Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế: Chuyển đổi số "không xa vời", gấp rút xây dựng nền y tế thông minh

Thứ tư, 12:54 30/12/2020 | Y tế

GiadinhNet - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, với chuyển đổi số, ngành không đặt mục tiêu về số lượng mà hướng tới phục vụ người dân tốt hơn, tiếp cận dịch vụ tiện ích hơn, thuận lợi hơn, chất lượng hơn.

Tại Hội nghị Chuyển đổi số y tế Quốc gia sáng 30/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, năm qua dù phải chống dịch COVID-19 nhưng ngành Y tế vẫn nỗ lực chuyển đổi số, bước đầu đã ghi nhận nhiều kết quả đáng khích lệ.

"Chuyển đổi số không xa vời", Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành Y tế không đặt mục tiêu về số lượng mà hướng tới mục tiêu chính quan trọng nhất phục vụ người dân tốt hơn, tiếp cận dịch vụ tiện ích hơn, thuận lợi hơn, chất lượng hơn. 

Những đột phá về chuyển đổi số

Trong lĩnh vực hành chính, theo Bộ trưởng, Bộ Y tế hiện hoàn toàn điều hành bằng điện tử, 100% thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, 100% văn bản tại Bộ Y tế đã được xử lý điện tử và áp dụng chữ ký số.

Bộ cũng đang đưa vào vận hành ứng dụng theo dõi tiến độ, chất lượng xử lý văn bản, các điểm khúc mắc trong xử lý văn bản, từ đó đánh giá chất lượng hoàn thành công việc của các đơn vị thuộc Bộ. Đây sẽ là động lực để các đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

"Dù là Bộ đầu tiên hoàn thành và về đích trước hạn Chính phủ giao nhưng chúng tôi không vì thế mà hài lòng. Tới đây, Bộ Y tế tiếp tục cải cách hành chính, cam kết cắt giảm tiếp 30% (cao hơn yêu cầu của Chính phủ - PV) thủ tục hành chính để tạo điều kiện tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Chuyển đổi số không xa vời, gấp rút xây dựng nền y tế thông minh - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định đang gấp rút, tích cực xây dựng nền y tế thông minh. Ảnh: GH

Về lĩnh vực công khai y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay tháng 11 vừa qua Bộ lần đầu tiên khai trương cổng công khai y tế, minh bạch toàn bộ dịch vụ ngành y tế cung ứng cho người dân. Bước đầu công khai giá trên 62.000 dược phẩm, hơn 17.000 trang thiết bị, vật tư y tế, hơn 93.000 kết quả đấu thầu của tất cả các đơn vị, trên 1.400 cơ sở y tế công khai giá dịch vụ y tế để giúp người dân biết dịch vụ mình hưởng và giá phải trả ở các dịch vụ tự nguyện.

Sắp tới, Bộ sẽ từng bước công khai tất cả điểm bán lẻ dược phẩm, giá thực phẩm chức năng, giúp người dân dễ dàng tra được giá thuốc, so sánh giá bán tại các cửa hàng trong khu vực để có lựa chọn phù hợp nhất...

Trong công tác phòng chống COVID-19 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh công nghệ thông tin đã góp phần rất lớn giúp Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ứng dụng tờ khai y tế điện tử, ứng dụng truy vết Bluezone, bản đồ an toàn COVID-19...

"Đến nay, Việt Nam là một trong những nước chống dịch COVID-19 thành công nhất với chi phí mô hình tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất", Bộ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận.

Một nội dung gây ấn tượng và tạo thuận lợi cho người dân là hệ thống khám chữa bệnh từ xa. Chỉ sau 45 ngày, Việt Nam đã khai trương 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa và hiện số lượng bệnh viện tham gia mạng lưới này vượt trên 1.500 cơ sở, giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tuyến trên ngay tại tuyến dưới.

"Có những cơ sở y tế chưa từng mổ sọ não, muốn mổ phải di chuyển bệnh nhân 6 tiếng lên bệnh viện Trung ương nhưng như vậy bệnh nhân sẽ tử vong. Nhờ khám chữa bệnh từ xa, bác sĩ tuyến trung ương hướng dẫn từ xa cho tuyến dưới, bệnh nhân được mổ ngay tại tuyến dưới, sau 2 tuần rất khoẻ mạnh", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long dẫn chứng và cho biết tới đây sẽ tiếp tục kết nối hệ thống này và mở rộng ra các hệ thống y tế tư nhân, tạo sự đồng đều. Trong mục tiêu chuyển đổi số y tế đến năm 2025, 100% cơ sở y tế sẽ tham gia khám chữa bệnh từ xa. 

Gấp rút, tích cực xây dựng nền y tế thông minh

Với hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay trước đây nhiều tỉnh có phần mềm nhưng là "hồ sơ chết" vì không được bổ sung, cập nhật, không được cơ quan y tế sử dụng. Để khắc phục, Bộ Y tế đã phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong thời gian qua đã thiết lập gần 98 triệu hồ sơ sức khoẻ với 42 chuyên khoa (bệnh án) điều trị ngoại trú, tuyến xã tuyến huyện đều có thể áp dụng.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, từ tháng 7/2021, trên tất cả các cơ sở y tế toàn quốc, tất cả trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú sẽ phải có hồ sơ sức khoẻ cá nhân, bỏ hoàn toàn giấy, nếu không có sẽ không được thanh toán bảo hiểm y tế. "Đây là yêu cầu cao nhưng sẽ thực hiện được" - Bộ trưởng nhấn mạnh và khẳng định Bộ Y tế đang gấp rút, tích cực xây dựng nền y tế thông minh, từ đó, mong muốn đẩy nhanh bệnh viện không giấy, bệnh án điện tử ngoại trú.

Ngoài đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, điều trị không dùng giấy, thanh toán không dùng tiền mặt, ngành Y tế đã ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong chẩn đoán, điều trị COVID-19, sử dụng robot trong phẫu thuật, tới đây (3/2021), Bộ Y tế cũng sẽ ứng dụng AI trong quản lý, cấp phép dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm...

Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá, trong thời gian qua, Bộ Y tế là đơn vị tiên phong, đi đầu về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống COVID-19. Trong năm 2020, Bộ Y tế tích cực triển khai văn bản điện tử, số lượng gấp 1,5 lần so với năm trước với trên 55.000 văn bản; trên 95% văn bản có chữ ký số; cập nhật 5/5 chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo…

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, chuyển đổi số muốn triển khai tốt cần xử lý được 3 mối quan hệ: Trong nội bộ cơ quan nhà nước; giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; chuyển đổi số trong đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công.

Chia sẻ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận, năm 2020, ngành Y tế đã có nhiều thay đổi về chuyển đổi số nhiều hơn so với hàng chục năm trước đó.

Đặc biệt, việc triển khai khám chữa bệnh từ xa Telehealth, người dân không phải tập trung về Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn khác, góp phần giảm quá tải y tế tuyến trên. Nếu có thể kết nối mỗi bác sĩ với 200-300 hộ gia đình thì mỗi hộ đều có "bác sĩ của mình", được tư vấn khám bệnh từ xa, từ đó sẽ dần tiến tới mô hình bác sĩ gia đình kiểu mới. Y tế số có thể giải được bài toán chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc và cá thể hoá. Đây là mơ ước lớn nhất của nhân loại. Chuyển đổi số y tế có thể hiện thực hoá ước mơ này.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 1 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 2 ngày trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Top