Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé trai 12 tuổi ở Hà Nội bị co giật, khó thở sau khi hút thuốc lá điện tử

Thứ tư, 08:12 09/11/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo thông tin khai thác thông tin từ gia đình: N.A là học sinh ngoan, học giỏi, nhưng bố đi làm xa, mẹ bận công việc nên không dành thời gian quan tâm, giám sát trẻ.

Bất ngờ 4 công dụng tuyệt vời của quả sung với sức khỏe, nhưng 3 nhóm người này tốt nhất không nên ănBất ngờ 4 công dụng tuyệt vời của quả sung với sức khỏe, nhưng 3 nhóm người này tốt nhất không nên ăn

GiadinhNet - Quả sung có thể cải thiện chứng táo bón, giảm béo, hạ colesterol, tăng thể lực, giảm đau, giảm ho, đồng thời phòng được tiểu đường và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Gần đây, trào lưu thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng “xâm nhập” nhiều vào trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh tuổi vị thành niên - lứa tuổi hiếu kỳ, tò mò và thích khám phá.

Theo thông tin từ BV Nhi Trung ương, đã có không ít trường hợp học sinh được đưa vào cấp cứu trong trạng thái kích thích, loạn thần, ảo giác hoặc suy hô hấp do ngộ độc các chất trong thuốc lá điện tử. Cụ thể nhất là trường hợp của em N.A (nam, 12 tuổi) là học sinh Trung học ở Hà Nội.

Được biết thời gian lên chơi với bà nội tại Hòa Bình và đã sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên mà bà không hay biết. Sau khi hút thuốc lá điện tử đã xuất hiện cơn run tay chân, chóng mặt, hoảng sợ, khó thở và xuất hiện cơn co giật. Trẻ được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương và được theo dõi, điều trị tại Khoa Sức khỏe vị thành niên. Các bác sĩ đã lấy mẫu thuốc lá điện tử mà cháu đã sử dụng gửi đến Viện Pháp Y Quốc Gia để tìm độc chất và kết quả cho thấy có thành phần của một số chất gây nghiện.

 TS.BS Ngô Anh Vinh – Phó Trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên kết luận: “Cháu bị ngộ độc chất gây nghiện do sử dụng thuốc lá điện tử”. Sau khi điều trị ổn định, BS Vinh cũng đã tư vấn cho gia đình về cách giám sát và quan tâm con đúng mức để phòng ngừa việc tái diễn sử dụng thuốc lá điện tử của trẻ.

Bé trai 12 tuổi ở Hà Nội bị co giật, khó thở sau khi hút thuốc lá điện tử  - Ảnh 2.

Thuốc lá điện tử gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho trẻ vị thành niên. Ảnh minh họa

Tác hại trầm trọng của thuốc lá điện tử

BS Ngô Anh Vinh cho biết: Thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất gây nghiện, vì thế trẻ có thể vật vã khó chịu khi sử dụng. Nicotine còn gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Thậm chí, có thể gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.

Thuốc lá điện tử với các ống dung dịch đốt không có định lượng về nồng độ nicotine và tạp chất, dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng nicotine và gây ra ngộ độc cấp tính.

Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ dùng thuốc lá điện tử

Trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Trẻ có thẻ có các biểu hiện hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi.

Trẻ thay đổi hành vi: Trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.

Tìm thấy những vật lạ trong nhà: Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước và hình dáng, do vậy có thể xuất hiện dưới dạng ống, USB,… Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thường trong nhà, thì có thể đưa đến Bệnh viện để kiểm tra.

Xuất hiện mùi lạ: Thuốc lá điện tử thường có mùi hoa quả hấp dẫn trẻ. Những mùi phổ biến là mùi cam, bạc hà, chanh,… Nếu cha mẹ ngửi thấy những mùi hương bất thường trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc trẻ dùng thuốc lá điện tử.

Những hành vi hoặc trò chuyện đáng ngờ với bạn bè: Trẻ có xu hướng lén lút sử dụng cùng với bạn bè, do vậy cha mẹ nên để ý khi trẻ có buổi đi chơi đáng ngờ, tham gia chơi cùng nhóm bạn mới, nhắn tin hay trò chuyện bí mật.

5 nhóm người được khuyến cáo không ăn dưa muối để giữ an toàn cho sức khỏe5 nhóm người được khuyến cáo không ăn dưa muối để giữ an toàn cho sức khỏe

GiadinhNet - Việc thường xuyên ăn dưa muối sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh dạ dày, tăng huyết áp và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê

Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê

Mẹ và bé - 18 phút trước

GĐXH - Ăn vặt có thể giúp cho lượng đường trong máu của trẻ trở nên ổn định hơn, nhất là khi sau bữa ăn chính khoảng 3 tiếng.

Sai lầm cần tránh khi ăn ức gà vì hại gan, hại thận, làm đúng theo cách này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả!

Sai lầm cần tránh khi ăn ức gà vì hại gan, hại thận, làm đúng theo cách này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả!

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Không nên ăn ức gà thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài với hàm lượng lớn. Khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ dư thừa protein và tích tụ nhiều cholesterol, tạo gánh nặng cho gan và thận…

Công dụng của Omega-3 đối với mắt

Công dụng của Omega-3 đối với mắt

Sống khỏe - 3 giờ trước

Hiện nay, việc có một đôi mắt khỏe cần nhiều thời gian và công sức chăm sóc, trong đó việc bổ sung Omega-3 hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp với thể trạng là điều không thể thiếu.

3 lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư gan của người Việt ở mức cao

3 lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư gan của người Việt ở mức cao

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ung thư gan là một căn bệnh ác tính. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn để giúp con khoẻ, mẹ khoẻ

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn để giúp con khoẻ, mẹ khoẻ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe của bà bầu nhưng cũng có một số cần hạn chế.

Những thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên tiêu thụ nhiều

Những thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên tiêu thụ nhiều

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Theo các chuyên gia y tế, đây là một số thực phẩm mà người bệnh suy giáp nên tránh dùng quá nhiều.

Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?

Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng, dễ nhầm lẫn và có thể gây biến chứng nặng nề. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không và cần làm gì để nhanh cải thiện bệnh?

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?

Y tế - 8 giờ trước

Trải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

"Trầm cảm lâu nay không có sao bây giờ nhiều thế?" là một nhận định rất phổ biến hiện nay, khi các bệnh lý rối loạn tâm thần, điển hình như trầm cảm, được chẩn đoán nhiều hơn đáng kể.

"Nhân đôi đề kháng" – Bảo vệ "những cây non" trước giông bão của dịch bệnh

"Nhân đôi đề kháng" – Bảo vệ "những cây non" trước giông bão của dịch bệnh

Sống khỏe - 10 giờ trước

Trong 2 năm gần đây, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, xuất hiện nhiều bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn.

Top