Người bệnh tiểu đường khi tập thể dục nhất định phải biết điều này
GĐXH - Người bệnh tiểu đường đang dùng insulin hay thuốc viên trị tiểu đường khi tập thể dục nên mang theo kẹo ngọt bên mình phòng khi mức đường trong máu xuống quá thấp để có thể sử dụng ngay.
Với người đái tháo đường (người bệnh tiểu đường) thì cùng với sử dụng thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng, việc tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin - hormone giúp tế bào trong cơ thể sử dụng đường trong máu làm năng lượng. Nhờ đó, người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, duy trì cân nặng phù hợp, giảm cân, ngủ ngon và vui vẻ hơn, cải thiện trí nhớ, giảm cholesterol...
Nghiên cứu đã chứng minh, việc tập thể dục kết hợp giảm cân được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 khoảng 58% ở người có nguy cơ cao.

Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thế nào cho hợp lý?
Tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết môn thể thao nào phù hợp với mình, cường độ tập luyện hợp lý. Trong đó, cường độ tập luyện có thể chia thành 3 mức độ như sau:
Vận động cường độ vừa
Người bệnh đi bộ nhanh, bơi lội,… ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể chia làm 2-3 buổi tập. Khi tập, người bệnh chú ý tới hơi thở, nhịp tim và lượng mồ hôi tiết ra. Nếu bạn thở hổn hển và khó khăn nói chuyện trong lúc tập có thể đã vận động quá sức, cần giảm bớt cường độ tập..
Vận động cường độ mạnh
Chạy bộ vừa, chạy nhanh, tập thể dục nhịp điệu, làm vườn (cuốc đất, trồng cây)… mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 20 phút.
Luyện tập thể lực đối kháng
Các bài tập vận động nặng được gợi ý như tập tạ, chống đẩy, tập theo máy,…Người bệnh có thể kết hợp cả vận động mức độ vừa và mạnh, với tần suất 2-3 buổi một tuần, thực hiện 8-10 vận động khác nhau cho tất cả nhóm cơ bắp chính. Mỗi động tác thực hiện 8-12 lần và 2 lượt cho mỗi bài tập.
7 lưu ý quan trọng khi người bệnh tiểu đường tập thể dục

Ảnh minh họa
- Người bệnh nên bắt đầu tập luyện theo cách chậm rãi và tăng dần mức độ và thời gian tập. Duy trì thời gian và ngày tập cố định. Ngừng tập nếu cơ thể không khỏe.
- Uống đủ nước để tránh mất nước (cơ thể cần nhiều nước hơn bình thường trong khi tập), nên có khoảng nghỉ ngắn nếu buổi tập kéo dài.
- Đảm bảo kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước khi tập thể dục, đặc biệt nếu bạn dùng insulin.
- Sau khi tập thể dục, hãy kiểm tra xem tập thể dục đã ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn như thế nào.
- Người đang dùng insulin hay thuốc viên trị tiểu đường nên mang theo kẹo ngọt bên mình phòng khi mức đường trong máu xuống quá thấp.
- Khi bạn tập thể dục, hãy mang vớ cotton và giày thể thao vừa vặn và thoải mái.
Ngoài ra bạn cũng hãy kiểm tra bàn chân của bạn xem có vết loét, phồng rộp, kích ứng, vết cắt hoặc vết thương nào khác không. Hãy liên hệ hoặc đi khám bác sĩ ngay nếu vết thương không bắt đầu lành sau 2 ngày.

Loại quả giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con lại ngăn ngừa tới 6 loại ung thư: Việt Nam bán vừa nhiều vừa rẻ
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcNgoài tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con và ngăn ngừa tới 6 loại ung thư, chị em ép loại quả này lấy nước uống còn mang đến hiệu quả chống lão hóa rất tốt.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết có dấu hiệu tăng?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.