Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn sườn non theo cách này về già không lo mắc bệnh xương khớp, 5 lý do nên bổ sung ngay món này vào thực đơn

Chủ nhật, 08:04 14/05/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Để loại bỏ bớt mỡ từ sườn non, sau khi hầm, bạn để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi mỡ nổi lên đóng băng, bạn có thể hớt bỏ bớt mỡ rồi mới chế biến.

Nhà nào hay ăn thịt xay nhất định phải biết điều này để tránh bệnh nguy hiểmNhà nào hay ăn thịt xay nhất định phải biết điều này để tránh bệnh nguy hiểm

GĐXH - Tuyệt đối không mua thịt xay sẵn vì rất dễ mua phải thịt băm làm từ thịt vụn, mỡ, thịt ế... thậm chí là phần thịt dính hạch bạch huyết.

Sườn non (hay còn gọi là sườn sụn) là một trong những phần ngon nhất của thịt heo. Thông thường, sụn heo thường được lọc bỏ phần đầu của miếng sườn, thường có nhiều thịt mềm ở giữa và phần sụn giòn. Phần sụn này là phần đầu của xương với phần sụn non không bị cứng. Khi nấu chín kỹ vẫn có độ giòn rất ngon mà không bị ngán.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sườn non cung cấp collagen dồi dào, trong khi đó, collagen lại là loại protein giữ vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Đây cũng là chất chiếm 80% trong cơ cấu hình thành xương cùng với canxi và chiếm 50% trong cơ cấu thành phần của sụn người. Ở người lớn tuổi, việc thiếu collagen do lão hóa sẽ gây ra nhiều hệ lụy.

Việc bổ sung collagen thông qua việc chế biến sườn sụn có tác dụng làm hạn chế xuất hiện và hỗ trợ điều trị các các bệnh về xương khớp. Ưu điểm nhất của sụn lợn là dễ mua và giá thành rẻ nên được khuyến cáo nên bổ sung món này vào thực đơn.

Ăn sườn non theo cách này về già không lo bệnh mắc bệnh xương khớp, 5 lý do nên bổ sung ngay món này vào thực đơn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

5 lý do nên bổ sung sườn non vào thực đơn

Trong sườn non có chứa các thành phần cơ bản sau đây:

Protein

Thành phần protein có trong sườn non chiếm đến khoảng 70% giá trị dinh dưỡng. Đây là một trong những thành phần dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể con người. Protein còn có chức năng quan trong việc cấu tạo nên các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Protein có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi chức năng sống trong cơ thể như: hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, cơ quan tiêu hóa, hệ bài tiết, hoạt động thần kinh,… Nếu thiếu protein, sẽ khiến cho cơ thể bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch thậm chí là cơ thể chậm phát triển,…

Chất sắt

Mặc dù cơ thể dùng đến sắt với số lượng chất không nhiều. Thế nhưng sắt lại có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Trong sườn non có chứa hàm lượng sắt vừa đủ. Vì vậy khi sử dụng các món ăn từ sườn non thì khả năng hô hấp của cơ thể sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Kali

Hàm lượng kali có trong sườn non khá dồi dào. Kali sẽ góp phần tích cực trong việc điều hòa nước và điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó, kali còn giúp hỗ trợ cho các hoạt động của các bộ phận trên cơ thể con người. Tuy nhiên công dụng chính, nổi bật nhất kali vẫn là giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ đau tim.

Ăn sườn non theo cách này về già không lo bệnh mắc bệnh xương khớp, 5 lý do nên bổ sung ngay món này vào thực đơn - Ảnh 3.

Chất béo

Trong sườn non, thành phần chất béo chiếm đến khoảng 85%, và tồn tại dưới dạng lipid. Do vậy mà chất béo sẽ cung cấp cho cơ thể các năng lượng cần thiết nhất. Bên cạnh đó, trong thành phần của sườn non còn chứa axit stearic, thành phần này trên thực tế không gây ảnh hưởng đến chỉ số cholesterol.

Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu

Sườn non cũng là thực phẩm cung cấp vitamin và các khoáng chất thiết yếu vô cùng dồi dào cho cơ thể. Trong thực phẩm này có chứa một số thành phần như: thiamin, selenium, Vitamin B12, Vitamin B6, Niacin,… Đây đều là các chất rất thiết yếu cho cơ thể con người. Đồng thời các chất này cũng tham gia vào tất cả những hoạt động sống của cơ thể.

Ăn sườn non thế nào là an toàn nhất?

Ăn sườn non theo cách này về già không lo bệnh mắc bệnh xương khớp, 5 lý do nên bổ sung ngay món này vào thực đơn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Trước khi chế biến sườn sụn, bạn cần chọn phần ngon. Nếu nhìn miếng sụn có màu trắng đục, trong sụn có thêm những đốm trắng thì chứng tỏ đây là sụn già và đóng xương, ăn sẽ rất ngấy, cứng. 

Khi mua sụn về, bạn có thể chần sụn qua nước sôi có pha chút muối để loại bỏ chất bẩn và mùi tanh. 

Đối với các món xào, bạn đem ướp sụn với các loại gia vị trước khi nấu khoảng 30 phút rồi mang ra chế biến.

Đối với các món canh thì bạn có thể lựa chọn nấu bằng cách hầm trong nồi áp suất hoặc nồi thường, thời gian hầm đủ lâu để sườn mềm và ngon.

Nếu muốn loại bỏ bớt mỡ từ sườn non, sau khi hầm, bạn có thể để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi mỡ nổi lên đóng băng, bạn có thể hớt bỏ bớt mỡ rồi mới chế biến.

Lưu ý: Sườn sụn lợn chỉ giúp hỗ trợ ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các biến chứng do các bệnh về xương khớp gây ra. Để có được kết quả điều trị như mong muốn, bên cạnh việc chế biến các món ăn từ sụn, bạn cũng cần kết hợp với các thực phẩm khác như rau củ quả, trái cây, cá… 

Mùa hè, ăn kem cần tránh điều này nếu không sẽ khiến bạn tăng cân vù vù, 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ănMùa hè, ăn kem cần tránh điều này nếu không sẽ khiến bạn tăng cân vù vù, 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn

GĐXH - Vị lạnh và ngọt của kem sẽ tác động tức thời đến khu vực cảm giác hạnh phúc trong não, khiến bạn thấy vui vẻ, yêu đời hơn. Tuy nhiên, kem cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng, rối loạn vị giác và tăng cân mất kiểm soát.

Gừng và công dụng thần kỳ mà ít người biết tới

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 13 phút trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 55 phút trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 19 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Top