Hà Nội
23°C / 22-25°C

BS kê ra 8 việc đơn giản luôn cần làm để cha mẹ không phải nghỉ làm vì trông con ốm mùa hè

Chủ nhật, 07:15 14/07/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ rất dễ bị ốm, sốt. Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ 8 việc đơn giản giúp trẻ khỏe mạnh.

Liên tục cãi nhaucon ốm

Thời tiết thay đổi nên cu Bin (Ba Đình, Hà Nội) bị ốm liên tục, hết bị ho, lại cảm lạnh, sốt virus… làm bố mẹ phải thay nhau nghỉ việc ở nhà chăm con. Con ốm nghỉ nhiều ảnh hưởng tới công việc nên dẫn đến cãi nhau. Mẹ cu Bin than thở, mới có một đứa con mà đã vất vả quá.

Nhà chị Ngô Thị Hoa (35 tuổi, Hà Nội) vất vả hơn vì chị có 2 bé sàn sàn tuổi nhau, đứa bé mới 2 tuổi, đứa lớn 4 tuổi. Chị Hoa không hiểu sao nhà chị cứ một đứa ốm thì đứa kia cũng ốm theo, hết viêm họng rồi lại cảm sốt mà lần nào cũng phải bìu ríu đưa con vào viện. Sợ nhất cái bệnh sốt vi rút, không thuốc gì chữa khỏi, mà bố mẹ lại phải ở nhà 5-7 ngày chăm sóc. Chị Hoa làm ở khu công nghiệp không dễ gì mà nghỉ, nhưng lại phải nghỉ làm liên tục khiến sếp cáu loạn lên vì ảnh hưởng tới dây chuyền công việc. Chị Hoa bảo chồng thay phiên nghỉ trông con nhưng anh không nghe, nên lần nào con ốm hai vợ chồng cũng cãi nhau.

Chị Nguyễn Thị Hoài (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại khổ kiểu khác. Tuy anh chồng buôn bán tại nhà, nhưng vụng nên con sốt, hay không chịu ăn là sốt ruột gọi điện bắt chị nghỉ làm để về chăm con. Chị làm ngân hàng đâu thể bỏ việc về ngay, thế là cãi nhau om sòm rồi anh bắt chị nghỉ việc, không thì ly hôn.

Nỗi khổ của các gia đình trẻ đều bắt nguồn từ thời tiết thay đổi đột ngột, đang quá nóng nắng lại chuyển sang mưa gió ẩm thấp, lại hay ra vào phòng điều hòa khiến trẻ bị ốm gia tăng, với các triệu chứng luôn khiến bố mẹ phải lo lắng, căng thẳng khi phải vừa nghỉ việc, vừa chăm con.

Nắng nóng, mưa ẩm làm nhiều trẻ bị ốm. Ảnh minh họa.

Nắng nóng, mưa ẩm làm nhiều trẻ bị ốm. Ảnh minh họa.

8 việc đơn giản cần làm để trẻ khỏe mạnh mùa hè

Theo bác sĩ Tạ Duyên (Khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương), cha mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau để giúp các bé có một mùa hè khỏe mạnh và vui vẻ.

1. Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đôi bàn tay

Nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả. Ảnh minh họa.

Nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả. Ảnh minh họa.

Bàn tay của trẻ hay bị lấm bẩn, cần được rửa sạch sau khi trẻ chơi đùa, đi vệ sinh và trước các bữa ăn (cả chính và phụ). Tay sạch, vệ sinh sạch phòng ngừa nhiều bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh mắt và da liễu… cho trẻ.

2. Uống nhiều nước

Nắng nóng làm trẻ bị mất nước do đổ nhiều mồ hôi. Hãy tạo nhiều cơ hội cho con uống nước bằng cách: Để nước ở tầm thấp để con dễ lấy, thường xuyên giục con uống nước bằng cách đặt câu hỏi "Con có muốn uống nước không?"

3. Bổ sung hoa quả cho tr

Đa dạng hóa các loại quả trong khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ tăng cường dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Các loại quả nhãn, vải, mít, xoài, dưa hấu, dưa lê, nho, táo, măng cụt, cam, bưởi, thanh long, … đều tốt cho trẻ. Cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho bé.

4. Cho con tự do vận động

Nắng nóng vẫn cần cho trẻ hoạt động, chơi đùa. Các bố mẹ đừng vì nắng nóng mà bắt con ngồi yên trong phòng điều hòa, vì trẻ sẽ bị bí bách, khó chịu, chán ăn, ngủ kém…

Trẻ khỏe mạnh là niềm vui của cha mẹ. Ảnh minh họa.

Trẻ khỏe mạnh là niềm vui của cha mẹ. Ảnh minh họa.

5. Tăng số lần tắm

Có thể tăng số lần tắm trong ngày lên thành 2-3 lần/ ngày thay vì 1 lần. Tăng số lần tắm giúp trẻ thoải mái. Có thể tắm trước giờ ăn trưa, trước giờ ăn chiều, hoặc khi thấy con nóng nực quá đều có thể tắm, nhằm giúp bé mát mẻ, ăn ngon miệng hơn, ngủ tốt hơn.

6. Mặc quần áo mát, hạn chế đóng bỉm

Nắng nóng nên mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Cần thay đồ thường xuyên khi quần áo trẻ lấm bẩn, ướt mồ hôi. Nếu có thể hãy hạn chế việc đóng bỉm cho bé.

7. Ăn dặm

Nắng nóng có thể khiến trẻ ăn kém hơn, đôi khi chỉ thích ăn hoa quả và canh rau. Hãy lắng nghe cơ thể trẻ và tôn trọng lựa chọn của con. Điều cha mẹ cần làm là theo dõi sát và đảm bảo con được cung cấp đủ nước, không rơi vào tình trạng mất nước. Bé sẽ ăn trả bữa trong những ngày tiếp theo.

8. Tiêm phòng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên khả năng chống chọi với bệnh tật chưa cao. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Vắc xin giúp hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể tạo dựng miễn dịch với các căn bệnh có thể rất nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

Với 8 việc giữ gìn sức khỏe trên sẽ giúp trẻ vượt qua mùa hè khỏe mạnh, cả nhà vui vẻ.

Ngọc Hà

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương

Ngọc Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau 16 ngày nhập viện, nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini vẫn hôn mê

Sau 16 ngày nhập viện, nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini vẫn hôn mê

Y tế - 11 giờ trước

Là nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội), Thiếu tá N.V.C vẫn trong tình trạng hôn mê.

Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê

Bất ngờ lợi ích khi cho trẻ ăn vặt, đây là 7 món quà vặt vừa ngon vừa bổ khiến trẻ thích mê

Mẹ và bé - 12 giờ trước

GĐXH - Ăn vặt có thể giúp cho lượng đường trong máu của trẻ trở nên ổn định hơn, nhất là khi sau bữa ăn chính khoảng 3 tiếng.

Sai lầm cần tránh khi ăn ức gà vì hại gan, hại thận, làm đúng theo cách này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả!

Sai lầm cần tránh khi ăn ức gà vì hại gan, hại thận, làm đúng theo cách này sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả!

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Không nên ăn ức gà thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài với hàm lượng lớn. Khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ dư thừa protein và tích tụ nhiều cholesterol, tạo gánh nặng cho gan và thận…

Công dụng của Omega-3 đối với mắt

Công dụng của Omega-3 đối với mắt

Sống khỏe - 16 giờ trước

Hiện nay, việc có một đôi mắt khỏe cần nhiều thời gian và công sức chăm sóc, trong đó việc bổ sung Omega-3 hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho phù hợp với thể trạng là điều không thể thiếu.

3 lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư gan của người Việt ở mức cao

3 lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư gan của người Việt ở mức cao

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Ung thư gan là một căn bệnh ác tính. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn để giúp con khoẻ, mẹ khoẻ

Những loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn để giúp con khoẻ, mẹ khoẻ

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe của bà bầu nhưng cũng có một số cần hạn chế.

Những thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên tiêu thụ nhiều

Những thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp không nên tiêu thụ nhiều

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Theo các chuyên gia y tế, đây là một số thực phẩm mà người bệnh suy giáp nên tránh dùng quá nhiều.

Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?

Bệnh tay chân miệng có lây không? Cần làm gì để nhanh cải thiện?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng, dễ nhầm lẫn và có thể gây biến chứng nặng nề. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không và cần làm gì để nhanh cải thiện bệnh?

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?

Y tế - 20 giờ trước

Trải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"

Bị trầm cảm không dám đi khám vì sợ mang tiếng "làm trò"

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

"Trầm cảm lâu nay không có sao bây giờ nhiều thế?" là một nhận định rất phổ biến hiện nay, khi các bệnh lý rối loạn tâm thần, điển hình như trầm cảm, được chẩn đoán nhiều hơn đáng kể.

Top