Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn rươi ngon thì ngon thật nhưng chớ bỏ qua 5 điều quan trọng sau!

Thứ năm, 11:33 03/12/2020 | Sống khỏe

Những lưu ý khi ăn rươi dưới đây sẽ giúp bạn vừa ăn ngon vừa khỏe mạnh, tránh gặp họa đáng tiếc.

Hiện tại đang là thời điểm rươi vào mùa, do đó, nhiều người cũng tranh thủ để ăn loại thực phẩm này. Rươi chỉ xuất hiện vào khoảng tháng 9 âm đến tháng 11 âm nên ai cũng muốn tranh thủ. Mặc dù vậy, loại thực phẩm này chưa chắc đã an toàn với bạn. Liệu bạn có biết ăn rươi an toàn cần đảm bảo tiêu chí nào, nhất là khi đây cũng là một vị thuốc trong Đông y? Một số lưu ý quan trọng khi ăn rươi là điều bạn cần ghi nhớ:

Ăn rươi ngon thì ngon thật nhưng chớ bỏ qua 5 điều quan trọng sau! - Ảnh 1.

Sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt được lưu truyền từ lâu trong dân gian.

Nên ăn rươi với vỏ quýt

Sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Trong Đông y, rươi và vỏ quýt có đặc tính tương tự nhau, hoàn toàn có thể kết hợp với nhau để món ăn có hương thơm độc đáo, đặc biệt là có thể loại bỏ độc tố tiềm ẩn trong rươi, giúp món ăn trở nên an toàn hơn.

Người có cơ địa dị ứng cần cẩn trọng khi ăn rươi

Theo TS Phạm Duệ (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai), rươi là thực phẩm giàu đạm. Nhưng không giống với thịt lợn, thịt bò, đạm trong rươi có nhiều chất khác nên nguy cơ dị ứng cực cao. Khi ăn rươi, cơ thể sẽ hấp thu lượng đạm cho một dị nguyên, ngấm vào ruột, máu, gây phản ứng cho cơ thể.

Ăn rươi ngon thì ngon thật nhưng chớ bỏ qua 5 điều quan trọng sau! - Ảnh 2.

Đối với những người có cơ địa dị ứng, giới chuyên gia cảnh báo đặc biệt cần cẩn trọng khi ăn rươi. Nhiều năm trước, chúng ta cũng có ghi nhận nhiều trường hợp dị ứng do ăn rươi nên không được chủ quan.

Chuyên gia khuyên, nên đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, mắt mặt sưng híp lên, nôn… sau khi ăn rươi. Tránh tự sơ cứu tại nhà đề phòng sốc phản vệ , dẫn đến tử vong nhanh chóng. Nếu từng có tiền sử ngộ độc thức ăn, dị ứng sau khi ăn rươi, tốt nhất không ăn món này vào những lần sau.

Đối tượng bà bầu, trẻ nhỏ khi ăn rươi cần hết sức cẩn trọng

Theo chuyên gia dinh dưỡng, vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này. Nếu ăn, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến em bé.

Ăn rươi ngon thì ngon thật nhưng chớ bỏ qua 5 điều quan trọng sau! - Ảnh 3.

Vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này.

Còn đối với trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt tuyệt đối không được cho trẻ ăn rươi nhiều một lúc. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé ăn từng chút một để thử phản ứng của con với món ăn. Khi ăn rươi chỉ cho trẻ ăn lượng ít. Nếu có dấu hiệu bất thường cần dừng ngay lại, nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay.

Ăn rươi cần đảm bảo nhất khâu vệ sinh

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung ở môi trường đáy nước, bùn cát thường dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống. Chúng là những vật trung gian có thể gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách. Do đó, khâu chế biến sạch sẽ, đúng cách được nhấn mạnh hàng đầu khi ăn rươi an toàn.

Ăn rươi ngon thì ngon thật nhưng chớ bỏ qua 5 điều quan trọng sau! - Ảnh 4.

Rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung ở môi trường đáy nước, bùn cát thường dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống.

Ngoài ra, khi sơ chế, bạn cũng cần chú ý loại bỏ những con rươi đã chết vì chúng dễ sinh độc tố, gây tiêu chảy cấp, đau đầu, choáng váng cho người ăn phải.

Để di chuyển rươi đến những khu vực thành phố, nhiều thương gia sẽ phải chọn hình thức cấp đông. Khâu này cần đảm bảo vệ sinh. Rươi được cấp đông phải đảm bảo tươi sống. Do đó, khi mua rươi về ăn cần chú ý mua tại những cửa hàng uy tín, tránh mua phải rươi chết, rươi nhiễm độc.

Cách chọn rươi ngon

Khi mua rươi, mẹ nội trợ nên chú ý chọn những con rươi có kích cỡ lớn, mập mạp, màu đỏ, ngọ nguậy linh hoạt. Đây là những con rươi còn sống và tươi ngon nhất. Thông thường những con rươi to khỏe nhất sẽ nằm ở phía trên, còn những con rươi bị nằm phía dưới dễ bị đè vỡ bụng, đã có mùi tanh, ăn sẽ kém ngon hơn.

Để nhận biết rươi không ngon, rươi sắp chết, cần chú ý rươi sẽ có đặc điểm thân nhỏ, rất gầy, có màu. bò yếu hoặc ít khi động đậy.

Sau khi chọn được rươi ngon mang về, cần chú ý thả rươi vào chậu nước, dùng tay hoặc đũa đẩy nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng, khi rửa chú ý nhặt sạch rác, rửa khoảng 3 lần cho sạch bùn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Top