Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biến chứng nguy hiểm do đau mắt đỏ

Thứ tư, 09:26 18/08/2010 | Sống khỏe

Đau mắt đỏ do vi-rút đang tăng lên trong những ngày gần đây tại Hà Nội. Bệnh dễ lây lan và có thể gây biến chứng nguy hiểm.

 
Lây lan rất nhanh

Ảnh minh họa.

Anh N.T.S, 30 tuổi, đến khám tại BV Mắt Hà Nội kể: "Thoạt đầu tôi thấy cộm mắt, sưng, có cảm giác nhức chói. Đến sáng ngủ dậy mắt rất nhiều ghèn. Lúc đầu đau một bên mắt, sau lan sang hai bên. Mấy ngày sau nữa lây luôn sang vợ". Theo các bác sĩ, có gia đình, cả nhà 3-5 người cùng bị đau mắt đỏ.
Theo thống kê tại BV Mắt Hà Nội, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 35-40 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám, cá biệt có ngày lên đến gần 70 ca, chiếm 20-30% số bệnh nhân đến khám mắt trong ngày. Số đau mắt đỏ tăng 20-40% so với hai tuần trước đây.
 
Bác sĩ Cao Xuân Hòa, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Mắt Hà Nội cho biết, triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ là: kết mạc cương tụ, mắt đỏ, nóng rát trong mắt, sợ ánh sáng và có kèm theo chảy nước mắt.
 
Có thể người bệnh thấy nước mắt màu hồng (do thoát huyết hòa với nước mắt), ghèn mắt đọng lại thành cục, thành đám rất dính, có khi hình thành sợi dài dai, có thể có mủ, thường đọng ở hai góc mắt làm bệnh lây lan nhanh. Ở trẻ em còn hay gặp viêm kết mạc họng hạch: kết mạc phù nề mọng lên; có trường hợp sưng lòi hẳn ra khe mi, mắt không nhắm kín được.

Bác sĩ lưu ý: Trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ có thể biểu hiện ở mức độ nặng hơn như: mi sưng nề, đỏ và có thể có giả mạc. Nếu trẻ vẫn đi nhà trẻ trong thời gian bị bệnh thì nguy cơ lây lan ra cho các trẻ khác là rất lớn. Vì vậy, trẻ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà. Việc điều trị cho trẻ bao gồm dùng thuốc tại mắt và bóc giả mạc. Giả mạc sẽ tái phát rất nhanh, vì vậy cần khám lại sau 2-3 ngày để bóc giả mạc tái phát.

Chữa trị, đề phòng
 
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ, nhưng hiện tại đa phần bệnh này do vi-rút Adeno gây ra. Bệnh có thể trở thành dịch; thường xuất hiện vào thời gian mùa hè, sau lũ lụt, gió cát khô, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm.
 
Nếu điều trị đúng và vệ sinh cá nhân tốt, bệnh sẽ khỏi sau 5-10 ngày. Nếu không, bệnh gây biến chứng viêm giác mạc, viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào tăng nhãn áp và dẫn tới mù.
 
Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Bác sĩ Cao Xuân Hòa lưu ý, bệnh nhân đau mắt đỏ phải tra thuốc đúng chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa và có ý thức phòng bệnh cho người xung quanh: hạn chế giao tiếp, không dùng chung khăn mặt, chậu. Đặc biệt khi bị đau mắt đỏ không đi tắm ở bể bơi. Nên giặt khăn bằng xà phòng và phơi khăn dưới nắng.
 
Người bệnh không được tự ý nhỏ thuốc vào mắt, nhất là các thuốc corticoid, mà phải có sự hướng dẫn của nhà chuyên môn. Vì sử dụng thuốc không đúng sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm ở mắt.
 
Theo Thanh Niên
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 14 phút trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Top