Bí mật về tình trạng sức khỏe được bộc lộ qua tay bạn
Tất cả mọi thứ, từ móng tay bị giòn và dễ gẫy đến triệu chứng run tay đều có thể là dấu hiệu ngầm thông báo về tình trạng sức khỏe của bạn.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn qua các biểu hiện của bàn tay.
Run tay
Nếu tay bạn thường xuyên bị run rẩy không kiểm soát được, việc đầu tiên là đừng quá hoảng sợ. Một lời giải thích đơn giản cho chứng run tay có thể là bạn đã tiêu thụ quá nhiều caffeine. Và một số loại thuốc, kể cả thuốc hen suyễn và thuốc chống trầm cảm, cũng có thể làm trầm trọng tình hình. Tuy nhiên, nếu không phát hiện ra bất cứ nguyên nhân khả dĩ nào, hãy lập tức đi khám bác sĩ.
Một tác nhân hiếm gặp hơn có thể là do bệnh Parkinson, một rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến các chuyển động, theo như tiến sĩ Y khoa David E. Bank, đồng thời là phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại New York-Presbyterian/ Columbia ở thành phố New York.

Ảnh minh họa
Da tay bị bong tróc
Nếu da trên các đầu ngón tay của bạn đột nhiên bị bong ra từng mảng, có thể đó là do bạn bị thiếu hụt vitamin B. Một số vitamin B như niacin (B3) và biotin (vitamin B7) là dưỡng chất quan trọng để duy trì một làn da khỏe đẹp. Theo tiến sĩ Bank thì: "Việc bổ sung biotin sẽ giúp thúc đẩy da dẻ và móng tay tăng trưởng lành mạnh; trong khi niacin bảo vệ và phục hồi làn da bằng cách ngăn chặn sự hình thành của các hắc tố melanin, thúc đẩy tăng trưởng collagen, cải thiện độ ẩm tự nhiên của làn da".
Ngoài việc sử dụng viên uống bổ sung, bạn cũng nên ăn nhiều các thực phẩm giàu niacin như cá, đậu phộng, nấm và các loại thực phẩm giàu biotin như bơ và cá ngừ vào thực đơn mỗi ngày.
Móng tay giòn và dễ gẫy
Nếu móng tay của bạn có vẻ yếu ớt và nhạy cảm, có thể đó là do cơ thể bị thiếu hụt kẽm. Theo tiến sĩ Bank, kẽm được xem là có công dụng thúc đẩy sự phát triển và thay mới của các tế bào da. Hãy cân nhắc bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để xem tình hình có được cải thiện không. Một số tùy chọn bao gồm: mầm lúa mì, yến mạch, các loại hạt và thịt.
Móng tay có màu nhợt hay trắng
Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu, có nghĩa là cơ thể bạn đã không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô. Một xét nghiệm máu định kỳ có thể kết luận xem bạn có bị thiếu máu hay không, và việc điều trị thường bao gồm bổ sung thêm chất sắt – tuy nhiên đầu tiên bạn cần có một bài đánh giá y tế thích hợp trước.
Khô, ngứa ngáy và mẩn đỏ
Nếu bạn luôn cảm thấy không thể tìm được một loại kem dưỡng da phù hợp cho đôi bàn tay thô ráp, có thể bạn đang mắc bệnh chàm – bệnh da liễu có thể khiến cho da bị ngứa, khô, hay phát ra thành các nốt ban đỏ. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xem liệu một toa thuốc mỡ hay kem đặc trị có thể giúp phục hồi làn da không.
Móng tay mềm
Các móng tay mềm và dễ uốn cong có thể cho thấy sự thiếu hụt protein hoặc canxi. "Một trong những dấu hiệu của chứng hạ canxi máu - nồng độ canxi trong máu thấp - có thể là các móng tay dễ gẫy hoặc da có vảy khô và chất tóc thô", tiến sĩ Bank nói. "Thiếu protein cũng có thể nhận ra nhờ các đường lằn móng tay.” Hãy đảm bảo rằng bạn đang thực hiện một chế độ ăn uống giàu các sản phẩm sữa cũng như cá mòi và rau bina. Nếu điều đó vẫn không cải thiện được tình hình thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Móng tay có sọc sắc tố đậm
Nếu bạn nhìn thấy một sọc tối trên bề mặt móng tay, bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức, tiến sĩ Bank cảnh báo. Dấu hiệu này có thể cho thấy một khối u ác tính mới phát triển, nhưng bạn cũng cần biết rằng loại ung thư móng trên thực tế khá hiếm, chỉ chiếm từ 1-3% trên tất cả các ca u ác tính, theo một nghiên cứu của Ý. Mẹo dành cho bạn, đó là luôn làm sạch sơn móng tay trước khi đến gặp bác sĩ để các chuyên gia có thể đánh giá triệt để tình trạng móng tay của bạn cũng như sức khỏe.
Đầu ngón tay có màu xanh
Màu sắc của đầu ngón tay thay đổi từ trắng đến xanh sang đỏ có thể là dấu hiệu của hội chứng Raynaud. "Tình trạng này gây ra các ngón tay và ngón chân lạnh giá và có thể kèm theo triệu chứng đau, tê và ngứa ran", tiến sĩ Bank nói. Các chuyên gia tin rằng hội chứng Raynaud xảy ra do co thắt mạch máu và giảm lưu thông máu, nhưng nguyên nhân hiện vẫn chưa được làm rõ.
Do đó, cách điều trị tốt nhất là: đeo găng tay, dùng thuốc theo chỉ định, tránh căng thẳng cảm xúc, tránh hút thuốc và tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Da tay có những đốm nâu
Đây là dấu hiệu của lão hóa và vấn đề về gan, có nguyên nhân trực tiếp là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bàn tay là bộ phận cực kỳ dễ bị ánh nắng mặt trời gây hại, bởi chúng dễ hấp thụ thêm các tia UV từ vị trí tay điều khiển khi bạn lái xe.
Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng một lượng kem có SPF phù hợp lên da tay khi bạn biết mình sẽ phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài.
Theo Trí thức trẻ

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi
Sống khỏe - 29 phút trướcDuy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 3 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 19 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 21 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.