Bộ Y tế khuyến cáo gì khi chỉ số AQI Hà Nội ở mức cao?
GĐXH - AQI nhiều nơi khu vực Hà Nội ở ngưỡng mức xấu, rất có hại cho sức khỏe. Bộ Y tế khuyến cáo gì cho người dân để đảm bảo sức khỏe khi chỉ số AQI luôn ở mức cao?
AQI tại Hà Nội ở mức xấu
Tính đến 10h30 sáng hôm nay (ngày 8/3), AQI nhiều nơi khu vực Hà Nội ở ngưỡng đỏ (mức xấu). Nồng độ bụi mịn PM2.5 lên tới gần 170 US AQI.
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 12.5 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Với mức chỉ số AQI này rất có hại cho sức khỏe của mọi người nhất là nhóm người nhạy cảm, mắc các bệnh về hô hấp, người già và trẻ nhỏ.
Theo chỉ số quan trắc AQI một số khu vực tại Hà Nội của iqair.com, mức chỉ số ô nhiễm không khí lên mức xấu với nồng độ bụi mịn nhiều trạm vượt con số 151-200, ở mức đỏ (mức không khí có hại). Cụ thể: Tứ Liên là 169 US AQI, Bưởi là 159 US AQI, Tây Hồ là 160 US AQI, Đức Thắng là 161 US AQI…

Chỉ số AQI Hà Nội ở mức xấu rất có hại cho sức khỏe của người dân. Ảnh: TL
Bộ Y tế khuyến cáo gì khi chỉ số AQI Hà Nội ở mức cao?
Trong bối cảnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng và kéo dài người dân hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời.
Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) đã đưa ra 14 khuyến cáo, hướng dẫn người dân đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.
Theo dõi chất lượng không khí trên các phương tiện truyền thông chính thống.
Hạn chế ra khỏi nhà. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng.
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý sau khi ra đường.
Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Không hút thuốc lá hoặc hạn chế hút thuốc. Những người không hút thuốc cần tránh xa khu vực có khói thuốc lá.
Hạn chế mở cửa, đặc biệt khi sống gần đường giao thông, khu vực ô nhiễm.
Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và khu vực sống.
Hạn chế dùng bếp than, củi, rơm rạ. Nên thay thế bằng bếp điện, bếp từ, bếp ga.
Tích cực hưởng ứng và trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
Người có bệnh hô hấp, tâm phế mạn tính, tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần:
Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người bệnh nghiêm ngặt hơn.
Hạn chế tối đa đi ra ngoài.
Tuân thủ điều trị của bác sĩ, đi khám ngay nếu có dấu hiệu tăng nặng.
Nếu mắc các bệnh cấp tính cần đến khám tại các cơ sở y tế, điều trị kịp thời.
Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

Uống mật ong pha thêm thứ này thì cả mùa đông không lo bệnh tật, nhất là người hay bị cảm lạnh, cảm cúm, đau xương khớp!
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Mật ong và quế khi được kết hợp cùng nhau sẽ là một phương thuốc có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Bé 11 tuổi ở TP HCM treo cổ tự tử vì uất ức do bị nghi lấy tiền của bạn
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Bé T. bị nghi ngờ lấy tiền của bạn trên lớp nên uất ức, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và hành động nông nổi, nguy hiểm đến tính mạng.

Cô gái 1 tuần không ăn cơm, đường huyết lúc đói vẫn cao: Chuyên gia chỉ ra lý do
Sống khỏe - 6 giờ trướcDù không ăn cơm trong một tuần, trong lần khám sức khoẻ của công ty, kết quả xét nghiệm đường huyết khi đói của Phương Anh vẫn ở mức cao - 6.3.

1 sai lầm "kinh điển" trong điều trị viêm xoang được bác sĩ cảnh báo có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng
Sống khỏe - 7 giờ trướcNhiều người bệnh vì quá nóng lòng, muốn trị viêm xoang khỏi nhanh nên đã lạm dụng việc rửa mũi, nhỏ thuốc và uống thuốc kháng sinh...

Các chiến lược mới trong việc giảm thiểu biến chứng niềng răng
Sống khỏe - 21 giờ trướcBiến chứng niềng răng đang có xu hướng tăng cao. Liệu có chiến lược mới nào trong việc "dập tắt" ngọn lửa này?

Phần nhỏ này của thịt lợn được ví như '10 vị thuốc bổ', ăn theo cách này tốt cho dạ dày, bổ máu và tăng miễn dịch cực tốt
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Người Trung Quốc xưa có câu "một dạ dày lợn bằng 10 vị thuốc", thực chất là để đề cao công dụng của loại thực phẩm này.

Thời điểm ăn trưa tốt nhất để giảm cân
Sống khỏe - 23 giờ trướcNhững người muốn giảm cân nên ăn trưa trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h, hoặc 4-5 giờ sau bữa sáng.

Cận thị nặng có thể gây mù lòa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chị Bùi Hương (Vĩnh Phúc) lần đầu tiên đưa con gái 7 tuổi đi khám mắt thì phát hiện mắt trái bị cận thị -9.00 diop, mắt phải -2.00 diop. Chị cứ nghĩ cận thị thì đeo kính là xong mà không biết rằng cận thị nặng còn có thể dẫn tới mất thị lực, thậm chí mù lòa.

Người gầy vẫn mỡ máu cao: Bác sĩ chỉ ra 4 ‘thủ phạm’, trong đó 3 điều cuối có thể thay đổi được
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcKhi lượng mỡ trong máu và nội tạng dư thừa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây không phải là tình trạng chỉ gặp ở những người thừa cân béo phì.

Thanh niên 20 tuổi bất ngờ phát hiện mắc hội chứng thận hư dù không có triệu chứng, đây là biến chứng đáng sợ nếu không điều trị đúng cách!
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ lưu ý các trường hợp trẻ sinh ra nhẹ cân cần phải lưu tâm theo dõi hội chứng thận hư. Với người có thể trạng gầy ốm cũng nên đi khám để đánh giá chức năng thận hoạt động có tốt hay không.

Người mẹ ung thư vú di căn, vỡ oà hạnh phúc nghe 2 con khóc chào đời
Y tếChiều 5/12, Bệnh viện K thông tin, các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phối hợp thực hiện mổ lấy thai đôi thành công cho sản phụ hiếm muộn, mắc ung thư vú đã di căn...