Ẩn họa từ những thủy điện nhỏ
GiadinhNet - Trong khi nhiều công trình thủy điện lớn đang làm tốt chức năng giảm lũ cho vùng hạ lưu trong mùa mưa, điều tiết nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân thì thuỷ điện nhỏ có công suất vài MW xuất hiện khá nhiều tại các các tỉnh miền núi phía Bắc, tiềm ẩn không ít hệ luỵ.
Dự án thuỷ điện Móng Sến (Lào Cai) xây dựng nơi có độ dốc cao, bên dưới là đường QL4D và nhiều hộ dân người Mông và Dao đang sinh sống. Ảnh: PV
Nhiều dự án thuỷ điện có nguy cơ sạt lở
Dọc trên quốc lộ 4D từ TP Lào Cai đến thị xã Sa Pa, người đi đường dễ dàng nhìn một vệt đất đỏ kéo dài từ đỉnh núi - nơi đặt Nhà máy thủy điện Móng Sến (thôn Móng Sến 2, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa). Theo quan sát, địa hình nơi dự án xây dựng có độ dốc cao, bên dưới nhiều hộ dân người Mông và Dao đang sinh sống và đường quốc lộ 4D. Ven quốc lộ là lán trại của công nhân sinh hoạt để thi công cầu Móng Sến, thuộc tuyến cao tốc Lào Cai - Sa Pa.
Theo chính quyền địa phương, Thủy điện Móng Sến, công suất 6MW do Công ty thủy điện Tây Bắc đầu tư xây dựng. Hiện tại, thủy điện Móng Sến có nguy cơ sạt lở đất cao do xây đường ống dẫn nước từ trên cao, nhiều điểm sạt lớn, nhỏ. Khu nhà điều hành cũng đang được xây dựng tại khu vực này.
Ông Lò Dùn Sẻo người dân Bản Móng Sến 2, sinh sống cách Nhà máy thủy điện Móng Sến vài chục mét cho biết: "Dự án thủy điện này đã bắt đầu xây dựng cách đây khoảng hơn 2 năm và vẫn chưa xong. Chúng tôi ở gần nơi xây dựng nhà máy thủy điện thấy nhiều điểm sạt lở quanh nhà máy và chỗ họ xây dựng đường ống dẫn nước. Mấy hôm nay nghe thông tin trên tivi thấy có vụ sạt lở thủy điện ở trong miền Trung gây chết và mất tích nhiều người nên chúng tôi rất lo lắng. Nhỡ đâu khi có mưa to, bão lớn thì quả đồi sau nhà chúng tôi nơi mà có đường ống dẫn nước thủy điện đi qua có thể sạt xuống nhà bất cứ lúc nào".
Thủy điện Chu Va 2 (Lai Châu) đang được khẩn trương xây dựng trong khi trên địa bàn xã đã có nhiều dự án thuỷ điện khác.
Nằm ở địa phận Bản Cuông 3, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, công trình thủy điện Bắc Cuông (do Công ty CP thủy điện năng lượng Phúc Thái đầu tư, với công suất lắp máy 5,75MW) mỗi khi nước dâng đã ảnh hưởng đến đất lâm nghiệp của bà con dân tộc Dao nơi đây. Theo ghi nhận, công trình thủy điện này nằm hun hút dưới lòng sông sâu khoảng 40m so với mặt đường. Tại đây, đã xuất hiện một vài điểm sạt lở ngay sau nhà máy và thân đập nhưng không thấy có biển cảnh báo.
Cách đó không xa là dự án thủy điện Phúc Long và thủy điện Bắc Cuông liên tục xuất hiện nhiều điểm sạt lở dài. Theo người dân địa phương, thuỷ điện Phúc Long đang xây dựng (gây ra những vết nứt dọc theo lớp thảm nhựa của Quốc lộ 70) còn thủy điện Bắc Cuông phát điện được một năm nay nhưng vận hành xả nước thất thường, làm thay đổi dòng chảy, gây ra sạt lở cả cũ lẫn mới.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: "Sạt lở hạ lưu thủy điện Phúc Long thì tôi hỏi bên thủy điện họ nói không phải do thủy điện. Còn chỗ sạt lở ở Bắc Cuông thì hôm trước tôi đi kiểm tra sạt lở do thiên tai".
Được biết, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 99 công trình thủy điện vừa và nhỏ đã được phê duyệt trong quy hoạch với tổng công suất gần 1.300MW. Trong đó, 51 dự án đã hoàn thành, các dự án khác đang khảo sát, thi công. Hầu hết các con sông, suối lớn ở Lào Cai có tiềm năng thủy điện đã được xây dựng hoặc lập dự án. Hiện con sông duy nhất chưa có thủy điện là sông Hồng đoạn chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên ngày 14/11/2018 UBND tỉnh Lào Cai đã đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Bình Minh Sa Pa lập hồ sơ, đề xuất bổ sung dự án thủy điện Thái Niên và thủy điện Bảo Hà trên sông Hồng vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ.
Lợi bất cập hại
Bậc thang thủy điện của Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 khiến các con sông chảy qua địa bàn huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) gần như ngưng chảy.
Từ ngày thuỷ điện nhỏ xuất hiện dày đặc, dòng suối Bẹ, suối Sập ở hai huyện Bắc Yên và Phù Yên của tỉnh Sơn La không còn những thác nước trong suốt. Cho đến tận bây giờ, Già làng Mùa A Súa (bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên) vẫn không quên trận xả lũ kinh hoàng bất ngờ cuối năm 2017 của Thuỷ điện Xuân Thiện (Tập đoàn Xuân Thành - Ninh Bình) đóng trên địa bàn. 80% đất canh tác của bản bị đất đá vùi lấp.
"Ruộng chưa hỏng hết, chỉ bị từng đoạn, từng khúc nhưng để lâu năm thì không thể gieo cấy được nữa. Có những khúc ruộng đổ nước vào thì nước bị ngấm xuống hết, có những chỗ tạo thành hố rộng bằng cái bếp", Già làng Mùa A Súa nói.
Thuỷ điện về với Tà Xùa lợi cho xã chưa thấy nhưng thiệt hại cho đồng bào lại vô cùng lớn. Toàn xã chỉ có 522 hộ dân nhưng có hàng trăm lao động bỏ bản đi làm thuê. Theo so sánh của lãnh đạo Phòng Tài chính huyện Bắc Mê, bình quân mỗi năm ngân sách huyện thu được 55 tỷ đồng từ thuỷ điện nhỏ hoạt động. Thế nhưng, mỗi năm huyện phải cân đối cấp chi thường xuyên từ 350 đến 400 tỷ đồng…
Tương tự, tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, những năm qua sông Gâm xuất hiện hàng loạt thủy điện như thủy điện Mông Ân, Bảo Lâm 1, Bảo Lâm 3, Bảo Lâm 3A, Bảo Lạc B… Đặc biệt, bậc thang thủy điện của Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 (chủ đầu tư các thuỷ điện nói trên) khiến các con sông chảy qua địa bàn huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc gần như ngưng chảy. Dẫn chúng tôi đến quốc lộ 34 đoạn qua xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, người dân chỉ tận nơi những điểm sạt lở, có những điểm sụt sâu xuống lòng hồ, trơ lan can đường, trụ bê tông.
Theo ghi nhận tại thủy điện Bảo Lạc B, dù tích nước nhưng vùng lòng hồ của thủy điện này có những cây gỗ lớn chưa được dọn, nhiều cây chết, thối gây ô nhiễm môi trường nước. Lo ngại hơn, ngay phía dưới thân đập thủy điện nhiều người vẫn vô tư vào đánh bắt cá sát cửa xả, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.
Tương tự ở Lai Châu, đến nay đã có hàng chục dự án thuỷ điện nhỏ đi vào hoạt động. 99,93 ha diện tích rừng phải chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn. Không ít bà con vùng cao cũng than phiền bị mất đất canh tác do xây dựng các dự án thuỷ điện.
Đi dọc quốc lộ 4D đoạn qua xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu chỉ vài km đã có 4 dự án Nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Trong đó, Dự án nhà máy thủy điện Nậm Thi 2, thủy điện Chu Va 1 đã đi vào vận hành.
Thời điểm hiện tại, dự án thủy điện Chu Va 2 do Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Thăng Long làm chủ đầu tư đang được tiếp xục xây dựng ở xã Sơn Bình. Đầu tháng 11/2020, có mặt tại công trường thi công dự án, phóng viên chứng kiến hàng chục người đang vận hành máy móc, thi công nhà máy. Từ phía đỉnh núi cao, một tuyến đường đã được phát tuyến để xây dựng ống dẫn nước chạy thẳng qua đồng ruộng của người dân. Trước đó, Dự án thủy điện Chu Va 2 cũng bị cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu phát hiện xây dựng khi chưa được giao đất và khai thác khoáng sản trái quy định.
Lách khe hở để thu lợi lớn
PGS. TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều phối Mạng lưới sông ngòi Việt Nam chia sẻ: "Tôi cũng mới đi khảo sát về thủy điện Lào Cai và một số địa phương nên hiểu rất rõ những vấn đề phóng viên phản ánh. Có một cái thấy rất rõ là hiện nay thủy điện lớn và vừa ở Việt Nam đã khai thác hết rồi nên giờ người ta tập trung vào thủy điện nhỏ. Nguyên nhân của việc cấp phép ồ ạt dự án thủy điện nhỏ một phần do quy trình bổ sung dự án mới vào quy hoạch khá dễ dàng. Chỉ cần nhà đầu tư thấy có tiềm năng làm dự án là họ bằng mọi cách vận động địa phương bổ sung dự án vào quy hoạch. Đáng lẽ các nhà đầu tư dự án thủy điện phải trả đủ chi phí cho các vấn đề tổn hại môi trường, đất đai làm dự án, thiệt hại rừng, bảo đảm môi trường vùng hạ lưu. Nhưng hầu hết các chi phí này đang được tính toán qua loa. Nhiều nhà đầu tư đang tận dụng kẽ hở này để có được siêu lợi nhuận khi vốn đầu tư thủy điện nhỏ không quá lớn nhưng nguồn thu lớn".
Nhóm Phóng Viên
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 4 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 4 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.