Ăn kem: 10 nguyên tắc an toàn mà bạn không để ý
GiadinhNet- Kem là món khoái khẩu, hạ nhiệt mùa hè nhưng khi ăn nhiều người cũng sợ viêm họng. Dưới đây là những cách ăn kem tuyệt đối an toàn.
Ăn kem có thương hiệu uy tín: Nên lựa chọn những sản phẩm có nhãn mác và thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng các sảm phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ăn kem ở những cửa hàng khử khuẩn tốt: Nếu kem không được bảo quản trong môi trường đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi bị ô nhiễm bởi những vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn… Người ăn sẽ mắc phải những chứng bệnh này. Trẻ em khi ăn kem loại này rất dễ nhiễm độc vì sức đề kháng còn yếu. Nếu kem được làm từ nguồn nước không được đảm bảo chất lượng thì rất dễ nhiễm nhiều kim loại nặng hay thậm chí cả chất độc như Asen hay Dioxin.
Không ăn kem quá nhiều cùng lúc: Mỗi lần ăn kem chỉ nên ăn 1 cái vì kem lạnh ăn nhiều cùng một lúc dễ khiến họng bị tổn thương dẫn đến bị viêm họng hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Người béo phì, mỡ máu không nên ăn kem: Đối với người béo phì, mỡ máu hạn chế ăn kem vì kem chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng.
Không nên ăn kem lúc đói: Ăn kem lúc đói rất dễ bị đau dạ dày. Khi ăm kem có biểu hiện đau bụng, buồn nôn dừng lại và đưa đến cơ sở y tế kiểm tra.
Không cho con nhỏ dưới 1 tuổi ăn kem: Chỉ cho trẻ em đủ 4 tuổi ăn kem và tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn, bởi hệ miễn dịch của bé còn yếu, một miếng kem lạnh cũng có thể khiến bé bị viêm họng. Cho trẻ ăn, kem có thể dính vào lưỡi và tan chảy lâu bên trong miệng sẽ khiến trẻ dễ trớ. Kem lạnh cũng không tốt cho răng của trẻ em. Thói quen mút kem của trẻ cũng có thể làm hỏng răng hoặc xói mòn men răng, thậm chí có thể gây ra gãy xương nhỏ trong răng.
Không ăn kem có nhiều màu nhân tạo: Trên thị trường có rất nhiều loại kem có chứa các loại hạt, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương vị, chất tạo xốp, chất tạo ngọt, phẩm màu... là những chất không tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, khi chọn kem tốt nhất nên nói không với những loại kem có quá nhiều màu sắc thiếu tự nhiên, màu nhân tạo.
Trong chu kì kinh nguyệt ăn kem rất tốt, những khoáng chất như canxi, phốt pho rất tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe, làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương, sỏi thận. Thậm chí, canxi trong kem còn giúp cho phụ nữ dễ chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt. Theo đó, kem có thể cải thiện tâm trạng và các triệu chứng khó chịu trước và trong kỳ kinh nguyệt .
Ăn kem trước khi ngủ 1 tiếng sẽ ngủ ngon hơn, kem có tác dụng kích thích thrombopoietin - một hormone tạo cảm giác hạnh phúc và giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể. Kem làm từ sữa có chứa L-triptophane vốn được xem là một loại thuốc an thần tự nhiên giúp thư giãn hệ thần kinh. Nó cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng mất ngủ nhất là khi ăn kem trước một tiếng khi đi ngủ sẽ dễ xoa dịu thần kinh giúp ngủ ngon hơn.
Ăn kem 2 lần/tuần có thể giảm cân: Ăn các loại kem như kem trắng, kem đậu xanh… Ăn những loại kem này sẽ tốt cho những người không muốn tăng cân. Thậm chí, chọn đúng những loại kem này còn có thể giúp giảm cân an toàn. Theo đó, 1 tuần ăn kem 2 lần kem như vậy sẽ không ảnh hưởng tới quá trình giảm cân. Đồng thời khi ăn kem cần tránh các thời điểm như khi đói bụng, trước và sau khi ăn cơm, trước khi đi ngủ, điều này sẽ làm giảm đi tác dụng giảm cân.
Kỳ Anh/Báo Gia đinh và Xã hội

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca
Y tế - 8 giờ trướcEm bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?
Sống khỏe - 12 giờ trướcVận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 21 giờ trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.