Áp lực khủng khiếp của nam sinh 9 năm học sinh giỏi khi thi rớt lớp 10 và câu hỏi: Trượt cấp 3 có phải là mất tất cả?
Theo dõi câu chuyện của Việt Anh để biết rằng trong khoảnh khắc con cái như đang "mất đi cả thế giới" này, điều chúng cần nhất chính là vòng tay dang rộng của phụ huynh. Chỉ ôm con, yêu con tin con vô điều kiện, như thế mà thôi…
Nhiều người đánh giá, kỳ thi chuyển cấp từ cấp 2 lên cấp 3 thậm chí còn gay gắt hơn cả thi đại học. Thật vậy, như ở Hà Nội năm học này, chỉ hơn 60% học sinh đỗ vào trường công lập, có nghĩa là gần 40% các em sẽ phải chọn những con đường khác.
Cánh cửa nguyện vọng không phải luôn mở cho tất cả sĩ tử, và nhiều lúc thực tế nghiệt ngã khi có học sinh học rất giỏi, tỷ lệ đỗ ước tính khá cao nhưng cuối cùng đã tuột mất ngôi trường yêu thích.
Lỡ may… thi rớt, phụ huynh thất vọng 1 thì những đứa trẻ tuyệt vọng 10. Bởi chúng không chỉ "gục ngã" trước một trong những cuộc thi quan trọng nhất của đời học sinh mà còn mang áp lực và gánh nặng từ mẹ cha trên đôi vai nhỏ bé của mình.

Chỉ ôm con, yêu con, tin con vô điều kiện, như thế mà thôi… Ảnh: Gia Đoàn
Ngày công bố điểm chuẩn tuyển sinh, vì thế là một ngày mang lại thật nhiều niềm vui nhưng cũng không ít nước mắt.
Đỗ Việt Anh (Hà Nội) cũng từng sống trong những tháng ngày áp lực khủng khiếp vì thi trượt lớp 10. Câu chuyện xảy ra vào năm 2017, dù bao năm đã trôi qua nhưng cảm giác như rơi xuống vực thẳm của khoảng thời gian đó vẫn gần đến mức như chỉ với tay là có thể chạm tới.
Theo dõi câu chuyện của Việt Anh, để biết rằng hành trình trưởng thành của ai cũng sẽ có lúc vấp ngã, thất bại. Và trong khoảnh khắc con cái như đang "mất đi cả thế giới" này, điều chúng cần nhất, chính là vòng tay dang rộng, không trách móc, hờn giận của phụ huynh.
Chỉ ôm con, yêu con, tin con vô điều kiện, như thế mà thôi…
Từ "đỉnh cao" xuống "vực sâu"…
"Thực sự lúc đó con nhớ là 8h sáng, khi con lên tra điểm thì chiếc bánh mì của con đang ăn dở trên tay rơi xuống đất lúc nào mà con không biết", Việt Anh bắt đầu câu chuyện của mình trong chương trình Gala "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" như thế.
Lớp có 46 bạn, Việt Anh là lớp trưởng và… chỉ mình em trượt. Em cảm thấy rằng lúc đó 9 năm học tập của mình như bỏ đi, giống như chiếc xe đang lên đến gần đỉnh núi thì tụt dốc vèo xuống hẳn vực thẳm.
Việt Anh có một thời cấp 2 theo em là "đáng mong ước". Bởi suốt 9 năm học, cả cấp 1 và 2, em đều là lớp trưởng và đều trong diện top các học sinh có thành tích xuất sắc trong trường. Vì thế, chẳng có lý do gì mà Việt Anh không tự tin đăng ký thi vào lớp 10 một trường điểm ở Hà Nội: "Con cũng tự tin nghĩ rằng mình sẽ đỗ vào trường đó nhưng rồi mọi việc hoàn toàn khác"...
Gia đình khi hay tin thì gần như hỗn loạn. Bố mẹ em chả ai nói với nhau câu gì. "Khi thông báo qua điện thoại, mẹ còn tưởng là con đùa và không thể tin con có thể trượt được. Khi biết đó là sự thật, mẹ đã phóng vội từ cơ quan về nhà và ôm lấy con mà khóc".
Ngày thường, khi về thì bố em sẽ dắt xe vào nhà trước rồi mới vào. Nhưng chiều ngày hôm đó, bố để xe ở ngoài ngõ và chạy thẳng vào nhà và chỉ hỏi một câu: "Sao rồi con?".
Nghe Việt Anh nói trượt, bố em đi một mạch lên phòng. "Lúc ấy con cũng không biết nên xử sự thế nào với bố mẹ. Tối đó, bố mẹ có lời qua tiếng lại với nhau. Một phần của cuộc cãi vã mà con có nghe được là bố dường như mất hoàn toàn niềm tin vào con và cho rằng con là người không thể theo được con đường học vấn", Việt Anh kể.
Tuy nhiên, mẹ thì còn một chút niềm tin vào em và thuyết phục bố cố gắng cho em theo một trường tư nào đó để "sửa sai".
"Bố và mẹ con đã cãi nhau. Nhưng ngày hôm sau, mẹ đã giấu bố để đưa con đến một trường tư ở Hà Nội để đăng ký cho học. Trên đường đi nộp hồ sơ về, bố có gọi và chỉ hỏi một câu rằng: Con muốn đi học không? Lúc đó con đã khóc nhưng không dám trả lời bố mà đưa lại chiếc điện thoại cho mẹ. Cũng từ đó khoảng cách giữa con và bố cũng xa dần".

Việt Anh có lúc tưởng không thể đứng dậy được.
Một lần, bố cũng có nói với em rằng không nên đi học nữa mà nên kiếm một công việc gì đó để đi làm. "Học nữa cũng chả làm được gì đâu", bố đã nói với em như vậy. Lúc đó, mọi cảm xúc dồn nén như bị tuôn trào, em nhảy lên và cãi nhau với bố. Bố dường như cũng vì quá buồn và thất vọng với chuyện con trượt cấp 3 nên cũng đã mắng em một cách thậm tệ. Cả hai bố con đã lời qua tiếng lại gay gắt.
Việc học chưa bao giờ dừng lại bởi một kỳ thi...
Ba tháng sau, Việt Anh đến học tại ngôi trường tư mà mẹ đã giấu bố em để đăng ký.
"Thực sự những ngày đầu, con đi theo kiểu đến học rồi đi về và không nói chuyện với bất kỳ ai cả. Nhưng bước ngoặt xảy đến khi không hiểu cô chủ nhiệm lấy thông tin ở đâu và rồi chỉ định con làm lớp trưởng tạm thời. Trong con lúc đó có 2 luồng suy nghĩ đấu tranh nhau. Một là "mình là một đứa trượt cấp 3, làm lớp trưởng nói ai người ta nghe hay nể". Thái cực còn lại là "thôi cứ làm đến đâu thì làm, cố được đến đâu thì cố".
Nhưng rồi, được sự động viên của cô Thủy, giáo viên chủ nhiệm, em đã nhận lời, song suy nghĩ khép kín vẫn bao trùm lấy em mãi cho đến 2, 3 tháng sau.

Biết rằng bố mẹ lo cho con nhiều lắm nhưng đừng vì thế mà ngó lơ những lúc con vấp ngã, sai lầm... Ảnh: Gia Đoàn
Bước ngoặt xảy đến với Việt Anh khi trong một giờ Lịch sử, giáo viên yêu cầu một người lên thuyết trình. Cả lớp giơ tay, nhưng cô lại chỉ đích danh Việt Anh. "Bởi vì lúc ấy con quá áp lực nên cũng tự đặt mình trong nỗi sợ hãi, muốn thu mình lại và chẳng muốn giao tiếp với ai", cậu bạn nói.
Được sự động viên của cô giáo dạy Lịch sử, em đã đứng lên thuyết trình và khiến cả lớp khâm phục, lắng nghe. Sau buổi hôm đó, em cảm giác mình thực sự đã tìm lại được sự tự tin và chính mình.
Về phía gia đình, sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm lớp 10 thì cả bố và mẹ đều đã có cái nhìn thay đổi về em. Cũng từ đó em mới vượt qua được áp lực của việc thi trượt lớp 10 và sống đúng chính mình.
Theo Nhịp sống Việt

Bước chân thép giữa nắng lửa của nữ đặc nhiệm trước lễ diễu binh 2/9
Đời sống - 3 giờ trướcGiữa thời tiết hơn 40 độ C, nữ chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm vẫn miệt mài rèn luyện từng bước chân, từng động tác vung tay chuẩn xác, sẵn sàng cho lễ diễu binh 2/9.

Lịch đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2025
Giáo dục - 4 giờ trướcTheo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 của Bộ GD-ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7.

Chậm sang tên sổ đỏ 2025, người dân có thể bị phạt rất nặng
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo quy định mới của Luật Đất đai, hành vi chậm sang tên sổ đỏ người dân có thể bị phạt rất nặng. Dưới đây là các mức phạt cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo.

Công an Đồng Tháp thông tin vụ hai anh em ruột bị sát hại
Pháp luật - 7 giờ trướcSau khi nhận tin báo vụ án mạng hai anh em bị đâm chết ở xã Bình Thành, 2 Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo điều tra.

Hà Nội: Cô gái trẻ tử vong thương tâm sau va chạm với xe khách trên đường Trần Phú
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe máy trong lúc di chuyển trên đường Trần Phú (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái khiến người điều khiển ngã xuống đường, bị xe khách chạy cùng chiều cán trúng.

Tin sáng 13/7: Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT; Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 188/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo đó, từ ngày 1/7/2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên.

Miền Bắc sắp đón nắng nóng diện rộng
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ hôm nay mưa dông ở miền Bắc giảm. Từ ngày 15/7, khu vực này lại xảy ra đợt nắng nóng diện rộng.

Loạt trường Y Dược cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS
Giáo dục - 8 giờ trướcNhiều trường đại học khối ngành Y Dược thông báo cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS.

Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi đi tiêu thụ
Đời sống - 16 giờ trướcTrên đường vận chuyển 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi từ Sơn La về Hà Nội tiêu thụ, xe tải bị lực lực lượng chức năng phát hiện.

Bắt kẻ cưỡng đoạt sợi dây chuyền của bé gái trên đường đi học về
Pháp luật - 17 giờ trướcCông an xã Giao Thủy, tỉnh Ninh Bình đã tạm giữ hình sự Vũ Văn Phưởng (SN 1988, trú tại tổ dân phố Hùng Khang, xã Giao Thủy) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt dây chuyền của bé gái trên đường đi học về.

Hà Nội: Cô gái trẻ tử vong thương tâm sau va chạm với xe khách trên đường Trần Phú
Đời sốngGĐXH - Chiếc xe máy trong lúc di chuyển trên đường Trần Phú (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái khiến người điều khiển ngã xuống đường, bị xe khách chạy cùng chiều cán trúng.