Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Bà tiên” 18 năm dạy chữ cho trẻ tật nguyền

Thứ hai, 13:59 20/04/2015 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Mười tám năm qua, đều đặn mỗi tuần 6 buổi, bà Hồ Hương Nam (83 tuổi, trú tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) lên lớp dạy chữ cho những trẻ em khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ. Giờ đây đã ngoài 80 tuổi nhưng người phụ nữ nhân hậu ấy vẫn chưa hề có ý định nghỉ ngơi.

 

Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật của bà Hồ Hương Nam. 	Ảnh:  X.T
Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật của bà Hồ Hương Nam. Ảnh:  X.T

 

Lớp học cổ tích...

Nguyên là giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, sau khi nghỉ hưu, bà tham gia công tác dân số, gia đình và trẻ em tại địa phương. Nhờ công việc mới, bà được tiếp xúc với nhiều trẻ em khuyết tật không được tới trường. Bằng cái tâm với nghề “trồng người” bà quyết tâm mở một lớp học tình thương cho các em.

Căn nhà nhỏ chật hẹp không có chỗ để dạy, bà phải mượn trụ sở tuần tra của cụm dân cư để mở lớp. Sau đó, trụ sở phải dỡ bỏ để xây nhà văn hóa, lớp học phải chuyển sang một nhà trẻ cũ kỹ. Cảm thông với những khó khăn ấy, cô Trần Thị Vân, Hiệu trưởng Trường THCS An Dương đã dành cho bà Nam một phòng rộng khoảng 12m2 để dạy học. Từ đó, lớp học tình thương được ổn định trong khuôn viên của trường.

Mặc dù phải vất vả dạy lớp “đặc biệt” này nhưng bà Nam không thu bất kỳ một khoản phí nào. Bà không chỉ dùng những đồng lương hưu ít ỏi để mua đồ dùng, sách vở cho học sinh, mà còn bỏ tiền túi ra để mua quà bánh động viên các em vào mỗi thứ Sáu hàng tuần. “Mọi người ở khu dân cư rất kính trọng tấm lòng nhân hậu của bà dành cho các em khuyết tật. Chúng tôi chỉ mong bà có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc cao cả đó”, chị Vũ Thị Tâm (ở ngõ 189, đường An Dương) nói về bà giáo Nam.

Hiện tại lớp của bà có 18 em khuyết tật từ khắp nơi gửi về. Bà không chỉ dạy các em cái chữ mà còn dạy các em trong sinh hoạt hàng ngày, từ chào hỏi người lớn, đến vệ sinh thân thể nên các bậc phụ huynh hết sức tin tưởng. Em Đỗ Kim Thúy (SN 1990) chia sẻ: “Bố mẹ em mất rồi, chỉ còn anh trai thôi. Em coi bà như mẹ của mình. Em thương bà lắm, em học đến khi nào bà không dạy nữa mới thôi”.

Chị Phan Thanh Vân (mẹ em Hoàng Minh Huyền, SN 1995, bị thiểu năng trí tuệ) chia sẻ: “Trước đây, chưa bao giờ vợ chồng tôi dám nghĩ có ngày con mình có thể học chữ. Nhưng từ ngày gặp bà giáo Nam, điều kỳ diệu đã đến. Suốt 3 năm theo học lớp học đặc biệt này, cháu Huyền đã tiến bộ rõ rệt”.

Dành phần lớn thời lượng của buổi trò chuyện với chúng tôi để nói về các học trò, bà giáo Nam nói rất nhiều về từng học sinh. Bà cho biết, mỗi em mắc một khiếm khuyết khác nhau như: Câm, điếc, thiểu năng trí tuệ hay liệt nửa người... Có lẽ vì vậy mà với mỗi em học sinh, bà lại có một phương pháp, cách truyền đạt khác nhau. Với bà Nam, 18 năm dạy chữ cho những đứa trẻ khuyết tật là 18 năm bà “làm mẹ” các em. Đến nay, lớp học đặc biệt của bà đã có 30 em học sinh "tốt nghiệp, ra trường". Những học sinh do bà dạy dỗ khi ra trường đều đọc thông viết thạo, nhiều em có việc làm, xây dựng gia đình.

Trăn trở của bà giáo già

 

Bà giáo già đi từng bàn, chỉ dạy tận tình cho từng học sinh.

Bà giáo già đi từng bàn, chỉ dạy tận tình cho từng học sinh.

 

Trong những năm tháng vừa làm cô, vừa “làm mẹ” những học trò đặc biệt, bà giáo Hồ Hương Nam chưa một lần đòi hỏi lương thưởng hay phụ cấp từ phụ huynh học sinh. Với bà, quãng thời gian sau khi nghỉ hưu sẽ thật tẻ nhạt nếu như không có các em học sinh làm bạn. Phần thưởng lớn lao nhất bà nhận được chính là sự tiến bộ từng ngày của học trò.

Chia sẻ về những kỷ niệm trong gần 20 năm gắn bó với các em học sinh tật nguyền, bà Nam nhớ lại: Vào những năm 1996- 1997, trong quá trình tham gia làm công tác dân số, bà đã gặp nhiều trẻ em khuyết tật không được đến trường như những bạn cùng trang lứa. Tự nhiên trong lòng bà trào dâng một nỗi niềm khó tả. Bà nhủ lòng mình phải làm một việc gì đó giúp đỡ những trẻ em này để các em có thể hòa nhập cuộc sống.

Ý định là vậy, nhưng để vận động được phụ huynh cho con em họ đến lớp không hề dễ dàng. Ban đầu bà phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà” động viên các em đi học nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối. Phải mất nhiều tháng kiên trì thuyết phục, vào một ngày giữa năm 1998, bà đã mở được lớp học đầu tiên chỉ với 2 học sinh. Không nản chí, bà giáo già nhẫn nại bảo ban các học sinh đặc biệt của mình từng ly từng tí một. Hai em đã tiến bộ rõ rệt sau một tháng theo học. Tiếng lành đồn xa, thấy được sự tận tụy của bà giáo, cha mẹ nhiều em đã tin tưởng giao con cho bà dạy dỗ.

Bà kể, năm 2000, khi đi tập thể dục ở đường Thanh Niên, bà bị ngã gãy tay, phải nằm ở nhà một thời gian dài. Khi ấy có một em học sinh chiều nào cũng đến trông nom, chăm sóc bà. Những cử chỉ ân cần, giọng nói ngọng nghịu của đứa trẻ bị bệnh đao khiến bà xúc động, không cầm được nước mắt.

Đã ở vào độ tuổi gần đất xa trời, bà Hồ Hương Nam luôn đau đáu một nỗi lo sau này ai sẽ là người dạy dỗ những học sinh “đặc biệt” của mình, ai sẽ là người thay thế sau khi bà “nghỉ hưu lần 2”. Rồi những đứa trẻ thiếu may mắn của bà sẽ phải làm thế nào? Mong muốn lớn nhất của bà là nhận được sự quan tâm hơn nữa của cơ quan, đoàn thể đến những mảnh đời bất hạnh trong lớp học để các em có niềm vui tiếp tục đến trường.

Trước khi ra về, tôi có hỏi bà khi nào thì bà sẽ nghỉ ngơi, dành thời gian cho con cháu và gia đình?. “Khi nào ngừng thở thì tôi mới ngừng dạy trẻ em khuyết tật”, bà giáo Nam đã nói với chúng tôi như vậy. Ghi nhận những cống hiến thầm lặng của bà, năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô, bà đã được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.

X.Thắng - V.Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 923: Sống nương nhờ ông bà ngoại già yếu, nam sinh mồ côi gặp tai nạn giao thông cần sự cứu giúp

MS 923: Sống nương nhờ ông bà ngoại già yếu, nam sinh mồ côi gặp tai nạn giao thông cần sự cứu giúp

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH – Tai nạn bất ngờ, Nghĩa bị chấn thương nặng phải phẫu thuật và điều trị lâu dài. Trong khi đó, nam sinh mồ côi, từ nhỏ sống nương tựa vào ông bà ngoại đã già và thêm bệnh tật. Hoàn cảnh éo le, em cần sự chung tay của cộng đồng để sớm bình phục.

MS 922: Xin cứu giúp người đàn ông đang nguy kịch sau tai nạn bỏng

MS 922: Xin cứu giúp người đàn ông đang nguy kịch sau tai nạn bỏng

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – May mắn giữ được mạng sống sau tai nạn bỏng nhưng do thiếu thốn điều kiện điều trị, anh Hoàng Văn Trọng bị liệt từ ngực trở xuống và mang nhiều vết sẹo trên cơ thể.

Gia đình bé gái chưa tròn tuổi bị suy giảm miễn dịch nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống

Gia đình bé gái chưa tròn tuổi bị suy giảm miễn dịch nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Đón nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Nguyễn Thị Anh đã rất xúc động. Chị cho biết, cùng số tiền này và cộng đồng hỗ trợ trực tiếp, con chị đã có một cơ hội để có thể sống khỏe bình thường.

MS 921: Bố chồng ung thư, chồng lại nguy kịch vì bỏng nặng, người vợ thế chấp nhà vẫn không đủ tiền chạy chữa

MS 921: Bố chồng ung thư, chồng lại nguy kịch vì bỏng nặng, người vợ thế chấp nhà vẫn không đủ tiền chạy chữa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Căn nhà duy nhất của gia đình đã thế chấp nhưng chị Nguyên vẫn không lo đủ tiền cứu chồng đang nguy kịch vì bỏng nặng. Trong khi đó, bố chồng bị ung thư, em chồng bị tàn tật, gánh nặng kinh tế đè nặng khi chồng chị nằm một chỗ.

Lan tỏa yêu thương tình người đến với 3 mẹ con gặp nạn ở Hải Dương

Lan tỏa yêu thương tình người đến với 3 mẹ con gặp nạn ở Hải Dương

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH - "Gia đình tôi thật sự xúc động, biết ơn rất nhiều và chính những tình cảm đó là động lực giúp gia đình vượt qua hoạn nạn. Lúc này, tôi chỉ biết nói lời cảm ơn đến những tấm lòng trân quý của mọi người, tổ chức gần xa…", anh Thắng tâm sự.

Bé gái bị u thận tiếp tục nhận thêm hơn 62 triệu đồng từ bạn đọc hảo tâm của Báo Sức khỏe và Đời sống

Bé gái bị u thận tiếp tục nhận thêm hơn 62 triệu đồng từ bạn đọc hảo tâm của Báo Sức khỏe và Đời sống

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Hoàn cảnh của bé Khánh Vân bị u thận tiếp tục nhận được sự quan tâm của bạn đọc để có kinh phí điều trị bệnh. Gia đình con mới đây nhận thêm số tiền 62.040.000 đồng từ bạn đọc hảo tâm của Báo Sức khỏe và Đời sống.

MS 920: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ đơn thân bị tai nạn nghiêm trọng, hai con nhỏ lo lắng không có tiền cứu mẹ

MS 920: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ đơn thân bị tai nạn nghiêm trọng, hai con nhỏ lo lắng không có tiền cứu mẹ

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Chồng mất sớm, chị Huệ làm mẹ đơn thân gồng gánh chăm hai đứa con nhỏ. Vốn đã khó khăn, mới đây, người phụ nữ nghèo ấy lại gặp tai nạn trong lúc lao động. Tính mạng mẹ gặp nguy hiểm, hai con nhỏ lo lắng không có tiền cứu mẹ.

MS 919: Tiếng cầu cứu xé lòng của mẹ đơn thân bên người con gái thở ô xy đang giành giật sự sống

MS 919: Tiếng cầu cứu xé lòng của mẹ đơn thân bên người con gái thở ô xy đang giành giật sự sống

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - Tưởng rằng sau khi đi 'xin' được người con thì cuộc sống của bà Mạnh sẽ đổi thay, may mắn, nhưng niềm vui ấy chưa 'tày gang' thì tai họa bỗng đổ dồn xuống người phụ nữ bất hạnh và giờ đây con gái của bà cũng đang phải giành giật sự sống từng ngày...

MS 918: Vừa sinh con xong, người mẹ bất ngờ phát hiện bị ung thư nên kinh tế gia đình rơi vào kiệt quệ

MS 918: Vừa sinh con xong, người mẹ bất ngờ phát hiện bị ung thư nên kinh tế gia đình rơi vào kiệt quệ

Cảnh ngộ - 4 tuần trước

GĐXH – Con vừa chào đời, chị Loan bất ngờ phát hiện bị ung thư. Một mình đơn thân nuôi con, chị Loan luôn cố gắng vừa làm cha, vừa làm mẹ. Nghĩ tới cảnh con sẽ mồ côi, chị lại càng xót xa, cầu xin sự giúp đỡ của mọi người.

MS 917: Xót thương hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị biến dạng khuôn mặt vì bệnh

MS 917: Xót thương hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị biến dạng khuôn mặt vì bệnh

Vòng tay nhân ái - 1 tháng trước

GĐXH – Mới 15 tuổi, nhưng Trường đang phải sống trong những ngày tháng khổ cực vì ung thư. Khuôn mặt của Trường đã bị biến dạng và đang cần chi phí để tiếp tục điều trị.

Top