Bị vô kinh khi dùng que cấy tránh thai: Không nên lo ngại
GiadinhNet - Một số chị em sau khi dùng biện pháp cấy que tránh thai đã bị rối loạn kinh nguyệt, gây rong kinh, kinh ít hoặc vô kinh, nổi mụn, nám da… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là những tác dụng phụ không nguy hiểm, chị em không nên lo lắng.
|
Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp nhất. Ảnh: Dương Ngọc |
“Thôi chết rồi. Sao qua ngày rồi lại chưa thấy “đèn đỏ” báo gì? Hay là em lại “dính chưởng” mất rồi?”, Hoàng Hà (30 tuổi, ở Trần Quang Khải, TP HCM) hoảng hốt gọi điện báo cho chồng. Số là chị vừa sinh con thứ nhất được hơn 8 tháng tuổi. Do muốn “kế hoạch”, đợi con lớn khoảng 5 tuổi mới sinh tiếp nên chị Hà bàn với chồng tính chuyện dùng biện pháp tránh thai. Nhưng ông xã lại không chịu dùng bao cao su, chị đang cho con bú nên nhất định không uống thuốc tránh thai, đặt vòng thì sợ dị ứng. Cuối cùng, nhờ chị đồng nghiệp cùng cơ quan mách, ngay khi có “đèn đỏ” trở lại 2 tháng, chị Hà vội đi cấy thuốc tránh thai loại 1 que dưới da, tác dụng tận 3 năm không phải “lăn tăn” tính toán.
“Sau cấy 1 tháng, vợ chồng em hớn hở “tay không chinh chiến”, đến hẹn lại lên, “đèn đỏ” báo ầm ầm, thậm chí còn nhiều hơn, dài hơn mức bình thường. Tháng thứ 2 còn ra thấm giọt khi đến ngày, ít đau bụng hẳn. Nhưng tháng này em lại không thấy đâu cả, thử Quick Stick vẫn lên một vạch (tức là không có thai). Em hoảng quá, vội đi khám thì được biết, đó là do tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng biện pháp này!”, Hoàng Hà kể lại.
BS Nguyễn Trần Quốc Hải (Khoa KHHGĐ, Bệnh viện Từ Dũ) cho biết: Que cấy tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả rất cao (95%) nhưng không phổ biến rộng như các biện pháp khác (vòng, thuốc tránh thai hay bao cao su). Cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormone, que cấy tránh thai có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong vài tháng đầu triệu chứng có thể xảy ra là ra kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh trên 8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm thì que cấy tránh thai thường hay gây vô kinh. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn… Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian.
“Tùy theo quan niệm của mỗi người mà đây có thể là ưu điểm hay là nhược điểm của que cấy này. Đối với một số người thì việc không ra máu kinh hàng tháng của một phụ nữ là chuyện “bất thường”, không hợp với tự nhiên. Thực ra giai đoạn vô kinh này không là bệnh lý, máu kinh không hề tích tụ trong cơ thể. Nếu một phụ nữ ra máu ít hay không ra máu kinh thì điều này có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Do đó không nên xem vấn đề này là một bất lợi khi cân nhắc sử dụng. Có thể lấy que cấy bất cứ khi nào muốn và nếu muốn có thai trở lại, hãy đến cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ lấy que cấy ra”, BS Quốc Hải cho biết.
Tuy nhiên, BS Quốc Hải cũng khuyến cáo, que cấy tránh thai không dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai; ung thư vú hoặc nghi ngờ ung thư vú; đang bị ban đỏ; ra máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân; có bệnh gan cấp tính hay u gan; bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi… Biện pháp này tương đối đắt, bác sĩ phải có chuyên môn cao, được đào tạo khá chuyên nghiệp.
Hỏi ý kiến bác sĩ để có lựa chọn hợp lý nhất
Ngoài que cấy tránh thai, hiện nay còn có nhiều biện pháp khác giúp chị em phụ nữ có thêm nhiều lựa chọn như màng phim tránh thai, miếng dán tránh thai hay bao cao su nữ.
Màng phim tránh thai là một biện pháp tránh thai hiện đại, có tác dụng ngừa thai lên tới hơn 90%. Đây là một màng phim mỏng, mềm, tan nhanh, giúp tránh thai bằng cách tiêu diệt tinh binh nhờ tác dụng của chất nonoxynol-9. Cơ chế hoạt động của màng phim tránh thai là không đưa nội tiết vào trong người mà chỉ có chất diệt tinh trùng. Để có hiệu quả, chỉ cần đặt miếng phim trước khi “gần gũi” 5 phút. Màng phim tránh thai còn có ưu điểm là có thể sử dụng nhiều miếng phim trong một ngày cho nhiều lần “gặp gỡ”.
Một biện pháp tránh thai tiện dụng khác, đó là miếng dán tránh thai. Đây là một miếng mỏng khoảng 4,5cm, màu be (nude) được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán phân phối liên tục hai hormone tổng hợp là progestin và estrogen, tương tự với hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên. Miếng dán tránh thai ngăn ngừa có thai bằng cách ngăn cản sự rụng trứng ở người phụ nữ, tinh trùng không thể thụ tinh và không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng. Dùng miếng dán tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày đó của tuần kế tiếp, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình. Lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai.
Mặc dù bạn có thể lựa chọn và sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào theo sở thích, hoàn cảnh, tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về các biện pháp tránh thai đó để đảm bảo nó có phù hợp với mình hay không. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi mua sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm giả, nhái trên thị trường. Để yên tâm thì bạn nên đi khám phụ khoa, khám tổng quát để biết cụ thể tình hình sức khỏe và tham khảo tư vấn của bác sĩ trực tiếp khám cho bạn để biết những biện pháp nào phù hợp với mình nhất. |

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.