Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nhân có thể chết trên đường chuyển tuyến đã được cứu sống nhờ Telehealth

Thứ năm, 18:05 24/09/2020 | Y tế

GiadinhNet - Cuối tháng 9, trong ngôi nhà nhỏ tại xã Giao An, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa, với sự giúp đỡ của vợ, ông L.Đ.H có thể di chuyển nhẹ nhàng quanh nhà. Cách đó vài tháng, người đàn ông này từng phải đối mặt với tử thần và tưởng chừng không thể qua khỏi...


Ca bệnh đặc biệt tại một xã nghèo

Giữa tháng 6, ông L.Đ.H được vợ con đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa cách nhà hơn 70 km sau thời gian dài đau đầu, buồn nôn. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân không sốt. Nhưng chỉ 3 ngày sau, người này diễn biến nặng, rơi vào hôn mê, phải thở máy, tiên lượng tử vong.

Bác sĩ Triệu Kim Hoàng (Khoa Hồi sức) - người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân H - chia sẻ: "Trong 8 năm làm việc tại đây, từng điều trị cho nhiều bệnh nhân nặng, nhưng đây vẫn là ca bệnh rất khó đối với chúng tôi".

Dù nghi ngờ bệnh nhân có sán xâm nhập vào não nhưng các bác sĩ ở tuyến huyện chưa dám khẳng định để đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo cho người bệnh. Sau 2 tuần, tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng, hôn mê sâu.

Ngày 30/6, trong buổi kết nối thông qua hệ thống Telehealth với các chuyên gia của Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Lặc đã đưa ra thông tin về ca bệnh này và xin "chi viện".

Bệnh nhân có thể chết trên đường chuyển tuyến đã được cứu sống nhờ Telehealth - Ảnh 2.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ví Telehealth như "cánh tay thứ ba" của các bác sĩ.

Rất nhanh chóng, nguyên nhân dẫn đến hôn mê của bệnh nhân đã được các bác sĩ tuyến trung ương chỉ ra - não có ấu trùng sán. Ngay lập tức, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội ra y lệnh: "Chúng ta cần làm luôn điện não đồ cho bệnh nhân sau đó gửi vào hệ thống".

Nhờ những hình ảnh siêu nét, bệnh án điện tử có thể tra cứu tức thời và hệ thống các xét nghiệm, phim chụp đã được số hoá đầy đủ, các chuyên gia lập tức thông qua phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Người đàn ông này nhanh chóng được dẫn lưu não thất. Ê-kíp mổ gồm BS Trần Quang Trung - Khoa Ngoại thần kinh cột sống - BV Đại học Y Hà Nội và nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Lặc.

Sau phẫu thuật, hành trình hồi sức tích cực cho bệnh nhân cũng rất gian nan. Bởi ông H còn bị viêm phổi nặng, mắc Whitmore. Vì vậy, không chỉ hỗ trợ phẫu thuật, các chuyên gia tuyến trung ương còn tiếp tục đồng hành với các bác sĩ trong quá trình này. Thông qua Telehealth, các chuyên gia tư vấn cho bác sĩ Hoàng và các đồng nghiệp về việc sử dụng thuốc, máy móc khi hồi sức và điều trị các bệnh lý nền cho người đàn ông này.

3 tháng sau ca mổ, bệnh nhân có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Gia đình ông H chia sẻ các bác sĩ đã đưa người thân của mình từ tay tử thần trở về.

Người đàn ông dân tộc Mường xúc động chia sẻ: "Cảm ơn các bác sĩ đã điều trị, giúp đỡ cho tôi có được sức khỏe bình thường như ngày hôm nay".

Bệnh nhân, bác sĩ đều được hưởng lợi nhờ Telehealth

Làm việc tại bệnh viện tuyến huyện cách Hà Nội khoảng 150km, bác sĩ Hoàng cho biết, trước đây những bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng đều phải được chuyển lên tuyến trên để điều trị. Tuy nhiên, điều đó tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm. Gần 4 tiếng di chuyển là hành trình rất dài đối với những người đã hôn mê, sự sống rất mong manh và phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc, thiết bị y tế.

Bệnh nhân có thể chết trên đường chuyển tuyến đã được cứu sống nhờ Telehealth - Ảnh 3.

Một buổi hội chẩn thông qua Telehealth.

Bởi vậy, bác sĩ Hoàng cho rằng bệnh nhân H được cứu sống là nhờ vào sự tư vấn, hội chẩn từ xa thông qua hệ thống Telehealth. Buổi hội chẩn giúp các bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị chính xác, đặc biệt là giúp bệnh nhân không phải chuyển tuyến.

Đặc biệt, hoàn cảnh của người đàn ông này rất khó khăn. Khi biết người thân mắc trọng bệnh, không thể qua khỏi, gia đình đã nhiều lần xin bác sĩ để đưa ông về nhà "uống thuốc nam". Một mặt, các bác sĩ phải thuyết phục gia đình cho bệnh nhân ở lại, mặt khác kêu gọi sự hỗ trợ từ tuyến trên.

"Rất may, các bác sĩ của Bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã hỗ trợ chi phí mổ cho bệnh nhân. Nhờ Telehealth, có lẽ gia đình bệnh nhân phải giảm được hơn 50% chi phí điều trị", bác sĩ Hoàng cho biết.

Đối với bác sĩ này, Telehealth không chỉ đem lại lợi ích cho người bệnh mà còn giúp mình và các đồng nghiệp ở tuyến dưới có thêm nhiều kiến thức. Bởi việc học qua từng ca bệnh thực tế giúp họ nắm bắt kỹ thuật, kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị của các chuyên gia nhanh hơn. Điều đó mở ra cơ hội trong tương lai bệnh viện tuyến huyện này sẽ điều trị thành công nhiều ca bệnh khó hơn nữa.

Nguyễn Hằng

Bệnh nhân có thể chết trên đường chuyển tuyến đã được cứu sống nhờ Telehealth - Ảnh 4.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 6 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 1 tuần trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 1 tuần trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Top