Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo cáo tóm tắt kết quả công tác DS-KHHGĐ trong 50 năm qua của Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ

GiadinhNet - Tại Lễ mít-tinh kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ sáng nay (20/12), TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đã có bài diễn văn, báo cáo tóm tắt kết quả công tác dân số trong 50 năm qua.

Kính thưa đồng chí Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Kính thưa đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế;
Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố;
Kính thưa các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Bộ Y tế, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ và Uỷ ban Dân số, Gia đình, Trẻ em;
Kính thưa các vị khách quốc tế;                                                  
Thưa toàn thể các đồng chí và các bạn!

Hôm nay trong không khí tưng bừng, phấn khởi tràn đầy niềm vui của buổi lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho Ngành, cho phép tôi thay mặt toàn thể những người làm công tác dân số trên cả nước xin được nhiệt liệt chào mừng, chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo, các vị khách quý và toàn thể quý vị đại biểu tới dự buổi lễ ngày hôm nay.

Kính thưa các vị khách quý và toàn thể quý vị đại biểu!

Cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, trong lúc miền Bắc vừa phải tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, có rất nhiều việc cấp bách cần được thực hiện nhưng nhận thức được tác động của gia tăng dân số nhanh ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho tương lai trước mắt và lâu dài, ngày 26/12/1961 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Quyết định số 216-CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam về công tác DS-KHHGĐ.
 
Với Quyết định này, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á triển khai chương trình DS-KHHGĐ.
 
Ngay từ những ngày đầu, công tác DS-KHHGĐ đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp là Trưởng Ban chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch; các đồng chí Vũ Văn Cẩn - Bộ trưởng Bộ Y tế; Đinh Thị Cẩn - Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương là Phó Ban chỉ đạo.
 
Mặc dầu giai đoạn này còn rất nhiều khó khăn nhưng công tác DS-KHHGĐ cũng đã đạt được kết quả ban đầu, đáng khích lệ: tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,8% (năm 1961) xuống còn 2,5% vào năm 1975; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 6,3 con (năm 1961) xuống còn 5,25 con (năm 1975).
 
Từ năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
 
Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã được Đảng và Nhà nước phân công giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch.
 
Năm 1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ấy với cương vị Chủ tịch Ủy ban Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số ở Việt Nam, thấy cần phải thành lập một bộ máy chuyên trách làm công tác dân số.
 
Vì vậy, vào tháng 6/1991, Thủ tướng đã quyết định thành lập cơ quan chuyên trách và bổ nhiệm TS. Nguyễn Lực làm Phó Chủ tịch thường trực điều hành cơ quan này. Hơn một năm sau, Thủ tướng đã quyết định điều động và bổ nhiệm GS. Mai Kỷ về làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ. Kể từ đây, chúng ta đã có một hệ thống tổ chức bộ máy với một đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về "Chính sách DS-KHHGĐ", mở ra trang sử mới về công tác DS-KHHGĐ ở nước ta. Có thể nói giai đoạn 1991-2000 là một thời kỳ rất thành công của công tác DS-KHHGĐ: cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần "không để một tổ chức, cá nhân nào đứng ngoài cuộc vận động này"; thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ; ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ có sự tăng đột biến…  

Tiếp nối những kinh nghiệm và thành công, vào năm 1997, đồng chí Trần Thị Trung Chiến được Nhà nước bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ đã cùng tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức của Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ và toàn ngành tiếp tục phát huy thành quả của công tác DS-KHHGĐ và đã thu được những kết quả rất tốt đẹp.
 
Kết quả công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 1991-2000 đã vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra. Tổng tỷ suất sinh giảm nhanh từ 3,8 con (năm 1991) xuống 2,3 con (năm 2000), thấp hơn 0,6 con so với mục tiêu đề ra là 2,9 con. Quy mô dân số tăng từ 67,2 triệu người năm 1991 lên 77,6 triệu người năm 2000, thấp hơn 4,4 triệu người so với mục tiêu đề ra. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế.

Ghi nhận những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ. Việt Nam được nhận giải thưởng về Dân số của Liên Hợp Quốc năm 1999.

Từ năm 2002, tổ chức bộ máy của ngành dân số có nhiều thay đổi. Uỷ ban DS-KHHGĐ được sáp nhập với Uỷ ban Bảo vệ & Chăm sóc Trẻ em thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Tiếp nhận trọng trách mới, Bộ trưởng Lê Thị Thu đã cùng toàn ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn kết chặt chẽ giữa 3 mảng công tác: dân số - gia đình và trẻ em, trong đó công tác dân số luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm và đã tiếp tục gặt hái được những thành công.
 
Năm 2003, Pháp lệnh Dân số được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành. Năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Năm 2006, Việt Nam đạt mức sinh thay thế về đích sớm hơn 10 năm so với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đề ra.
 
Năm 2007, thực hiện chủ trương cải cách hành chính, Chính phủ đã giải thể Uỷ ban DSGĐ&TE, đưa lĩnh vực DS-KHHGĐ về ngành Y tế. Mỗi khi có thay đổi về tổ chức, khó có thể tránh khỏi sự xáo động về mặt tư tưởng, nhận thức và những “chệch choạc” trong những bước đi ban đầu.
 
Nhớ lại những ngày đầu, trước tình hình một số địa phương không nhận được đầy đủ thông tin nên đã thực hiện việc “giải thể” rất khác nhau, chuyển giao trụ sở, ô tô, trang thiết bị cho các đơn vị khác, cán bộ thì xin chuyển công tác, tư tưởng dao động, chán nản, làm việc cầm chừng... đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã khẩn cấp thành lập 5 đoàn công tác do các Thứ trưởng làm trưởng đoàn đi các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và truyền đạt những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ tới các đồng chí lãnh đạo các địa phương. Bộ Y tế cũng đã kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ như: Kết luận số 44-KL/TW của Bộ Chính trị, Thông báo số 160-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg, Công điện số 695/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...
 
Nhờ sự lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Chính phủ, công tác DS-KHHGĐ đã dần trở lại đúng quỹ đạo. Hệ thống tổ chức bộ máy được củng cố và từng bước được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở.
 
Đến năm 2009, công tác DS-KHHGĐ đã hoàn thành chỉ tiêu giảm sinh; năm 2010 hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Quốc hội giao cho, góp phần cùng toàn ngành Y tế hoàn thành 4/4 chỉ tiêu Quốc hội giao và 15/15 chỉ tiêu Chính phủ giao cho ngành y tế. Các chỉ tiêu về quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đều đạt và vượt mức Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Chiến lược dân số giai đoạn 2001-2010 đề ra.

Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, công tác DS-KHHGĐ tiếp tục được triển khai trên cả bề rộng lẫn chiều sâu, nhiều văn bản quan trọng có tính chiến lược trong giai đoạn tới về công tác DS-KHHGĐ đã  được Bộ Y tế trình các cấp có thẩm quyền ban hành như: Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2012-2015 đã được Quốc hội thông qua; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Đề án can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2020 đã được trình Chính phủ...

Kính thưa Chủ tịch nước,            
Kính thưa các vị khách quý và toàn thể quý vị đại biểu!
 
50 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về những thành tựu quan trọng của công tác DS-KHHGĐ. Có thể nói, đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sinh đẻ: từ việc sinh đẻ mang tính tự nhiên, bản năng sang việc sinh đẻ mang tính chủ động, có kế hoạch; từ việc sinh nhiều con, chất lượng thấp sang việc sinh ít con, chất lượng ngày càng cao.
 
Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm được 4,3 con, từ 6,3 con năm 1960 xuống còn 2,0 con vào năm 2010, trong khi trung bình trên toàn thế giới giảm được 2,5 con từ 5 con xuống còn 2,5 con.
 
Tuổi thọ bình quân tăng thêm 33 tuổi, từ 40 tuổi năm 1960 lên 73 tuổi năm 2010, trong khi tuổi thọ trung bình của thế giới chỉ tăng thêm là 21 tuổi, từ 48 tuổi lên 69 tuổi. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,8% năm 1960 xuống còn 1,05% năm 2010. Cách đây 20 năm, các nhà khoa học đã dự báo đến năm 2010, dân số nước ta sẽ lên tới 105,5 triệu người.
 
Tuy nhiên, trên thực thế, quy mô dân số năm 2010 chỉ là 87 triệu người, thấp hơn so với dự báo là 18,5 triệu người. Chính sách dân số của nước ta từng bước được điều chỉnh theo hướng bao quát toàn diện hơn, chú trọng nâng cao chất lượng dân số và thích ứng với những biến đổi về cơ cấu dân số.
 
Những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Càng vinh dự và tự hào về những thành quả đã đạt được trong những năm qua, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể những người làm công tác dân số trong cả nước càng ý thức sâu sắc về những khó khăn, thách thức của công tác dân số trong thời gian tới cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước để từ đó càng có quyết tâm cao hơn để hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho.

Kính thưa Chủ tịch nước,
Kính thưa các vị khách quý và toàn thể quý vị đại biểu!
 
Trải qua nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, công tác DS-KHHGĐ luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trong cả nước; sự hợp tác, giúp đỡ của các nước và các tổ chức quốc tế.
 
Đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ, từ cán bộ chuyên trách các cấp đến cộng tác viên ở thôn, ấp, bản, làng, địa bàn dân cư, tổ dân phố đã luôn phát huy tinh thần đoàn kết, kiên định, bền bỉ vượt qua những khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu trong công tác vận động, tuyên truyền, thuyết phục mọi tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về DS-KHHGĐ.
 
Trong không khí tràn ngập niềm vui và tin tưởng của buổi lễ hôm nay, cho phép tôi thay mặt toàn thể những người làm công tác dân số trong cả nước tỏ lòng biết ơn sâu sắc đồng chí Chủ tịch nước, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Y tế và Lãnh đạo các bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội; các đồng chí Lãnh đạo cấp ủy và chính quyền trong cả nước.
 
Xin chân thành cảm ơn các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Quỹ dân số Liên Hiệp quốc đã đồng hành cùng sự nghiệp Dân số trong suốt thời gian qua. Cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương đã cùng phối hợp giúp đỡ chúng tôi trong suốt những năm qua.
 
Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân đối với các đồng chí Lãnh đạo, những thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và những người làm công tác dân số qua các thời kỳ. Phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng hôm nay, được dành cho các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên dân số trong cả nước đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà và rà từng đối tượng".
 
Năm tháng sẽ qua đi, nhưng tôi luôn tin tưởng rằng tập thể cán bộ, công chức, viên chức công tác DS-KHHGĐ chúng ta mãi mãi phát huy khối đoàn kết vốn có, chung sức, chung lòng xây dựng ngành DS-KHHGĐ xứng đáng với phần thưởng cao quý được đón nhận hôm nay.
 
Xin kính chúc đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, các đồng chí Lãnh đạo, các vị khách quý và toàn thể quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, thành công.
 
Xin trân trọng cảm ơn!
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi đi tiêu thụ

Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi đi tiêu thụ

Đời sống - 5 giờ trước

Trên đường vận chuyển 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi từ Sơn La về Hà Nội tiêu thụ, xe tải bị lực lực lượng chức năng phát hiện.

Bắt kẻ cưỡng đoạt sợi dây chuyền của bé gái trên đường đi học về

Bắt kẻ cưỡng đoạt sợi dây chuyền của bé gái trên đường đi học về

Pháp luật - 6 giờ trước

Công an xã Giao Thủy, tỉnh Ninh Bình đã tạm giữ hình sự Vũ Văn Phưởng (SN 1988, trú tại tổ dân phố Hùng Khang, xã Giao Thủy) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt dây chuyền của bé gái trên đường đi học về.

Làm rõ clip "CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái chui ra từ quan tài"

Làm rõ clip "CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái chui ra từ quan tài"

Đời sống - 7 giờ trước

Công an Thanh Hóa đã xác minh và xác định thông tin về clip "CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" là không đúng sự thật

Triệt phá băng nhóm mua bán “bóng cười”, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng

Triệt phá băng nhóm mua bán “bóng cười”, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng

Pháp luật - 8 giờ trước

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Thâm nhập bên trong ký túc xá bỏ hoang sắp trở thành nhà ở công vụ mới của Ninh Bình

Thâm nhập bên trong ký túc xá bỏ hoang sắp trở thành nhà ở công vụ mới của Ninh Bình

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Ninh Bình cải tạo ký túc xá sinh viên tập trung thành khu nhà ở công vụ để phục vụ cán bộ, công chức... làm việc tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh này sau sáp nhập.

Nam thanh niên cướp cửa hàng điện thoại ở Ninh Bình bị bắt

Nam thanh niên cướp cửa hàng điện thoại ở Ninh Bình bị bắt

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Công an phường Lý Thường Kiệt, tỉnh Ninh Bình nhanh chóng bắt đối tượng cướp điện thoại iPhone 14 Pro Max, sau đó bỏ trốn.

Tài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịch

Tài xế uống rượu từ tối, sáng hôm sau vẫn chở 45 khách đi du lịch

Đời sống - 9 giờ trước

Tài xế uống rượu vào đêm hôm trước, sáng nay lái xe chở 45 người đi du lịch, bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Xã miền núi Quảng Ngãi xảy ra động đất 3,3 độ Richter

Xã miền núi Quảng Ngãi xảy ra động đất 3,3 độ Richter

Đời sống - 11 giờ trước

Xã Măng Bút ở Quảng Ngãi xảy ra trận động đất có độ lớn 3,3 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 8,1km.

Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc

Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc

Giáo dục - 13 giờ trước

Thời điểm thi trượt vào lớp 10 công lập, Tú Anh từng buồn bã, thất vọng, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nghĩ “nếu không đứng dậy, mình sẽ tiếp tục trượt dài”, nữ sinh vượt qua mặc cảm để vươn lên, 3 năm sau trở thành á khoa toàn quốc.

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT

Giáo dục - 15 giờ trước

Theo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Top