Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị ung thư phổi như Mai Phương, bệnh nhân sống khỏe 13 năm dù được đoán chỉ sống 1 năm

Thứ tư, 15:46 22/08/2018 | Sống khỏe

Gần đây, thông tin nữ diễn viên trẻ Mai Phương mắc căn bệnh Ung thư phổi khiến không ít người xót xa. Đây là một trong số căn bệnh ung thư có tỉ lệ mắc hàng đầu tại Việt Nam.

Đối với nhiều người khi được chẩn đoán ung thư gần như đồng nghĩa với việc bị tuyên án tử. Tuy nhiên trên thế giới vẫn có không ít những trường hợp dù mang trong mình căn bệnh tưởng như khó chữa lại có thể sống khỏe mạnh suốt nhiều năm trời.

Greg Vrettos, là bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh ung thư phổi di căn được nhận vào Bệnh viện đa khoa Massachusetts để thử nghiệm lâm sàng về đột biến EFGR .

Greg là người có một lối sống lành mạnh, ông chăm chỉ tập thể thao và không hút thuốc. Tuy nhiên năm 2004, ông được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn 4 và chỉ còn một năm nữa để sống. Khi nghe tin, Greg rất sốc: “Tôi rất bất ngờ khi bác sĩ nói tôi bị ung thư phổi di căn. Tôi chưa từng hút thuốc hay uống rượu. Tại sao điều tệ hại này lại xảy đến với tôi?”


Ông Greg VrettosVrettos đã sống khỏe suốt 13 năm sau khi chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn 4.

Ông Greg VrettosVrettos đã sống khỏe suốt 13 năm sau khi chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn 4.

Thế nhưng vượt lên trên tất cả, vượt ra cả ngoài dự đoán ban đầu của bác sĩ, ông Greg đã chiến thắng được căn bệnh ung thư quái ác và sống khỏe suốt 13 năm nhờ phương pháp điều trị phù hợp cùng một lối sống lành mạnh.

Gred đã quyết định chia sẻ câu chuyện của bản thân tới các phương tiện truyền thông để truyền cảm hứng cho bất cứ ai đang đấu tranh với bệnh ung thư. Và đây chính là cách giúp ông có thể sống khỏe suốt 13 năm với bệnh.

Phương pháp điều trị phù hợp

Thời điểm Greg được chẩn đoán bệnh, các bác sĩ tại Trung tâm ung thư thuộc Bệnh viện đa khoa Massachuset đã thành công trong việc xác định và điều trị một loại đột biến ung thư phổi: EGFR. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy căn bệnh ung thư phổi của Greg đã cho kết quả dương tính với đột biến EGFR. Từ đó, trở thành bệnh nhân đầu tiên tại bệnh viện tham gia vào thử nghiệm.

Thay vì sử dụng các biện pháp xạ trị, hóa trị, ông được dùng một loại thuốc gọi là thuốc nhắm trúng đích, nó có thể tấn công các đột biến trong khối u và dần tiêu diệt ung thư. Mỗi ngày sau đó, Greg đều phải uống những viên thuốc nhỏ màu đỏ. Và sau mỗi tháng, ông lại quay trở lại bệnh viện để kiểm tra khối u.

May mắn khi liệu pháp chữa trị đã thành công, những cơn ho và mệt mỏi mãn tính của Greg bắt đầu thuyên giảm. Quan trọng hơn khi khối u ở cả 2 bên phổi dần co lại, Greg có thể thở dễ dàng hơn trước.

Greg chia sẻ: “Sau 6 tháng, các bác sĩ nói khối u của tôi vẫn còn nhưng nó đã nhỏ hơn trước và nó sẽ có thể biến mất, tôi có thể tiếp tục cuộc sống như trước và thậm chí có thể sống được thêm vài năm nữa chứ không phải 1 năm.”

Duy trì tinh thần lạc quan

Đối với Greg việc giữ được một tinh thần lạc quan hết sức quan trọng. Sau khi biết tin mắc bệnh dù rất bất ngờ nhưng không vì điều này mà ông bỏ cuộc. Khi được đề nghị tham gia thử nghiệm, ông đã không ngại ngần bỏ lỡ cơ hội. “Tôi không hề do dự khi tham gia thử nghiệm”, Greg nói. “Tôi tin tưởng vào bệnh viện, tin tưởng các bác sĩ của tôi, tôi tin đó là cách tốt nhất cho chính mình.”

Trong suốt quãng thời gian điều trị, Greg cũng không hề nản lòng, ông luôn nở nụ cười thân thiện với tất cả bệnh nhân và y bác sĩ trong bệnh viện, khuyến khích và động viên họ cố gắng.

Greg nói: “Tôi từng nghĩ rằng tương lai của mình rất mù mịt khi biết tin mắc bệnh. Và bây giờ nó cũng chưa rõ ràng nhưng tôi không thể ngừng việc cảm thấy hạnh phúc hơn. Căn bệnh ung thư không thể ngăn cản tôi tận hưởng những điều tôi yêu thích, miễn là tôi còn sống, tôi sẽ sống thật hoàn hảo.”

Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học

Trước khi được chẩn đoán ung thư, Greg vốn là người có lối sống khoa học, không hút thuốc, không rượu bia. Sau khi biết tin bị ung thư phổi giai đoạn 4, ông vẫn tiếp tục duy trì lối sống ấy kể cả sau khi việc điều trị có kết quả tốt.


Ông Greg cùng ban nhạc của mình thường đi biểu diễn ở các tiệc cưới, hay nơi công cộng.

Ông Greg cùng ban nhạc của mình thường đi biểu diễn ở các tiệc cưới, hay nơi công cộng.

“Tôi vẫn thường xuyên đến phòng tập thể dục nhiều nhất có thể. Đôi lúc tôi chơi golf hoặc cùng ban nhạc của mình tới các buổi tiệc để mang âm nhạc tới mọi người. Có lúc chúng tôi cũng chơi ngoài đường phố vừa để giúp bản thân được thoải mái hít thở không khí trong lành vừa mang lại tiếng cười hạnh phúc cho mọi người.” Greg chia sẻ.

Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, Greg vẫn duy trì các hoạt động bình thường như dắt chó đi dạo, rửa bát giúp vợ, uống một tách cà phê,… Với ông đó là những việc làm nhỏ nhưng lại giúp ông vận động thường xuyên, không để bản thân trở nên lười biếng, chậm chạp chỉ vì mang bệnh.

Du lịch thế giới cùng vợ

Với Greg việc đi du lịch khắp thế giới không chỉ đơn giản để tận hưởng cuộc sống mà còn là cách để giúp cả tinh thần và thể lực đều khỏe mạnh. Những chuyến đi cùng vợ tới Anh, Scotland, hay Hy Lạp đều giúp ông giữ được một niềm lạc quan, và là cách rèn luyện bản thân.

Năm 2016 trong một bài phỏng vấn, ông Greg chia sẻ: “Tôi và vợ đã đi khá nhiều nơi. Chúng tôi đã đến Anh, Scotland. Sau đó chúng tôi đi Hy Lạp thăm vợ chồng em trai. Chúng tôi còn tự mình lái xe tới bán đảo Peloponnese để thăm em họ hay tới thăm gia đình họ hàng ở Santorini. Đôi lúc chúng tôi lại dành vài ngày ở Rome trước khi đi tàu tới Isernia để thăm cháu gái.”

Sau tất cả, nhờ việc điều trị phù hợp, sự nỗ lực từ các y bác sĩ và sự cố gắng của chính bản thân, Greg đã chứng minh bất cứ ai cũng có thể có cơ hội sống dù mang trong mình căn bệnh ung thư.

Tháng 6 năm 2017, Greg như một người ủng hộ cho điều trị ung thư, đã tham gia một bữa tiệc lớn được tổ chức bởi Đại học Harvard, Bệnh viện đa khoa Massachusetts. Chương trình quy tụ đại diện các trung tâm ung thư, các nhà nghiên cứu, nhà hảo tâm, những người ủng hộ và tình nguyện viên để ủng hộ cho những người điều trị ung thư. Greg cũng tham dự bữa tiệc cùng vợ. Ông nói: “Tôi rất vui khi tham gia thử nghiệm. Và bây giờ tôi đang tận hưởng cuộc sống, quý trọng từng phút giây trong đời”.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 2 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top