Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ công dụng của rau tầm bóp, rất nhiều người không biết, 3 lưu ý cần tránh khi ăn để không lo tác dụng phụ

Chủ nhật, 08:16 28/05/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Cây tầm bóp có rất nhiều tác dụng trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt...

Mùa hè ăn canh cua tốt nhưng cần tránh 5 sai lầm này kẻo rước họa vào thânMùa hè ăn canh cua tốt nhưng cần tránh 5 sai lầm này kẻo rước họa vào thân

GĐXH - Người bị cảm lạnh, tiêu chảy, người mới ốm dậy... không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.

Cây tầm bóp hay nhiều địa phương còn gọi là cây bôm bốp, cây bùm bụp hay cây lồng đèn... Trước đây, loại cây này thường mọc dại, nhưng những năm gần đây, người dân trồng làm rau, đây không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh.

Tại Nhật Bản, tầm bóp là loại "rau nhà giàu". Còn ở Ấn Độ, người ta dùng rau tầm bóp như một loại "thần dược" có công dụng điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và làm thuốc lợi tiểu.

Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng tính mát và không độc. Tất cả các phần của cây tầm bóp đều tốt nhưng có lẽ thứ giá trị nhất chính là quả. Quả tầm bóp khi chín có màu đỏ tươi và có vị hơi chua chua, chúng có thể dùng làm mứt hoặc thuốc chữa bệnh.

Bất ngờ công dụng của rau tầm bóp, rất nhiều người không biết, 3 lưu ý cần tránh khi ăn để không lo tác dụng phụ - Ảnh 2.

Rau tầm bóp ngày càng được nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa

Ngoài ra, quả tầm bóp còn được dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến cảm, sốt, thanh nhiệt hay các loại ho có đờm cũng như mụn nhọt rất tốt. Phần thân cây dùng trong thuốc lợi tiểu, phần lá chữa rối loạn dạ dày và phần rễ tươi đem nấu cùng nước uống mỗi ngày để chữa bệnh đái đường hiệu quả.

Phần lá và đọt non của cây tầm bóp được dùng làm món rau sạch thơm ngon và bổ dưỡng trong gia đình. Tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm, các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.

4 công dụng chữa bệnh hữu hiệu của cây tầm bóp 

Theo nhiều nghiên cứu, trong cây tầm bóp có chứa nước, đạm, đường, béo, chất xơ, khoáng chất cùng các thành phần hoạt chất bao gồm axit phenolic, flavonoid, vitamin C, vitamin A, alkaloid và steroid… Nhờ những thành phần trên, tầm bóp có nhiều công dụng cho sức khỏe:

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tầm bóp có chứa lượng vitamin C dồi dào, chất này có tác dụng tốt trong việc chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Nhờ đó điều hòa mạch máu, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh. Cùng với vitamin A trong trong cây có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu, giúp cải thiện bệnh lý về máu.

Bất ngờ công dụng của rau tầm bóp, rất nhiều người không biết, 3 lưu ý cần tránh khi ăn để không lo tác dụng phụ - Ảnh 3.

Quả tầm bóp có nhiều công dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa

Hỗ trợ điều trị ung thư

Môt trong những công dụng tuyệt vời của cây tầm bóp là khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Các thành phần trong tầm bóp, nhất là vitamin C có thể hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả nhất là ung thư về phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm hầu họng,...

Tốt cho mắt

Hàm lượng vitamin A trong tầm bóp tương đối dồi dào. Đây là chất đặc biệt tốt cho sức khỏe đôi mắt. Vitamin A có tác dụng ngăn ngừa khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Sử dụng tầm bóp đúng cách cũng là một giải pháp tăng cường sức khỏe của đôi mắt.

Giúp hạ sốt, cảm lạnh

Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, cây tầm bóp còn có rất nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.

3 lưu ý khi dùng tầm bóp để tránh gây hại sức khỏe

Bất ngờ công dụng của rau tầm bóp, rất nhiều người không biết, 3 lưu ý cần tránh khi ăn để không lo tác dụng phụ - Ảnh 4.

Rau tầm bop có thể chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng. Ảnh minh họa

- Tránh sử dụng tầm bóp cho những người có cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.

- Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa,... cần dừng lại ngay.

- Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai. Cần phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.

Rau má có công dụng giải nhiệt và làm đẹp tuyệt vời, nhưng nếu cơ thể có dấu hiệu này cần dừng ngay!Rau má có công dụng giải nhiệt và làm đẹp tuyệt vời, nhưng nếu cơ thể có dấu hiệu này cần dừng ngay!

GĐXH - Sau khi uống nước rau má nếu có triệu chứng mệt, nhức đầu, chóng mặt... thì cần dừng ngay.

Sóng điện thoại ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe phái mạnh

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Sống khỏe - 3 giờ trước

Cà phê rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy uống cà phê có giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường không?

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Hạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Uống nước lá sen có tác dụng gì?

Uống nước lá sen có tác dụng gì?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại xác nhận những lợi ích sức khỏe đáng kể mà lá sen mang lại. Vậy uống nước lá sen có tác dụng gì?

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 1 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Top