Bạn có đang chế biến muối kiểu này thì dừng ngay kẻo hại cả nhà
Theo các chuyên gia y tế, thói quen ăn mặn sẽ vô cùng nguy hiểm nên cần phải từ bỏ ngay kẻo ung thư dạ dày.
Ăn mặn có thể gây ung thư dạ dày
Anh Nguyễn Văn H. trú tại Hà Nội vừa trải qua cuộc phẫu thuật trị ung thư dạ dày. Anh H. kể, anh bị viêm dạ dày khoảng chục năm nay, điều trị khoảng 3 năm nay bệnh đã khỏi. Gần đây, anh lại có cảm giác đau ở thượng vị kèm theo chán ăn nên đi kiểm tra. Nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện có vết loét to ở niêm mạc dạ dày, sinh thiết thấy bệnh nhân đã dương tính với ung thư dạ dày.
Anh H. được phẫu thuật cắt bỏ khối u và nạo tổn thương. Ca phẫu thuật thành công, anh H được bác sĩ chuyển sang điều trị hoá chất.

Ăn mặn là thói quen tàn phá sức khỏe nghiêm trọng. Ảnh minh họa
Anh H. tâm sự, khi vào đây điều trị, được bác sĩ dặn đừng ăn mặn mà anh thấy khó chịu không nuốt nổi. Từ trước tới nay anh ăn rất mặn. Vợ anh kể “đồ chị xào cho cả nhà bao giờ anh ý cũng phải chấm mới đủ vị của mình. Anh ấy ăn mặn nên thành quen, cả nhà ăn nhạt hơn chút nhưng lúc nào anh cũng có bát nước mắm để bên cạnh” .
Anh H. được bác sĩ giải thích vì thói quen ăn mặn kèm theo có tiền sử viêm dạ dày nên lớp niêm mạc bị tổn thương. Quan niệm của mọi người chỉ nghĩ ăn mặn hại thận chứ chẳng ai ngờ rằng ăn mặn còn có khả năng gây ung thư.
Tương tự chị Vũ Thị H. 28 tuổi, bị ung thư dạ dày đang phải điều trị tại bệnh viện. H. chưa lập gia đình, 1 năm trước cô bị đau bụng, kèm theo buồn nôn. Đi khám bệnh bác sĩ cho biết H, bị ung thư dạ dày.
H. kể, cô cũng ngỡ ngàng khi trò chuyện với bác sĩ của mình, người bác sĩ hỏi H. về chế độ ăn trong đó có ăn mặn. Bản thân cô và gia đình ăn khá mặn. H cho biết “bạn bè em ai cũng chê em ăn mặn, em biết nhưng thói quen khó bỏ nên kệ”. Từ ngày bị bệnh, H. phải ăn nhạt thậm chí chỉ cho chút xíu nước mắm nên mọi thứ cô còn chẳng thấy ngon nhưng vì bệnh nên H phải chấp nhận.
Ăn mặn có thể tăng huyết áp
Ăn mặn thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Ăn mặn có thể ảnh hưởng sinh lý
Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận, thận là một trong những bộ phận quan trọng quyết định đến sinh lý của người đàn ông. Chính bởi vậy, ăn mặn vừa phải không sao nhưng ăn quá mặn sẽ gây tổn thương đến tân dịch, làm suy yếu thần sắc ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông.
Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ?
Các nghiên cứu trên đều cho thấy, hầu như những trường hợp mắc bệnh là thuộc những người tiêu thụ tới hơn 4.000mg muối/ngày. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng muối được xem là an toàn cho mọi người là vào khoảng 1.500mg/ngày.
Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính không nên ăn quá 5 g/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối. Ngay cả đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo; vì bản thân muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ.
Theo VietQ

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.