Bí quyết để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết
GiadinhNet - Các bác sỹ cho biết, dịp Tết Nguyên đán, lượng trẻ nhập viện thường tăng cao. Nguyên nhân là do dịp này trùng với thời điểm giao mùa đông - xuân, phần nữa là do vấn đề ăn uống của trẻ có phần thất thường trong đợt nghỉ dài ngày. Bên cạnh các bệnh về đường hô hấp, trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thức ăn.
Đề phòng nhiễm lạnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa
ThS. BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo mưa kéo dài tạo cơ hội phát triển cho nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hại đối với trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Theo BS Hải, lượng bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương dịp này tăng lên đáng kể, trong đó phần lớn là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp của trẻ.
BS Hải nhấn mạnh: “Dịp cận Tết, những trẻ có sức đề kháng kém hoặc cơ địa bị dị ứng với thời tiết thường dễ mắc bệnh. Đặc biệt, miền Bắc đang trong thời kỳ rét đậm, rét hại như hiện nay, nguy cơ trẻ bị viêm họng, ho, sốt, cảm cúm… ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc tụ tập nhiều ở những nơi đông người cũng làm bé có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể mắc viêm phế quản, viêm phổi, nguy cơ suy hô hấp...”.
Còn BS Trần Văn Đào, Khoa Nhi tiêu hóa (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) khuyến cáo, rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những bệnh rất hay gặp trong dịp Tết Nguyên đán. Nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt thất thường và do thức ăn cho trẻ có thể chưa đảm bảo an toàn.
BS Đào giải thích: “Những ngày Tết, trẻ thường ham vui nên quên ăn, dẫn đến tình trạng trẻ bỏ bữa nên không đủ chất dinh dưỡng… làm “đảo lộn” đồng hồ sinh học của hệ tiêu hóa. Mặt khác, để chuẩn bị cho những ngày nghỉ Tết, nhiều phụ huynh thường có thói quen “chất” đầy thực phẩm trong tủ lạnh để dùng dần. Điều này dẫn tới nguy cơ thực phẩm tươi sống có thể bị nhiễm khuẩn trong khi bảo quản. Việc đồ ăn từ bữa này lưu cữu sang bữa khác cũng thường diễn ra trong những ngày Tết. Nếu không được xử lý đúng cách, những loại đồ ăn này có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ”.
BS Đào cho hay, ở mức độ nhẹ, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón.Tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Triệu chứng của bệnh là trẻ đại tiện ra phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm nôn, sốt. Nguy hiểm hơn, nếu thức ăn không đảm bảo, không được nấu chín hoặc chế biến đúng cách có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được xử lý kịp thời.
Những điều phụ huynh cần lưu ý
Theo BS Đỗ Thiện Hải, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới, các phụ huynh luôn phải trang bị đầy đủ áo ấm, khăn, mũ và tất tay, tất chân cho bé. Những gia đình phải di chuyển đường dài về quê ăn Tết hoặc đi chơi xa thì vấn đề giữ ấm cơ thể cho trẻ cực kỳ cần thiết để trẻ không bị nhiễm lạnh.
Về vấn đề an toàn thực phẩm trong dịp Tết, BS Hải lưu ý, bánh kẹo, các loại mứt Tết, các loại hạt như hướng dương, hạt dưa... là những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết và cũng là các loại đồ ăn “khoái khẩu” đối với trẻ nhỏ. "Tuy nhiên, đây chính là thủ phạm hàng đầu khiến trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng, tăng lượng đường trong máu, bị hóc hạt hay rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất không nên hoặc hạn chế cho trẻ ăn các loại hạt có đường kính nhỏ hơn 2cm, đặc biệt là các loại hạt cứng, có vỏ. Ngoài ra, những hạt này có thể gây ho, không tốt cho sức khỏe của trẻ”, BS Hải cho biết.
Ngày Tết, nhiều gia đình cho các bé uống thoải mái các loại nước ngọt có gas. Trên thực tế, đa phần các loại nước ngọt đều được làm từ nước đường, mùi hương công nghiệp và chất bảo quản. Chúng có thể khiến bé bị đầy bụng và khó tiêu hóa. Bố mẹ cũng nên cho trẻ tránh xa những loại đồ ăn nhanh, những thực phẩm chiên qua dầu mỡ quá nhiều hoặc những thực phẩm được “nhuộm” phẩm màu. Đây là những “thủ phạm” khiến trẻ có thể bị đau bụng hoặc ngộ độc nếu không đảm bảo vệ sinh.
Theo BS Trần Văn Đào, các phụ huynh nên cố gắng giữ đúng giờ giấc sinh hoạt cho trẻ, ăn ngủ đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng, tránh cho trẻ ăn đồ lưu từ nhiều bữa trước và ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. BS Đào cho biết thêm, ngày Tết do vận động nhiều, cơ thể của trẻ cần nhiều vitamin và nước hơn. Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh trong mỗi bữa ăn để tránh cho trẻ khỏi bị táo bón. Ngoài ra, phụ huynh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ như sữa chua, váng sữa… Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung các loại trái cây để cung cấp nhiều vitamin, nước và chất xơ, cân đối khẩu phần ăn nhiều chất béo, đạm, đường trong ngày Tết.
Các bác sỹ khuyến cáo, để phòng bệnh tiêu chảy, chứng khó tiêu, đầy bụng, phụ huynh nên chuẩn bị một số thuốc sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình như vài gói Oresol hoặc viên Hydrite dùng để bù nước trong trường hợp nôn, tiêu chảy. Đặc biệt trong những ngày Tết, dù bận rộn tiếp khách, vui chơi, bố mẹ cũng cần dành thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ, khi thấy trẻ có những biểu hiện như chán ăn, bỏ bú, đau bụng, mất nước, sốt cao… sau 2 ngày vẫn chưa khỏi thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc kháng sinh một cách tùy tiện.
ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, đối với trẻ sơ sinh, việc giữ ấm và đảm bảo vệ sinh ăn uống trong những ngày nghỉ Tết cực kỳ quan trọng. Bố mẹ luôn phải giữ cho cơ thể bé được ấm áp. Ngoài ra, với những bà mẹ đang cho con bú, cần hạn chế ăn các đồ ăn có nhiều gia vị, hương liệu làm mùi sữa thay đổi khiến trẻ bị “lạ miệng”. Hơn nữa, mẹ cũng không nên uống nhiều đồ uống như bia, rượu, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến lượng sữa và chất lượng sữa cho con bú.
Đối với những trẻ dùng sữa bột, một điều lưu ý quan trọng đối với các bậc phụ huynh là phải đảm bảo tiệt trùng các dụng cụ pha sữa cho trẻ, đặc biệt là bình sữa của trẻ. Phụ huynh phải tháo dời bình sữa và luộc trong nước sôi. Sữa phải được pha theo đúng liều lượng, không cho trẻ dùng sữa pha đã lâu để tránh nguy hại đến sức khỏe của trẻ.
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.