Bệnh viện Thể thao Việt Nam: Xây dựng “Bệnh viện điện tử” phục vụ người dân
Nhằm đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, Bệnh viện Thể thao Việt Nam đã không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, áp dụng công nghệ cao vào điều trị và đang gấp rút xây dựng mô hình "Bệnh viện điện tử" để phục vụ người dân.
Theo ghi nhận từ đầu năm 2020 đến nay, hàng trăm nước trên thế giới trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng vì dịch bệnh việm đường hô hấp cấp do chúng mới vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Dịch bệnh đã cướp đi rất nhiều sinh mạng, kinh tế thế giới thiệt hại nặng nề, kết hợp với thiên tai, chiến tranh thương mại khiến thế giới có nhiều biến động khó lường.

Đội ngũ y bác sỹ bệnh viện luôn hết lòng vì bệnh nhân.
Bên cạnh những tổn thất này, thế giới đứng trước xu hướng, thời cơ thay đổi về phương thức tương tác, quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động lao động xã hội. Đó xu thế của thời đại cách mạng công nghệ lần thứ 4 của nhân loại, quốc gia, lãnh thổ, Bộ, Ban, Ngành và đơn vị, cơ quan nào nhanh chóng tiếp nhận, triển khai tốt công nghệ số, công nghệ 4.0 sẽ chiếm ưu thế và có cơ hội thành công trong tổ chức hoạt động, phát triển kinh tế mà vẫn có thể đứng vững trước thiên tai, dịch, họa.
Nhận thức được nguy cơ, thách thức và xu hướng, thời cơ mới tập thể lãnh đạo bệnh viện Thể thao Việt Nam đã xác định được chủ trương, xây dựng kế hoạch hành động để hướng đến "bệnh viện số" trong tương lai, đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

PGS.TS.BS Võ Tường Kha - Giám đốc bệnh viện
Theo PGS.TS.BS Võ Tường Kha – Giám đốc Bệnh viện cho biết, đơn vị đã xây dựng lộ trình kế hoạch thực triển khai bệnh viện số, bệnh án điện tử với các giai đoạn:
Bước 1: Hoàn thiện thiết chế quản lý, xây dựng các quy trình: quản lý, điều hành, làm việc, kỹ thuật và phác đồ điều trị theo tiêu chuẩn của Ngành, tiến tới tiêu chuẩn ISO, bước này cơ bản mất 03 năm từ năm 2019 đến năm 2021.
Bước 2: Sơ đồ hóa các quy trình, phác đồ của bước 1, kèm theo là nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; số hóa các thiết bị y tế, xây dựng cơ sở dữ liệu; xây dựng các phần mềm quản lý bệnh viện (phần mềm quản lý khám, chữa bệnh; phần mềm quản trị nhân sự và công sản; phần mềm quản lý tài chính kế toán...). Bước này cơ bản mất 04 năm từ năm 2018 đến năm 2021.

Công nghệ số đang được "phủ sóng" trên toàn hệ thống quản lý của bệnh viện
Bước 3: Số hóa các các quy trình, phác đồ của bước 1. Kèm theo là tạo dựng các hệ thống trực tuyến (hệ thống văn phòng-văn thư trực tuyến – Ioffice; hệ thống giao ban, hội họp trực tuyến; hệ thống khám chữa bệnh, hội chẩn từ xa Tele Health; hệ thống đặt lịch khám, hệ thống theo dõi, chăm sóc bệnh nhân tại nhà...); đăng ký các chữ ký số, hóa đơn điện tử và đưa hệ thống không sử dụng tiền mặt vào mọi giao dịch của bệnh viện (mã vạch, mã QR và thẻ tín dụng...). Dự kiến thời gian từ năm 2020 đến năm 2023.
Bước 4: Triển khai demo đồng bộ bệnh viện số và bệnh án điện tử, từ năm 2023 đến năm 2024.
Cho đến nay, Bệnh viện Thể thao Việt Nam đã xây dựng được cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của mỗi khoa, phòng; Bước đầu xây dựng hoàn chỉnh 57 quy trình làm việc; 85 quy trình kỹ thuật và 78 phác đồ điều trị. Trong số này, đã sơ đồ hóa 45 quy trình làm việc; 63 quy trình kỹ thuật và 31 phác đồ điều trị.

Một buổi giao ban trực tuyến của BV Thể thao VN.
Hệ thống phần mềm quản lý khám, chữa bệnh đã được triển khai, quản lý, kiểm soát hoạt động khám, chữa bệnh dịch vụ và bảo hiểm y tế, đang dần hoàn thiện. Hệ thống quản trị nhân lực và quản lý công sản đã được nghiên cứu demo và đang hoàn thiện theo nhu cầu thực tế, đang cập nhật dữ liệu để áp dụng đồng bộ trong năm 2021.
Hệ thống phần mềm quản lý kế tài chính kế toán đang sử dụng 2 phần mềm song song (phần mềm Esoft, phần mềm quản lý bệnh viện), đang nghiên cứu tích hợp vào cùng phần mềm quản lý bệnh viện. Hệ thống quản trị, quản lý đang áp dụng trên hệ thống phần mềm Googe. Bệnh viện đang cùng Trung tâm công nghệ thông tin của Tổng cục Thể dục thể thao và Trung tâm Thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và kết nối phầm mềm quản trị văn phòng Ioffice;
Hệ thống giao ban, hội họp trực tuyến đang được triển khai dựa vào tiện ích của các mạng xã hội. Sắp tới bệnh viện sẽ thiết lập hệ thống giao ban, hội họp đào tạo, trực tuyến riêng; Hệ thống phần mềm tư vấn, đặt lịch khám, lấy mẫu-trả kết quả xét nghiệm, chăm sóc bệnh nhân tại nhà, đang phối hợp với đơn vị bạn (như phần mềm của hệ thống Blue Care). Các hệ thống này, dự kiến sẽ áp dụng trong năm 2021.

Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ người dân.
Ngoài ra, số hóa hệ thống các trang thiết bị y tế đã thực hiện ¾ số trang thiết bị y tế của bệnh viện, việc đăng ký chữ ký số, hóa đơn điện tử và sử dụng mã vạch, mã QR để thanh toán không dùng tiền mặt dự kiến trong năm 2021 cũng sẽ được áp dụng đồng bộ. Dự kiến quý I năm 2023 bệnh viện sẽ demo bệnh viện số và bệnh án điện tử để đến quý 4 sẽ áp dụng toàn bện bệnh viện.
Để thực hiện được các nội dung của kế hoạch tiến tới bệnh viện số, bệnh án điện tử, Bệnh viện Thể thao Việt Nam cần hội đủ các yếu tố: sự quyết tâm cao của toàn thể cán bộ viên chức, đảng viên, người lao động của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh; Sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao, của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, của các đơn vị bạn trong và ngoài Ngành về: chủ trương, đường lối; về nguồn đầu tư ngân sách từ nhà nước; về quan tâm, chỉ đạo sát sát của lãnh đạo các Bộ, Ngành liên quan.
Tăng cường đầu tư hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại; cập nhật, phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến và bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ nhân lực giỏi về y thuật, sáng về ý đức, cùng với xây dựng bệnh viện số là chìa khóa để đạt được mục tiêu: "Đưa bệnh viện Thể thao Việt Nam hội nhập sâu rộng trong nước và trên thế giới; xây dựng bệnh viện có uy tín và thương hiệu trong nước và quốc tế".
Theo Người đưa tin

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 9 phút trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 53 phút trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 1 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 4 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 7 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 19 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 20 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏeGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.