Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ trước đổi thay ở “điểm nóng” Mường Mô

Thứ hai, 09:01 01/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu từng bị liệt vào những điểm nóng về ma túy. Vì vướng vào “khói thuốc trắng” mà trước đây, ở vùng phên dậu này năm nào cũng có đến cả chục người vong mạng vì căn bệnh thế kỷ - AIDS. Hôm nay, cuộc sống của người dân nơi đây đã có những đổi thay khiến những du khách đầy bất ngờ khi quay lại thăm.

 

Căn nhà sàn kiên cố của gia đình bà Mào Thị Phía vẫn còn thơm mùi gỗ. Ảnh: Cao Tuân
Căn nhà sàn kiên cố của gia đình bà Mào Thị Phía vẫn còn thơm mùi gỗ. Ảnh: Cao Tuân

Những ngôi nhà mới mọc tên từ “bản ma túy”

Dẫn chúng tôi đi thăm bản Mường Mô, trên những con đường được đổ bê tông dầy dặn, sạch đẹp, bà Lù Thị Sen, Bí thư Đảng ủy xã Mường Mô vui vẻ cho biết: “Năm nay là năm thứ hai người dân ở 8/9 bản thuộc khu tái định cư được đón một cái Tết no đủ. Có được điều này cũng là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Nếu không cứ như trước thì vất vả và khó quản lý lắm nhà báo ạ!”.

Là người từng giữ cương vị Chủ tịch UBND xã đồng thời là người dân tộc Thái nên vị cán bộ này hiểu rõ về cuộc sống của người dân Mường Mô. “Trước đây, xã Mường Mô là điểm nóng về ma túy, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp. Ngay sau khi bà con chuyển đến nơi ở tái định cư, Đảng ủy và chính quyền địa phương đã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tránh xa tệ nạn ma túy. Cũng chính vì thế mà cho đến nay tệ nạn ma túy đã giảm hẳn, đời sống nhân dân trong xã được nâng cao”.

Đưa chúng tôi vào hộ của gia đình bà Mào Thị Phía (60 tuổi) ở bản Mường Mô, vị Bí thư xã này hoan hỉ giới thiệu: “Trước đây nhà bà Phía khổ lắm, thiếu đói liên miên, nhà thì chắp vá rách rưới. Nay thì khác rồi. Nếu muốn hiểu cặn kẽ thì nhà báo hỏi chuyện bà ấy thì sẽ rõ cả thôi”.

Là một trong những hộ chuyển đến bản mới sớm nhất, ngôi nhà sàn  khang trang của gia đình bà Phía vẫn còn thơm mùi gỗ. Trong trang phục truyền thống của dân tộc Thái, bà Phía dường như trẻ hơn so với cái tuổi của mình. Rót chén nước trà đặc quánh, người phụ nữ này hồi tưởng lại những ngày gia đình mình vẫn còn ở nơi ở cũ. Theo lời kể của bà Phía, trước đây gia đình bà chưa bao giờ nghĩ đến cách xây dựng chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm tách biệt khỏi khu ăn nghỉ của gia đình. Toàn bộ khu vực dưới sàn nhà (người Thái thường ở nhà sàn) được tận dụng làm nơi nuôi nhốt trâu bò, lợn gà. Chính vì thế mùi hôi thối, xú uế cứ bốc lên nồng nặc. Không chỉ có thế, tất cả những hộ thuộc bản cũ đều không có nhà vệ sinh riêng, nên cứ tối đến là cả bản lại kéo nhau ra bờ suối…

“Giờ thì khác rồi, về đây đường bê tông vào thẳng tận nhà. Nhà ai cũng khang trang sạch sẽ, mát mẻ. Nhưng quan trọng hơn là có điện lưới và trường học cho các cháu. Không chỉ thế, chúng tôi còn có cơ hội áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi để trang trải thêm kinh tế gia đình. Nói thật chứ, cứ nghĩ đến thủa trước mà lạnh cả người”- bà Phía lộ rõ niềm phấn chấn khi chia sẻ với PV.

Cũng theo lời bà Phía, ngôi nhà này gia đình bà làm hết gần 100 triệu đồng, tất cả được làm bằng tiền nhà nước hỗ trợ. Đó là niềm mơ ước lớn lao mà trước đây gia đình bà chẳng dám nghĩ tới. Hoan hỉ hơn, sau khi làm nhà xong, gia đình bà vẫn còn gần vài chục triệu đồng để tiếp tục đầu tư làm ăn.

Giống như hộ bà Phía, hộ nhà ông Mào Văn Chủ (SN 1962) cũng chuyển về khu tái định cư Mường Mô khá sớm. Được phân mảnh đất 360m2, ngoài dựng căn nhà sàn khá khang trang thì gia đình ông cũng bố trí nơi chăn nuôi, khu trồng trọt khá qui củ. Vị chủ nhà này hào hứng chia sẻ: “Nói thật khi mới chuyển về đây, gia đình tôi cũng lo lắm, đặc biệt về cuộc sống liệu có ổn hay không khi về nơi ở mới? Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành nên đời sống của bà con khá lên trông thấy. Mọi người trong bản sống với nhau nghĩa tình và gần gụi hơn. Không khí cũng thoáng mát, ngõ xóm sạch đẹp chứ không bẩn thỉu như trước. Không chỉ có vậy, chúng tôi còn được sử dụng nước sạch thay vì dùng nước suối”.

Được biết, trong năm học 2015- 2016, xã Mường Mô đã huy động được 100% các cháu đúng độ tuổi đến lớp học, giữ vững tỉ lệ chuyên cần lên đến 98% với ba khối lớp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Nói về điều này, bà Lù Thị Sen cho biết thêm: “Các bản tái định cư đều được Đảng và Nhà nước quan tâm rất lớn, đặc biệt là trường học cho các cháu đến tuổi tới trường. Kết hợp với đó, địa phương cũng tích cực vận động cha mẹ cho con em mình đến trường. Do vậy, năm nay số lượng trẻ đến trường tăng cao so với mọi năm”.

Rộn ràng đón Tết

Ông Mào Văn Chủ chia sẻ về cuộc sống mới sau khi tái định cư.
Ông Mào Văn Chủ chia sẻ về cuộc sống mới sau khi tái định cư.

Theo tìm hiểu của PV, xã Mường Mô có 9 thôn bản với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đợt di dời vào giữa năm 2014 thì Mường Mô có 8 bản thuộc diện này và Tết Bính Thân 2016 cũng là năm thứ hai những hộ thuộc diện tái định cư được đón cái Tết thứ hai ở nơi ở mới. So với nơi ở cũ, các bản tái định cư của xã Mường Mô hôm nay rộng và đẹp hơn rất nhiều. Với những dãy nhà ngói, nhà sàn ngăn nắp và cơ bản đầy đủ các công trình thiết yếu như: đường, điện, nước sinh hoạt, nhà văn hóa… phục vụ đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã xây dựng các mô hình kinh tế thử nghiệm, hỗ trợ cây con giống để phát triển sản xuất nên bà con rất phấn khởi.

Nói về cái Tết sắp tới, bà Phía cũng cho hay: “Mặc dù phần lớn diện tích đất trồng lúa của gia đình đã bị ngập. Nhưng nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà gia đình tôi cũng đủ ăn. Hơn nữa lại học được cách chăn nuôi nên thu nhập của gia đình tôi cũng khá lên trông thấy. Nhờ đó mà chúng tôi còn tích cóp được một số vốn không nhỏ cho cái Tết này”. Như để minh chứng cho lời mình nói, bà Phía dẫn chúng tôi ra khu vực chăn nuôi của gia đình rồi hồ hởi khoe: “Năm vừa rồi, tôi cũng bán được gần 10 triệu đồng tiền gà, cộng với vài triệu tiền cá. Như vậy Tết năm nay nhà tôi ăn to hơn năm ngoái rồi”.

Không riêng gì gia đình bà Phía, những hộ dân sống ở bản tái định cư Mường Mô cũng tích trữ được cho gia đình mình thịt, cá và rượu để đón Tết. Đang ném thức ăn cho đàn cá trê lai dưới ao, thấy PV hỏi về việc đón Tết, ông Lù Văn Tuân cười tươi rồi hóm hỉnh nói với chúng tôi: “Năm nay chắc phải ăn Tết to hơn năm ngoái rồi. Hay nhà báo ở lại ăn Tết cùng chúng tôi nhé. Tết ở Mường Mô là vui nhất đấy”.

Kể về cái Tết đầu tiên của các hộ thuộc diện di dời (năm 2015), bà Sen cho biết: “Là năm đầu tiên 8 thôn bản ăn Tết ở nơi ở mới nên chính quyền địa phương đã cố gắng huy động cũng như động viên bà con với mong muốn mọi người ăn Tết trong vui vẻ đầm ấm. Mỗi bản đều có một khu vui chơi, hoạt động văn hóa theo đúng phong tục của người dân địa phương. Nhưng năm nay, tôi tin chắc bà con sẽ ăn Tết to hơn, văn hóa hơn năm ngoái bởi hiện tại cơ sở vật chất ở các thôn bản thuộc diện di dời đã khá hoàn thiện, đời sống khấm khá lên trông thấy”….

Chúng tôi rời Mường Mô khi những nụ hoa đào đã chớm nở trên những cành cây gầy guộc bám rễ trên những sườn đá. Thế nhưng khi trên đường trở về Hà Nội, chúng tôi vẫn thấy văng vẳng lời tâm sự và cũng là lời hứa chắc nịch của vị Bí thư xã Mường Mô trước lúc chia tay: “Mường Mô vẫn còn khó khăn nhiều lắm. Nhưng bằng sự nỗ lực của bà con địa phương, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thì chỉ vài năm nữa, nơi đây sẽ là một điểm sáng trong mọi hoạt động của tỉnh Lai Châu…”.

 

Gội đầu cuối năm trên dòng Đà giang

Nằm ở ven dòng sông Đà hùng vĩ, xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) không chỉ được biết đến là địa danh có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình mà còn là một miền đất có nền văn hoá phong phú và đậm đà bản sắc. Đồng bào dân tộc Thái nơi đây có nhiều sinh hoạt văn hoá hết sức độc đáo, một trong số đó là lễ hội gội đầu của người Thái trắng.

Mặc dù chỉ diễn ra trong một gian ngắn ngủi, nhưng lễ hội gội đầu lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con dân tộc Thái trắng. Họ tâm niệm, gội đầu là để rửa trôi, tống tiễn những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ theo dòng nước (sông, suối). Đồng thời cũng là cầu cho năm mới tốt lành, gặp điều may mắn, làm ăn phát đạt.

Cao Tuân/Báo Gia đình& Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 28 phút trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 1 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 8/4, Cục CSGT sẽ bắt đầu tổ chức phiên đấu giá biển số xe thứ 6 với hàng loạt biển số đẹp. Giá khởi điểm 5 triệu đồng đối với biển số xe máy, 40 triệu đồng biển số ô tô.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Giáo dục - 3 giờ trước

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Top