Bất chấp 'lệnh' cấm, thiết bị kích sóng điện thoại vẫn được bán tràn lan, giá chỉ hơn 100.000 đồng
GĐXH - Mặc dù nằm trong danh mục hàng hóa không được tự ý sử dụng nhưng thiết bị kích sóng điện thoại vẫn được rao bán công khai, giá chỉ hơn 100.000 đồng/bộ.

Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định rõ mức xử phạt hành chính từ 20 – 70 triệu đồng nếu cá nhân/đơn vị tự ý lắp đặt các thiết bị kích sóng điện thoại, gây ảnh hưởng đến mạng viễn thông cố định và chỉ có doanh nghiệp cung cấp dịch vị viễn thông di động, có giấy phép sử dụng băng tần thì mới được sử dụng các thiết bị kích sóng điện thoại trong hệ thống mạng.
Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên Chuyên trang Gia đình & Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) ngày 4/11, các thiết bị kích sóng điện thoại vẫn được rao bán tràn lan với nhiều mức giá khác nhau.

Thông tin rao bán công khai sản phẩm "ăng ten phát sóng cho thiết bị kích sóng 2G 3G 4G, phát sóng cho điện thoại" rao bán công khai trên sàn TMĐT Lazada.
Chỉ cần gõ cụm từ "thiết bị kích sóng di động" trên thanh công cụ tìm kiếm Google, chỉ trong 0,26 giây đã cho khoảng 34,5 triệu kết quả về các sản phẩm hỗ trợ kích sóng di động khác nhau, với những lời quảng cáo, như: Kích mạng điện thoại tòa nhà quy mô nhỏ; kích sóng điện thoại giá rẻ, uy tín; bộ kích sóng điện thoại chất lượng… với vô số mẫu mã, kiểu dáng.
Đáng chú ý, trong kết quả tìm kiếm trên đều có các thiết bị lặp thông tin di động, kích sóng không có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố bị cấm bán, thuộc các nhãn hiệu như: Pro DM1; DM2 Pro; Pro DM1/DM2/DM; ST960; GSM FTECH 930; GSM AT-980; ELE AT-980; ANTN889-340-01; ANTN889-085-01; ANTN889-305-01; ANTN889-230-01; Model DM2; Lintratek KW20L-GWYT-7001; SDAS; ATNJ-GM-80-27; KW20L-GW; GSM 980, RF-1000; GS-AL, RF 2000…
Theo thông tin giới thiệu sản phẩm của website dientuphongvu.com, sản phẩm "Bộ ổn định - kích sóng điện thoại 2-3-4G Pro DM1 Phong Vũ" đang được website này rao bán công khai 3.499.000 đồng/bộ.

Trên website dientuphongvu.com, thiết bị kích sóng điện thoại nằm trong danh mục cấm lưu hành của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế được rao bán công khai 3.499.000 đồng/bộ.
Với sản phẩm DM2 Pro, website banoka.vn khẳng định: "Bộ kích sóng điện thoại 3G/4G DM2 PRO là giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng nhà mạng tín hiệu sóng di động không ổn định khiến quá trình sử dụng các thiết bị điện thoại trong tòa nhà bị khó khăn, đặc biệt là trong các toà nhà quy mô nhỏ như quán ăn/ quán bi-a/quán bia/nhà hàng karaoke/hầm khách sạn/nhà nghỉ".
Theo thông tin trên website, banoka.vn thuộc sở hữu của Công ty TNHH phát triển thương mại Banoka (ở 8/335 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội). Liên hệ tư vấn nhanh qua số điện thoại hotline, đại diện công ty này cho biết, sản phẩm DM2 PRO có giá bán công khai là 1,9 triệu đồng, có xuất xứ từ Trung Quốc và bảo hành 12 tháng.

Trên website banoka.vn, thiết bị kích sóng điện thoại DM2 Pro không được công khai giá nhưng khi liên hệ theo số hotline 0976842030, sản phẩm này được báo giá 1,9 triệu đồng/bộ.
Trong vai người tìm hiểu về sản phẩm kích sóng điện thoại, anh N.V.M - một "trùm" cung cấp các thiết bị điện tử cho biết, hầu hết đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chỉ cần sử dụng 1 đầu thu BTS đặt ở ngoài nhà, hoặc những nơi có sóng mạnh. Sau đó nối dây vào thiết bị chuyển đổi. Đầu ra trên thiết bị chuyển đổi gắn với đầu phát đặt trong nhà là sóng điện thoại khỏe.
Theo anh M, khách hàng tìm mua sản phẩm này chủ yếu là các lái xe, người thường xuyên bán hàng online hoặc người sinh sống trong các tòa nhà cao tầng, tầng hầm, du thuyền… nơi điện thoại có tín hiệu kém.
Cũng theo anh M, trước đây, các sản phẩm kích sóng điện thoại có giá rất cao, nhưng hiện nay, công nghệ hiện đại hơn, sản phẩm cũng ra đời với kích thước nhỏ hơn với giá rẻ hơn từ 200.000 đồng đến hơn 3 triệu đồng, để tiện sử dụng trong quy mô gia đình.

Cận cảnh một sản phẩm kích sóng điện thoại được rao bán công khai.
Trước tình trạng nhiều người dân tự ý lắp đặt/mua bán thiết bị kích sóng di động, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, người dân không được tự ý lắp đặt hay sử dụng thiết bị kích sóng.
Trường hợp tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động công cộng, người lắp đặt trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 30 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện. Người kinh doanh thiết bị cũng bị xử phạt vi phạm hành chính đến 50 triệu đồng.

Theo anh M, hầu hết đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ảnh: NVCC
Được biết, thời gian qua, Cục Tần số vô tuyến điện đã thanh kiểm tra sử dụng tần số do có nhiều vụ kẻ gian sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo, hoặc người dân sử dụng các thiết bị không hợp quy, phát sóng gây nhiễu tín hiệu khóa thông minh.
Cục Tần số vô tuyến điện đã phát hiện và xử phạt 17 vụ vi phạm, đồng thời giải quyết nhiễu cho 108 đài vô tuyến điện bị nhiễu, chủ yếu là trạm gốc di động.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng vừa yêu cầu các sàn thương mại điện tử gỡ bỏ các thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Thiết bị kích sóng di động là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu, nhằm cải thiện cường độ sóng.
Ngoài ra, việc các cá nhân tự ý lắp đặt thiết bị kích sóng di động có thể sẽ gây can nhiễu, khó khăn trong việc kết nối các cuộc gọi của các thuê bao di động khác trong khu vực. Thậm chí, các thiết bị này có thể ảnh hưởng tới trạm thu phát sóng di động của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng...
Nhằm ngăn ngừa việc gây nhiễu có hại tới mạng thông tin di động, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị các doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm trên website và ứng dụng thương mại điện tử như phản ánh.
Đồng thời, triển khai các biện pháp kỹ thuật, nhân sự kiểm duyệt… nhằm ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm vi phạm như đã phản ánh trên website và ứng dụng theo quy định.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đề nghị người dân, doanh nghiệp nếu phát hiện các website bán các sản phẩm vi phạm nêu trên thì gửi thông tin về Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để có phương án giải quyết.
Lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện nhiều máy đo nồng độ cồn nhập lậu

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?
Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trướcGĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trướcGĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học
Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 31/3, Bộ Tài chính thông tin, trang Facebook có tên "Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo" là giả mạo. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên Facebook này.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcThị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcKhông chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcChung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bày tỏ quan điểm doanh nghiệp phải minh bạch, người tiêu dùng mới thật sự được hưởng lợi.