất định nhưng vẫn còn nhiều trường hợp quá trình điều tra đã gây ra sang chấn về mặt tâm lý rất nghiêm trọng cho nạn nhân. Đó là những trường hợp quá trình điều tra quá dài, trẻ phải làm việc quá lâu, quá nhiều với công an, cảnh sát. Đó là chưa nói đến việc trẻ phải ngồi đối chất với các cơ quan công quyền, phải trả lời những câu hỏi về việc bị xâm hại mà không được chuẩn bị về mặt tâm lý. Có trường hợp nạn nhân được điều tra ở trụ sở công an xã, rất nhiều người đứng quanh cửa sổ xem rồi chỉ trỏ bé. Lối ứng xử này làm cho đứa trẻ bị tổn thương trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn về tâm lý.
4. Thăm khám nhiều lần. Có những đứa trẻ sau đó phải đi khám để củng cố thêm bằng chứng nhưng việc này cũng khiến cho không ít nạn nhân bị tổn thương thêm một lần nữa. Ví dụ việc thăm khám mất nhiều ngày, người khám và người chứng kiến toàn là nam giới…Có một số nạn nhân mãi về sau, cứ nói đến đi khám là giật mình.
5. Bị “hỏi” quá nhiều. gay cả đến khâu phỏng vấn của cán bộ xã hội, cảnh sát, công an… cũng làm cho đứa bé như bị “xâm hại” thêm lần thứ 2 do bị hỏi đi hỏi lại, lặp đi lặp lại quá nhiều lần câu trả lời: Bị sờ ở đâu? Bị tấn công chỗ nào?...
Việc phỏng vấn một đứa trẻ bị xâm hại tình dục theo cách đó sẽ làm cho nỗi đau bị xâm hại của trẻ càng trở nên nặng nề kinh khủng hơn.
Theo nguyên lý, việc phỏng vấn chỉ nên đưa mô hình búp bê để trẻ chỉ. Ở các nước phát triển, việc phỏng vấn nạn nhân là trẻ em bị xâm hại tình dục thường được tiến hành bởi một cán bộ tâm lý, họ là người trực tiếp hỏi trẻ chứ không phải là công an, cảnh sát. Việc “đối chất” vì thế sẽ được thực hiện bởi hai phòng biệt lập được gắn với nhau bằng chiếc bộ đàm. Một phòng là đứa trẻ và cán bộ tâm lý, kết nối với phòng của cán bộ điều tra qua chiếc bộ đàm.
6. Sự kỳ thị của những người xung quanh. Đó là việc họ hàng, làng xóm, bạn bè nhìn trẻ bằng những ánh mắt dò xét, thương hại, bàn tán... Có trường hợp nạn nhân được thầy cô giáo quan tâm nói rằng “có chuyện gì thì nói với thầy cô”, nhưng khi trẻ giơ tay phát biểu thì ngay lập tức có tiếng dè bỉu của bạn bè “Bị thế còn phát biểu”… Bởi thế mà đối với trẻ, mỗi ngày đi học là một ngày phải chịu đựng.
Không hiếm những trường hợp nạn nhân sau khi ra tòa được tòa tuyên bố là gia đình được nhận tiền bồi thường bằng thế này, thế kia. Mặc dù đã được tòa tuyên bố nhưng khi bản thân gia đình chưa nhận được một đồng bồi thường nào thì hàng xóm đã kỳ thị theo cách “bán cả con để lấy tiền bồi thường”…
7. Đổ lỗi cho mình. Đối với những gia đình có con bị xâm hại tình dục, họ thường phải mất thời gian, mất tiền bạc, mất cả công việc để đấu tranh đưa kẻ ác ra ánh sáng. Đôi lúc vì không tránh được sự mệt mỏi, trong lúc cáu giận mà bố mẹ có thể thốt lên những câu như “sao con lại như vậy”, “mẹ khổ lắm con có biết không”…Việc bố mẹ thể hiện sự mệt mỏi trong quá trình bảo vệ trẻ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng, tất cả là tại mình. Trong khi trẻ vốn đã có xu hướng đổ lỗi cho bản thân trong các vụ xâm hại tình dục, nên khi bố mẹ thể hiện sự mệt mỏi sẽ càng khiến cho đứa trẻ khó thoát khỏi cảm giác bất an, mặc cảm và xấu hổ về bản thân mình.
Trẻ thường rơi vào tâm lý tự đổ lỗi cho bản thân, rằng vì mình mà gia đình mới mệt mỏi như thế.
8. Được bảo vệ thái quá. Sau khi bị phát hiện, hiện nay có một số gia đình có xu hướng bảo vệ thái quá như: Cho nghỉ học, chuyển địa phương. Cách này sẽ khiến cho toàn bộ cuộc sống của trẻ bị xáo trộn.
Ngân Khánh
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 16 phút trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 39 phút trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 2 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 2 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 2 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 4 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.