Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ công dụng của giấm, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này giúp ổn định đường huyết

Thứ hai, 18:27 10/06/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Giấm rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu của chúng ta, cho dù bạn bị tiểu đường hay không đểu tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần sử dụng giấm đúng cách.

Người phụ nữ ở Đồng Nai phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận có thói quen làm việc này!Người phụ nữ ở Đồng Nai phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận có thói quen làm việc này!

GĐXH - Bệnh nhân bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên làm việc đến 1 giờ sáng, thức khuya đói bụng, nên ngày nào cũng thèm và ăn bánh ngọt...

Người bệnh tiểu đường ăn giấm có tốt không?

Giấm là gia vị thông dụng trong căn bếp mỗi gia đình Việt. Không những thế, theo Đông y, giấm còn là vị thuốc có vị chua, đắng, tính ấm; có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Theo một phân tích tổng hợp về tác động của giấm đến việc kiểm soát lượng đường trong máu cho thấy, uống 1-2 thìa giấm (15-30ml) trước bữa ăn giúp giảm 11% phản ứng đường huyết sau bữa ăn và 16% phản ứng insulin. Hơn nữa, giấm rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu của chúng ta, cho dù bạn bị bệnh tiểu đường hay có sức khỏe tốt.

Bất ngờ công dụng của giấm, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này giúp ổn định đường huyết - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Những lợi ích này có thể là nhờ hàm lượng axit axetic trong giấm. Các nghiên cứu cho thấy axit axetic làm chậm quá trình tiêu hóa và ức chế các enzym tiêu hóa phân hủy tinh bột, đường. Những ảnh hưởng này gây ra sự gia tăng chậm lượng đường trong máu sau khi ăn.

Hơn nữa, axit axetic làm tăng biểu hiện của AMPK (protein kinase được kích hoạt bằng AMP) và GLUT4 (chất vận chuyển glucose loại 4), 2 loại protein làm tăng khả năng hấp thụ và sử dụng glucose trong cơ thể.

Tiêu thụ giấm làm tăng khả năng lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen trong cơ, ngay cả ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, giấm kích thích giãn mạch và tăng lưu lượng máu đến cơ xương, cả 2 đều là thành phần quan trọng của sự hấp thu glucose qua trung gian insulin.

Nếu bạn đang ăn một bữa ăn nhiều carb, ăn 1-2 thìa giấm là một cách dễ dàng để tăng độ nhạy cảm của insulin đối với lượng glucose. Giấm táo sẽ ngon hơn và cơ thể dễ chấp nhận hơn.

4 công dụng tuyệt vời của dấm với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ công dụng của giấm, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này giúp ổn định đường huyết - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Giúp làm giảm lượng đường sau ăn

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung giấm có thể giúp giảm lượng đường tăng sau bữa ăn sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm có lượng đường huyết cao. Điều này cho thấy rằng giấm có thể giúp ngăn ngừa sự gia tăng glucose ở bệnh nhân tiểu đường.

Giúp cải thiện hoạt động của các tế bào beta tuyến tụy

Theo một nghiên cứu, giấm gạo trắng có thể giúp cải thiện hoạt động của các tế bào beta tuyến tụy, từ đó duy trì lượng glucose trong cơ thể. Ngoài ra, giấm cũng có thể làm giảm trọng lượng cơ thể và cải thiện lưu trữ glycogen trong gan và góp phần quản lý glucose.

Giúp làm giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi giấm được thêm vào thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao như gạo, thì chỉ số đường huyết của nó có thể giảm 20-35%. Ngoài ra, khi các thực phẩm như dưa chuột được ngâm với giấm, chỉ số đường huyết có thể giảm hơn 30%. Điều này cho thấy rằng, giấm có đặc tính làm giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm.

Tác động tích cực đến chỉ số đường huyết và stress oxy hóa

Một nghiên cứu cho thấy, giấm táo có tác dụng với stress oxy hóa và chỉ số đường huyết của những người mắc bệnh tiểu đường.

Căng thẳng oxy hóa được biết là làm tổn thương các tế bào tuyến tụy do các gốc tự do, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó. Đặc tính chống oxy hóa của giấm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương các cơ quan quan trọng như tuyến tụy, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

5 nhóm người nên hạn chế ăn giấm

Bất ngờ công dụng của giấm, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này giúp ổn định đường huyết - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Người đang đói

Khi đói, lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, khi kết hợp với thành phần axit của giấm dẫn tới dư thừa, từ đó càng làm tăng cảm giác cồn cào, thậm chí là đau bụng, khó chịu.

Thường xuyên ăn các món ăn có chứa giấm khi đói sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới dạ dày và hệ tiêu hoá. Ngược lại, 1 thìa giấm nhỏ sau khi ăn 1h lại là liều thuốc kích thích tiêu hoá hiệu quả nhất.

Người bị viêm loét dạ dày

Những người mắc bệnh về tiêu hóa, viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều giấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn bởi thành phần axit hữu cơ trong giấm càng kích thích sự tiết dịch vị và axit của lớp niêm mạc trong dạ dày.

Người bị hạ kali máu

Hạ kali máu xảy ra khi cơ thể không giữ được đủ lượng kali để duy trì hoạt động bình thường, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ gây hạ kali máu của giấm không cao nhưng vẫn có thể xảy ra nếu bạn ăn nhiều trong thời gian dài. Người hay bị hạ kali máu nên tránh xa giấm.

Người đang sử dụng thuốc

Giấm và các loại thuốc tác động lẫn nhau nên khi cùng sử dụng dễ gây hạ kali máu. Nếu đang sử dụng thuốc tăng cường lực co bóp của cơ tim hoặc thuốc lợi tiểu, bạn không nên ăn giấm vì axit axetic trong giấm có thể thay đổi độ pH của cơ thể, ảnh hưởng tới tính chất và khả năng hấp thụ thuốc.

Người bị gãy xương

Khi bị gãy xương, cơ thể bạn sẽ thiếu hụt canxi do phải tập trung phục hồi cho chỗ xương bị gãy. Ăn giấm lúc này sẽ càng làm xương trở nên mềm và khó lành do môi trường axit sẽ làm mất cân bằng lượng canxi trong cơ thể.

Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh nên hạn chế ăn giấm bởi giấm có thể làm nặng thêm chứng bệnh loãng xương cũng như tình trạng đau khớp khi về già.

Người bệnh tiểu đường khi tập thể dục nhất định phải biết điều nàyNgười bệnh tiểu đường khi tập thể dục nhất định phải biết điều này

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đang dùng insulin hay thuốc viên trị tiểu đường khi tập thể dục nên mang theo kẹo ngọt bên mình phòng khi mức đường trong máu xuống quá thấp để có thể sử dụng ngay.

Thêm một loại quả ngọt thơm, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để nâng cao đề khángThêm một loại quả ngọt thơm, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để nâng cao đề kháng

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa điều độ và xem nó như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Người bệnh tiểu đường ăn trứng thế nào tốt nhất?Người bệnh tiểu đường ăn trứng thế nào tốt nhất?

GĐXH - Trứng không chỉ có lợi đối với sức khỏe tổng thể, với bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) trứng cũng là lựa chọn tốt.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Người đàn ông bị đột quỵ xuất huyết não trong đêm thừa nhận thường xuyên làm việc này

Người đàn ông bị đột quỵ xuất huyết não trong đêm thừa nhận thường xuyên làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ trong đêm thừa nhận thường xuyên thức khuya để hoàn thành công việc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng rất thích ăn đồ chiên rán. Bác sĩ cho biết, 2 thói quen này chính là nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

6 nhóm người dễ mắc ung thư tuyến giáp, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả ăn sống hay nấu chín đều ngon ngọt, người bệnh thận, bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Ăn lê thường xuyên giúp giúp dưỡng thận khỏe mạnh, cải thiện độ nhạy của insulin, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả.

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

8 bài tập đơn giản giúp cải thiện chức năng gan

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Để tăng cường sức khỏe của gan, hãy kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh…

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Người đàn ông ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường từ 3 dấu hiệu quen thuộc này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 66 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường nhờ dấu hiệu bất thường như sụt cân, háo nước, tiểu nhiều...

13 loại thực phẩm giàu calo giúp cải thiện cân nặng

13 loại thực phẩm giàu calo giúp cải thiện cân nặng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bằng cách nắm bắt tính linh hoạt của thực phẩm giàu calo và đưa ra quyết định sáng suốt, mọi người có thể hưởng lợi từ sức mạnh của các thực phẩm giàu năng lượng này để hỗ trợ các mục tiêu cân nặng và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, ổn định huyết áp

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, ổn định huyết áp

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Cỏ mần trầu là một loài cây thuộc họ lúa, rất dễ tìm kiếm, thường mọc lẫn vào nhau với cỏ dại nhưng lại mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này

5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Gia đình có 5 người mắc bệnh tiểu đường tiết lộ họ thường xuyên ăn cơm rang và mì xào kèm tương ớt và nước tương mà không cần món phụ nào khác.

Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì?

Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Việc tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho sức khoẻ như các bệnh về đường hô hấp, xương khớp, huyết áp...

Top