Ban đêm thấy miệng khô và đắng, cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe
Ngủ đến nửa đêm thấy miệng khô, hơi đắng, nhiều người cho rằng đó là triệu chứng thiếu nước do uống ít nước. Tuy nhiên, cần cảnh giác đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Thỉnh thoảng vào ban đêm, bạn cảm thấy miệng rất khô và đắng ngắt, điều này có thể là do chế độ ăn uống. Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm cay hoặc thực phẩm có hương vị mạnh (quá mặn, quá ngọt...) vào ngày hôm trước, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ nhiều nước hơn. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến khô miệng và đắng miệng vào ban đêm hoặc sáng hôm sau. Sau khi ngủ dậy, hãy uống một cốc nước ấm và súc miệng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải trường hợp này thường xuyên vào mỗi đêm khiến bạn phải thức dậy để uống nước giữa giấc ngủ, thì đó có thể không chỉ là do vấn đề thực phẩm hoặc uống quá ít nước. Khi đó bạn nên xem xét các vấn đề sức khỏe cơ thể.
Vậy nguyên nhân nào gây ra chứng khô và đắng miệng khi ngủ?
1. Vi khuẩn tích tụ
Ảnh minh họa
Mặc dù chúng ta đánh răng vào mỗi buổi sáng và tối, nhưng vẫn khó tránh khỏi tình trạng vi khuẩn tích tụ trong miệng. Một lượng lớn vi khuẩn sẽ khiến răng bị phủ lớp mảng bám vàng. Điều này không chỉ làm cho hơi thở có mùi, mà còn làm cho miệng khô và đắng.
Một số người đánh răng không đúng cách, thường đánh răng theo chiều ngang có thể dễ dàng gây viêm nướu. Nếu bạn bị viêm nướu, tình trạng khô miệng và đắng miệng càng phổ biến hơn vào ban đêm.
2. Thiếu vitamin B2
Nếu cơ thể con người thiếu một số chất dinh dưỡng cũng sẽ gây ra chứng khô miệng, ví dụ như thiếu vitamin B2 cũng gây ra chứng khô miệng. Nhiều người không biết nhiều về vitamin B2. Đây là một loại vitamin có thể bị mất khi mất protein và cần được bổ sung thông qua thực phẩm.
Nếu chế độ ăn kiêng quá kén chọn, cơ thể có ít vitamin B2 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể và gây ra các vấn đề về khoang miệng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, trẻ bị loét miệng, khô họng, loét lưỡi nên bổ sung vitamin B2 kịp thời là việc vô cùng quan trọng.
Vitamin B2 chủ yếu có trong thực phẩm thực vật như nội tạng động vật, tảo bẹ, nấm... Chế độ ăn uống nên được cân bằng và không phải là một phần cho những người kén ăn.
3. Bệnh gan mật
Ảnh minh họa
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khô miệng và đắng miệng là triệu chứng điển hình của gan và túi mật nóng rát. Khi chức năng gan của con người có vấn đề, các chất chuyển hóa, chất độc, rác thải trong cơ thể không kịp thải ra ngoài sẽ tích tụ lại gây ra tình trạng đắng miệng. Ngoài ra, không ít bệnh nhân mắc bệnh túi mật có cảm giác đắng miệng. Đặc biệt ở người cao tuổi, miệng bị đắng do nhu động dạ dày kém hoặc do trào ngược dịch mật.
4. Cảnh giác với bệnh ung thư
Đối với một số người cao tuổi bị khô miệng lâu năm, tốt nhất nên đi khám thêm, vì một số bệnh ung thư cũng có biểu hiện khô miệng. Ngoài ra, có một số người mắc bệnh tiểu đường cũng nên cảnh giác, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến giảm tiết dịch trong cơ thể, lúc này dễ có cảm giác khô miệng. Đặc biệt vào ban đêm, tình trạng khô miệng càng rõ ràng.
5. Khó tiêu
Ảnh minh họa
Một khi cơ thể con người ăn quá nhiều thức ăn không những gây khó tiêu mà còn gây đắng miệng. Khi cơ thể con người tiêu thụ một lượng lớn thức ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột, thức ăn khó tiêu hóa dẫn đến một phần khí quay trở lại khoang miệng sẽ gây hôi miệng và đắng miệng.
Làm thế nào để chống khô miệng và đắng miệng?
Tăng cường tập thể dục: Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, loại bỏ độc tố, thúc đẩy hoạt động bình thường của chức năng tiêu hóa.
Chế độ ăn uống hợp lý: Sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý, không ăn thực phẩm cay và lạnh, không ăn quá no. Nên ăn nhiều rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt, tránh khó tiêu.
Vệ sinh răng miệng : Chú ý công tác vệ sinh răng miệng, nếu không sẽ dễ có mùi hôi miệng, nhất là sau khi ăn đồ ngọt, tránh để trong miệng có nhiều vi khuẩn và tránh tính trạng sâu răng.
Ngủ điều độ: Không nên thức khuya, đi ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, thói quen ngủ tốt có thể giảm đau miệng hiệu quả.
Mặc dù vị đắng trong miệng có vẻ như là một vấn đề nhỏ nhặt, nhưng nó thực sự phản ánh tình trạng của cơ thể. Vì vậy, khuyên mọi người không được chủ quan, nếu không xử lý sẽ khiến bệnh tiến triển nặng, lúc này rất nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: Sina
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt
Sống khỏe - 13 giờ trướcNam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 20 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 21 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 21 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 21 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 1 ngày trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.