Bà giáo già và hành trình mang con chữ đến với những đứa trẻ bất hạnh: "Đến mình còn từ chối thì ai sẽ giúp các con"
Tại khuôn viên của trường THCS An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) có một lớp học đặc biệt được mở vào buổi sáng. Gọi là lớp học đặc biệt, bởi đây chính là nơi học tập của 18 học sinh khuyết tật bao gồm cả trẻ bị bệnh down, khiếm thính, câm điếc, có độ tuổi từ 10 cho đến 35 tuổi trên địa bàn Hà Nội.
Người giáo viên đặc biệt với lớp học đặc biệt
7h30 mỗi ngày trong tuần, bà giáo già Hồ Hương Nam (89 tuổi, Tây Hồ) lại mở cửa lớp một lớp học đặc biệt được đặt trong khuôn viên của trường THCS An Dương (phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội). Dù nắng hay mưa, bà giáo già cùng với 18 học sinh vẫn miệt mài với con chữ.
Căn phòng rộng chừng 30m2, được chia làm hai dãy lớp học, đây chính là nơi học tập của 18 học sinh khuyết tật bao gồm cả trẻ bị bệnh down, khiếm thính, câm điếc, có độ tuổi từ 10 cho đến 35 tuổi trên địa bàn Hà Nội.

Lớp học đặc biệt của bà Nam có 18 học sinh những mỗi người một hoàn cảnh bất hạnh.
Đúng 8h, lần lượt các học sinh bước vào lớp, bà giáo già đưa usb đã tải nhạc cách mạng vào đài cát xét, vặn volume nhỏ vừa đủ nghe, nhắc nhở học sinh đưa mang sách vở ra để chuẩn bị học tập.
Chẳng có bảng hay phấn viết, lớp học của bà Nam thay vì đứng trên bục giảng, bà giáo già lại đi tới từng bàn, kèm từng nét chữ, uốn nắn từng cách cầm bút cho đến đánh vần từng chữ cái.
“Hôm nay lớp chúng ta chỉ có 13 bạn đi học do 6 bạn vừa được bố mẹ gọi điện thoại xin phép nghỉ. Vậy chúng ta bắt tay vào học thôi các con”, giọng bà Nam nhẹ nhàng, trầm lắng.

23 năm đứng dạy lớp học đặc biệt này, bà Nam chưa một ngày nghĩ sẽ thu tiền học phí.
Lớp học thay vì không khí tĩnh lặng như các lớp của học sinh bình thường, bà Nam có cách giảng dạy đặc biệt cho học sinh của mình. Bà đưa âm nhạc để các con có thể dễ tiếp thu kiến thức và xua đi không khí căng thẳng mỗi khi đến trường.
“Tôi dạy cho các con không phải chạy theo giáo án, mà học sinh có nhiều trình độ khác nhau, nên thay vì đọc chép lên bảng, mình đến từng bàn hướng dẫn sẽ tốt hơn. Ai hiểu biết đến đâu mình dạy đến đó, có như vậy mà đạt hiệu quả”, bà Nam nói.
Đi đến sát cô bé Phương Anh năm nay đã 18 tuổi, bà Nam kể cô bé bị câm điếc bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Khác với bạn bè trong lớp có thể nghe, việc dạy cho Phương Anh gặp nhiều khó khăn, thời gian đầu bà buộc phải đi học khoá giao tiếp với học sinh khiếm thính, sau đó sử dụng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt kiến thức, tính đến nay nữ sinh đã bám lớp được hơn 10 năm, lực học khá và nhận thức tốt.

Bà Nam đang bên cạnh cô bé Phương Anh bị câm điếc bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Khác với bạn bè trong lớp có thể nghe, việc dạy cho Phương Anh gặp nhiều khó khăn.
Sau hơn 30 phút dạy kiến thức mới cho học sinh, bà giáo già bắt đầu giao bài tập để học sinh làm. Mặc bên ngoài có tiếng nô đùa, các em bên trong vẫn trật tự làm bài cùng với đó là tiếng của bài hát “Đất nước trọn niềm vui” nhẹ nhàng, trầm bổng. Nhà bà Nam cách lớp học chừng 1km, bà sinh được 3 người con nay đều đã trưởng thành và lập gia đình.
"Đến mình còn từ chối thì lấy ai giúp đỡ các con"
Mỗi ngày bà giáo sẽ dậy từ 4 giờ sáng để tập thể dục, nấu ăn sáng, sửa soạn đồ đạc, sau đó chừng 7 rưỡi sáng sẽ bắt xe ôm đến trường, do tuổi cao, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Kể một chút về cuộc đời mình, bà Nam cho biết quê gốc của bà ở Thừa Thiên - Huế, là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Bà từng tốt nghiệp lớp đào tạo sư phạm cấp tốc, sau đó được điều ra Hà Nội dạy học tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội).

Lớp học của bà Nam được duy trì chính là nhờ cái tâm của một nhà giáo.
Năm 1979, bà nghỉ hưu thì đến năm 1990, bà được phường giao công việc làm cộng tác viên dân số vận động các gia đình không nên có cơn thứ 3. Trong quá trình vận động công tác dân số tại địa phương, bà đã gặp nhiều trường hợp trẻ em khuyết tật, gia đình khó khăn không có điều kiện cho con đi học.
Với cái tâm của một nhà giáo, sau nhiều đêm trăn trở, bà bắt đầu vận động các gia đình để mong muốn được mở lớp dạy chữ miễn phí để giúp các em hòa nhập với cuộc sống. Thời gian đầu đi vận động, bà giáo về hưu nhận không ít sự miệt thị, khó chịu, nhiều người nghĩ bà vì “rảnh quá nên nghĩ ra chuyện làm”.
"Ngày ấy tôi dành hàng tháng để vận động các gia đình cho con đi học. Có nhà thấy tôi từ xa đã xua tay đuổi về. Ngày ấy buồn chứ, nhưng tâm tôi biết họ chỉ mặc cảm vì đang yên lành có người động đến nỗi đau khi con cái không được như những đứa trẻ khác. Chính vì vậy tôi càng phải cố”, bà Nam nói.

Thời gian đầu đi vận động, bà giáo về hưu nhận không ít sự miệt thị, khó chịu, nhiều người nghĩ bà“rảnh quá nên nghĩ ra chuyện làm”.
Suốt hai năm đầu, lớp tình thương của bà Nam xin được học nhờ ở trụ sở tuần tra của khu dân cư với hai học sinh. Bà bắt đầu dạy các em cách chào hỏi, ăn cơm biết mời, trước khi ăn phải rửa tay và đi học phải sửa sang quần áo chỉnh tề.
Sau một tháng, phụ huynh ngạc nhiên khi "bỗng dưng" con biết chào hỏi lễ phép, ngoan ngoãn nghe lời hơn. Dạy lễ nghĩa xong, bà giáo mới bắt đầu hướng dẫn các em làm quen mặt chữ.
"Trước khi dạy các con chữ 0, tôi viết mẫu lên chiếc bảng con và giảng giải cho học sinh hiểu phải đưa nét bút từ hướng nào lại. Khi đã quen, tôi bắt đầu viết mẫu bằng bút chì lên vở để các em tô lại.
Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy các em khuyết tật hay thiểu năng vất vả hơn nhiều lần. Tôi cứ cầm tay hai em tô hết trang này tới trang khác chữ 0 cho tới khi thành thạo. Xong chữ 0, tôi mới dạy các chữ cái khác. Học ghép vần cũng như vậy, nên dạy một đứa trẻ buộc lòng phải có sự kiên trì và nhẫn lại rất cao", bà Nam cho hay.

Học sinh trong lớp học của bà Nam có em đã bám lớp được 16 – 17 năm, có em mới vào từ đầu năm ngoái, có học sinh đã “tốt nghiệp” và lập gia đình, cũng có người đã mất.
Không chỉ học sinh ở phường Yên Phụ, nhiều gia đình trong thành phố cũng gửi con tới lớp của bà. Trong số đó, có em đã bám lớp được 16 – 17 năm, có em mới vào từ đầu năm ngoái, có học sinh đã “tốt nghiệp” và lập gia đình, cũng có người đã mất.
Các học sinh tìm đến chưa lần nào bà từ chối, từ trẻ bị down, liệt, tự kỷ, lớp học ấy còn có học sinh câm điếc bởi bà tâm niệm “đến mình còn từ chối thì lấy ai sẽ giúp đỡ các con?”
Để động viên học trò, cứ thứ 6 hàng tuần bà bỏ tiền túi ra mua bim bim và phát cho mỗi em một gói. Học sinh nào ngoan thì mình thưởng thêm, các em chưa ngoan sẽ tự hiểu và phải cố gắng nhiều hơn.
Nhìn căn phòng khang trang, rộng rãi bà Nam cười: “Giờ các con vào hết nề nếp rồi chứ ngày trước vất vả lắm. Ngoài việc giảng dạy còn phải lau dọn vệ sinh, rửa mặt mũi chân tay, gọi là cô giáo nhưng thực chất là khiêm cả bảo mẫu”.
Suốt 23 năm gắn bó với trẻ khuyết tật, bà Nam có nhiều kỷ niệm cảm động. Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng bà vẫn không quên lần đầu tiên được học sinh tặng hoa trong ngày 20/11.
“Hôm ấy tôi bức vào lớp, thì thấy các em học sinh trong lớp đứng hết dậy rồi mỗi đứa bẽn lẽn lấy một bông hoa hồng mang đến tặng cô. Khi được hỏi lấy tiền đâu, đám học sinh thành thật "khai" tiết kiệm tiền quà sáng.
Rồi có lần tôi bị tai nạn xe phải nằm ở nhà, học sinh cũng đến nhà thăm. Có đứa còn ngồi cạnh giường mếu máo ‘Cô ơi cô đừng chết nhé’, nhìn thương lắm”, bà Nam rơm rớm.
Đối với bà giáo, vượt lên trên cả tình cảm cô trò, từ lâu bà coi các em như chính con ruột của mình. Tháng 3/2020, khi Covid-19 bùng phát khiến lớp học buộc phải nghỉ một thời gian dài, cả cô và trò ai nấy cũng đều buồn.
Thời điểm nghỉ học ngày nào bà Nam cũng gọi điện thoại cho gia đình để giao bài tập, thỉnh thoảng lại nói chuyện với các học sinh. Mãi đến tháng 5, khi dịch bệnh được kiểm soát, cả lớp vui mừng trở lại lớp. 23 năm qua, bà Nam chưa bao giờ nghĩ đến chuyện thu học phí hay bất cứ một khoản tiền nào.
Nhiều khi bà còn chắt chiu đồng lương hưu để mua quà, bánh, đồ dùng học tập cho học trò của mình. Với bà, sự yêu quý và tiến bộ của học trò chính là nguồn động viên lớn nhất giúp bà tiếp tục công việc.
Bước sang tuổi 89, khi chân ngày càng yếu, tay run bà Nam không biết có thể đứng lớp được bao lâu, nhưng với bà, khi còn sức khoẻ, còn có thể dạy học sinh, bà không ngại mưa gió hay bão lũ, miễn là có thể đến gặp và dạy dỗ các học sinh thân yêu.
Gia Đoàn

8 trường hợp này sẽ được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Đời sống - 51 phút trướcGĐXH - Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan đến các trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất mời bạn đọc tham khảo.

Tin sáng 18/5: Những khu vực mưa lớn xối xả ở miền Bắc hôm nay; nam sinh bị đánh hội đồng gãy xương sườn ngay tại trường
Thời sự - 54 phút trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 18/5/2025, miền Bắc và Thanh Hóa cao điểm mưa lớn nhất đợt với lượng mưa có nơi trên 150mm; Video một nam sinh lớp 8 Trường THCS Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) bị đánh hội đồng ngay tại trường học gây xôn xao dư luận...

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, không nhấn vào đường link lạ, không thanh toán tiền điện cho người lạ để tránh bị lừa đảo...

Tài xế trong vụ nổ súng ở Vĩnh Long bị liệt nửa người, còn mảnh vỏ đạn trong não
Xã hội - 12 giờ trướcLiên quan đến tài xế Nguyễn Văn Bảo Trung - người lái xe tải tông tử vong nữ sinh, sau đó bị cha của nạn nhân bắn, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị liệt hoàn toàn nửa người, còn nhiều mảnh vỏ đạn li ti trong não.

'Biển' người đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 17/5, đông đảo người dân, du khách thập phương và các phật tử đã có mặt tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ.

Ngành Thuế tạm dừng loạt dịch vụ điện tử: Hàng triệu người nộp thuế cần biết ngay
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, một số hệ thống công nghệ thông tin của ngành Thuế sẽ tạm dừng hoạt động để phục vụ quá trình chuyển đổi Trung tâm dữ liệu chính, nhằm đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả lâu dài.

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất
Giáo dục - 12 giờ trướcNhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Điểm danh những con giáp nghênh đón Thần Tài, vận đỏ như son từ tháng 6
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Từ tháng 6 chính là cơ hội vàng để những con giáp này gom tiền đầy túi.

Phát hiện điểm bất thường từ cuộc gọi lạ, cụ bà 80 tuổi thoát vụ lừa đảo hơn 3 tỉ đồng
Xã hội - 16 giờ trướcGĐXH - Nhận cuộc điện thoại từ đối tượng lạ xưng là thiếu úy công an, yêu cầu hoàn trả số tiền 3 tỉ 240 triệu đồng đang nợ Công ty viễn thông Viettel, cụ bà gần 80 tuổi không khỏi hoang mang. Sau hồi trấn tĩnh, nhận thấy có nhiều điểm bất thường, cụ D. đã đến công an phường trình báo.

Hà Tĩnh định hướng phương án bố trí cán bộ cấp xã sau sắp xếp
Xã hội - 16 giờ trướcGĐXH - Hà Tĩnh sẽ bố trí các cán bộ đang giữ chức vụ thường trực cấp ủy cấp huyện về làm bí thư đảng ủy xã, phường mới sau sắp xếp.

4 trường hợp này được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2025, người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi
Đời sốngGĐXH - Dưới đây là 4 trường hợp được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2025 theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.