Bảo vệ con khỏi “kẻ thù lớn nhất của con người”
Trong 14 điều răn của Phật, điều đầu tiên chả biết có ai chú ý: “Kẻ thù lớn nhất là chính mình”. Câu này ngắn gọn mà hàm chứa mọi thứ vấn nạn của đời người trong đó, là tổng quát lại của mọi thứ triết học từ xưa tới nay.
Trẻ con từ lúc bé thật trong sáng hồn nhiên, nhìn mọi thứ tốt đẹp, không có những định kiến phán xét. Thế rồi thấm thoát, đột nhiên ta thấy một “người lớn” với đủ thứ vấn đề.
Vậy tự lúc nào mình lại trở thành kẻ thù của chính mình vậy? Mình đây là những cái mình nào?
“Cái Tôi” – chính là kẻ thù lớn nhất của đời người. Trẻ em lớn lên, bắt đầu có ý thức về “tôi”, nhưng đa số không được dẫn dắt để xây dựng một cái “tôi” tốt đẹp, đúng đắn. Một hệ thống được hình thành trong xã hội cũ kỹ vẫn nặng tư tưởng thứ bậc, đánh giá con người theo vị trí xã hội và tiền tài/ bằng cấp (trong đó điển hình là hệ thống giáo dục chạy theo thành tích) đã mỗi ngày một bồi đắp nuôi dưỡng cái tôi ấy theo hướng tồi tệ.
Tôi thế này, tôi thế nọ. Tôi có cái này, tôi có cái kia. Tôi, tôi, tôi… Cái Tôi ấy là nguồn của mọi khổ đau. Cây càng cao, bóng càng dài. Tôi thành đạt, giàu có, giỏi giang… thì sự cao ngạo, sợ hãi, ham muốn càng sâu, sâu tới độ không nhận ra được.
Hôm qua chị thân yêu "còm" là “Nếu không mắc căn bệnh ham học ham đọc từ bé thì có khi chị được làm bà bán rau cả đời rồi...”. Tôi và vô số người khác cũng nghĩ vậy. Hồi lớp 11, tôi thích may vá, bố bảo thi trượt đại học thì về làm thợ may. Chắc chắn chúng ta luôn nói con mình như vậy, tôi cũng từng bảo con là đấy nhìn mẹ mà xem, nếu k học hành thì giờ làm sao được như thế này, lại đi làm lao động…
Những câu nói như vậy vô tình đã tác động tới cái Tôi của đứa trẻ. Trước tiên nó sợ hãi. Sợ tôi không đẹp, không học giỏi, không ngoan, không được yêu, được tôn trọng… thế là nó nỗ lực, cố gắng.
Câu chuyện là, nếu nó lớn lên đẹp, giỏi, ngoan, được yêu… thì sẽ nuôi dưỡng cái tôi cao ngạo (tôi giỏi, đẹp, ngoan…). Điều gì sẽ xảy ra với những đứa trẻ này? Kiêu ngạo. À tôi thế đấy, tôi hơn người. Ngầm khinh rẻ người kém hơn (và nể sợ người khá hơn). Nhưng đằng sau đó là sự sợ hãi vô cùng.
Sợ hãi rằng có thể tôi sẽ không đủ đẹp/ giỏi/ ngoan… nên chỉ một điểm xấu, một cái mụn… cũng khiến nó mất ngủ. Tôi chứng kiến quá nhiều đứa trẻ stress nặng chỉ vì một điểm 8 môn toán hay một vết sẹo ở tay.
Câu chuyện nữa là, ít nhất là 80% trẻ sẽ không đủ giỏi, đẹp, ngoan. Trường hợp này cũng không kém phần tệ. Nó đối mặt với sự chỉ trích liên tục, bị đánh giá liên tục. Nó sẽ sợ hãi, bất cần, chống đối ngầm, tự coi mình kém cỏi…
Tất cả những điều này ai cũng biết. Nhưng ai cũng giả vờ coi như không biết. Sau 7 năm làm tư vấn cho vô số trường hợp trẻ con/người lớn, tôi rất buồn mà thông báo rằng những tổn thương tâm lý sâu đậm thời trẻ con, thời đi học – chẳng hề tự mất đi khi chúng ta lớn lên, trái lại, nó ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đời con người ở mọi phương diện: quan hệ xã hội, nghề nghiệp, niềm vui sống, tình yêu, sức khỏe, thái độ với thiên nhiên và môi trường…
Trở lại chuyện tại sao tôi không thích con tôi học giỏi. Bởi vì tôi nhìn thấu động cơ học của nàng. Khi nàng còn nhỏ, chị gái đã khá nổi bật và khi ra ngoài cô bé luôn bị ám ảnh vì người ta hay so bé với chị và mẹ (điều này tôi vô cùng ghét và luôn phản ứng gay gắt). Dù mẹ có động viên nhưng bé vẫn hình thành mặc cảm tự ti là mình không “đẹp, giỏi” bằng chị/ mẹ.
Sau đó bé phát hiện ra chị từng học không giỏi ở trường, nhất là toán, nên trong vô thức bé bắt đầu cuộc đua để trở thành người giỏi nhất trong nhà ở một lĩnh vực nào đó. Thế là nàng lao vào học như điên để "giỏi toàn diện", dù hoàn toàn không thích học mấy thứ đó. Rồi dần dà điểm số trở thành “thương hiệu”, nàng tự hào mình học giỏi/ chơi thể thao giỏi, cao lớn xinh đẹp sành điệu...
Tôi quan sát con năm đầu cấp 3. Những dấu hiệu của stress trở nên rõ ràng và dấu hiệu của cái tôi cao ngạo cũng hiển hiện trên cô con gái vốn vô cùng trong sáng và đáng yêu. Tôi hiểu rõ rằng đằng sau tất cả những long lanh ấy, tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường cho nàng những năm tháng trong tương lai, những khổ đau tâm lý mà tôi không bao giờ muốn con phải đối mặt.
Chính vì thế mà tôi đã dành rất nhiều thời gian trò chuyện với con về ý nghĩa của việc học tập, của việc ta sống trên đời, về sự quý báu của thời gian, sức khỏe, trí tuệ, cảm xúc… Tôi đã từng dự định cho con nghỉ học một năm để cân bằng lại.
Học giỏi không có gì sai, nhưng hãy cẩn thận với những cạm bẫy đằng sau việc học giỏi đó.
Nuôi con không phải một vài năm, mà nuôi con, hãy có tầm nhìn một đời.
Cái Tôi sẽ là người bạn tuyệt vời của con, nếu đó là cái Tôi chân chính, không phải cái Tôi được nuôi dưỡng bằng những thứ rác rưởi của những niềm tin sai lầm.
Theo VietNamNet
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?
Pháp luật - 5 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 8 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.