Hà Nội
23°C / 22-25°C

BS thẩm mỹ chia sẻ về ca khó nhất trong gần 20 năm làm nghề: Cứu chiếc mũi bị thẩm mỹ hỏng 8 lần đến mức biến dạng của cô gái trẻ

Thứ ba, 13:19 15/12/2020 | Sống khỏe

Đây là một ca thẩm mỹ mũi hiếm có vì bệnh nhân đã phải trải qua đến 9 lần làm và sửa trong vòng 5 năm, trong đó có 8 lần bị hỏng.

Chiếc mũi bị biến dạng đến nỗi bệnh nhân đã nhiều lần đến các bác sĩ thẩm mỹ khác để sửa lại mũi nhưng bị từ chối

Trong 5 năm, vì mặc cảm nên bệnh nhân luôn khư khư chiếc khẩu trang trên mặt khi tiếp xúc với người khác. Thậm chí, vì tuyệt vọng nên bệnh nhân đã tính đến việc tự tử.

BS thẩm mỹ chia sẻ về ca khó nhất trong gần 20 năm làm nghề: Cứu chiếc mũi bị thẩm mỹ hỏng 8 lần đến mức biến dạng của cô gái trẻ - Ảnh 1.
BS thẩm mỹ chia sẻ về ca khó nhất trong gần 20 năm làm nghề: Cứu chiếc mũi bị thẩm mỹ hỏng 8 lần đến mức biến dạng của cô gái trẻ - Ảnh 2.

Cụ thể, bệnh nhân đã trải qua 8 lần phẫu thuật mũi bị hỏng như sau:

Lần 1: Bệnh nhân được bác sĩ dùng phương pháp sụn nhân tạo (dùng thanh silicon làm sống mũi), dùng sụn tai bọc đầu mũi. Sau khi về, vết mổ bị hở đường may và nhiễm trùng khiến chiếc mũi sưng và chảy dịch.

Lần 2: Vì mũi sưng và chảy dịch nên một tháng sau, bệnh nhân quay trở lại gặp bác sĩ đã làm cho mình để được sửa chữa. Nhưng sau khi bệnh nhân về nhà, mũi lại bị sưng và chảy dịch lần thứ hai.

Lần 3: Bệnh nhân tiếp tục quay trở lại gặp bác sĩ đó vào ba tháng sau lần mổ thứ hai. Lần này mũi không nhiễm trùng nữa nhưng bị ngắn. BS rút thanh silicon ra. Mũi bệnh nhân trở lại như trước khi thẩm mỹ.

Lần 4: Bệnh nhân đến một thẩm mỹ viện khác và được bác sĩ tại đây sửa lại mũi bằng phương pháp S-line, lấy sụn tai và sụn vách ngăn làm sống mũi và bọc đầu mũi. Nhưng sống mũi bị cao lên tới trán và hếch đầu mũi.

Lần 5-6-7-8: Khoảng 6 tháng - một năm sau, bệnh nhân lại đến một thẩm mỹ viện khác nữa để sửa lại mũi. BS tại đây sửa bằng phương pháp lấy sụn sườn. Kết quả, chiếc mũi đã đẹp hơn nhưng hơn một tháng sau bệnh nhân lại bị nhiễm trùng nặng. Mũi sưng, chảy dịch nên lại phải sửa lại lần khác và tiếp tục bị nhiễm trùng.

Mỗi lần nhiễm trùng, bệnh nhân phải truyền kháng sinh, có lần 7 ngày, có lần 10 ngày. Tổng cộng tại thẩm mỹ viện này, bệnh nhân đã được lấy 4 lần sụn sườn để sửa lại mũi. Nhưng sau đó mũi của bệnh nhân đã bị biến dạng nặng.

Trong thời gian một tháng sau khi sửa mũi, bệnh nhân đã không tuân thủ nghiêm túc lời dặn của BS nên bị kích ứng khói thuốc lá và một số hóa chất. Vì thế, sang hôm sau, mũi bệnh nhân bị sưng và chảy dịch.

Lần cuối cùng sửa mũi của cô gái này đã cách đây hơn một năm.

Lần 9: Bệnh nhân đến chỗ tôi và tôi trực tiếp chỉnh sửa.

Mũi của bệnh nhân được sửa lại với kết quả như trong ảnh (vào ngày thứ 13). Tôi phải dùng sụn ở mỏm ức của bệnh nhân để sửa lại. Trụ mũi đã thẳng và không bị ngắn.

BS thẩm mỹ chia sẻ về ca khó nhất trong gần 20 năm làm nghề: Cứu chiếc mũi bị thẩm mỹ hỏng 8 lần đến mức biến dạng của cô gái trẻ - Ảnh 3.
BS thẩm mỹ chia sẻ về ca khó nhất trong gần 20 năm làm nghề: Cứu chiếc mũi bị thẩm mỹ hỏng 8 lần đến mức biến dạng của cô gái trẻ - Ảnh 4.

Đây là ca khó nhất trong gần 20 năm làm nghề của tôi.

Vì chiếc mũi của bệnh nhân đã sửa đến 8 lần, nhiễm trùng nhiều lần nên các tổ chức đã bị xơ cứng sau nhiễm trùng. Chất liệu tự thân từ sụn vành tai, sụn vách ngăn và sụn sườn (đã lấy 4 lần) gần như hết, không thể lấy tiếp. Niêm mạc trong lòng mũi bị bở và hoại tử mất kích thước. Bệnh nhân đã bị nhờn hơn 1/2 chủng loại các kháng sinh. Bệnh nhân bị dị ứng khói thuốc lá, dễ bị nhiễm trùng sau mổ.

Tôi phải dùng sụn sườn làm nhuyễn thành bột để bơm lên sống mũi và chóp mũi bị co kéo sẹo gãy mô tổ chức, dựng lại toàn bộ vách ngăn mũi. Phần niêm mạc bị thiếu hổng phải sử dụng vạt xoay niêm mạc từ nền mũi mới khâu kín được vết mổ. Đây là thủ thuật rất khó khăn đòi hỏi BS phải rất nhiều kinh nghiệm trong lúc phẫu thuật và chăm sóc vết mổ hậu phẫu.

Lần phẫu thuật sụn sườn bột đầu tiên này để khắc phục chiều dài và sẹo lõm của mũi. Khoảng một năm sau, khi niêm mạc mũi đã lành và đàn hồi tốt sẽ tiếp tục dùng sụn bột đã để dành bơm vào chóp mũi để đạt độ cao mong muốn.

Sụn bột từ sườn là vật liệu hoàn toàn tự thân cho nên mức độ an toàn là 99%, không nhiễm trùng, không co rút và có thể đảm bảo mũi sau phẫu thuật thẩm mỹ sẽ đẹp tự nhiên 99% như mũi thật.

BS thẩm mỹ chia sẻ về ca khó nhất trong gần 20 năm làm nghề: Cứu chiếc mũi bị thẩm mỹ hỏng 8 lần đến mức biến dạng của cô gái trẻ - Ảnh 5.

Lời khuyên cho các bạn muốn đi thẩm mỹ mũi:

- Nếu bạn không may bị nhiễm trùng khi có vật liệu cấy ghép nhân tạo thì phải tháo ra ngay và trong vòng 6 tháng không được phẫu thuật lại.

- Nếu mũi bạn sinh ra đã ngắn thì khi trao đổi với BS không nên cho phép lấy sụn vách ngăn, vì hầu hết người mũi ngắn có sụn vách ngăn ngắn và mềm, nếu BS không đủ kinh nghiệm mà chỉ tiến hành thủ thuật như công thức thì dễ dẫn đến tình trạng sụn vách ngăn bị biến dạng kéo theo đầu mũi bị co rúm và mũi ngắn hơn. Đây là khó khăn lớn nhất khiến các BS nhiều kinh nghiệm cũng ngại sửa lại cho bạn.

- Cơ địa người Việt rất khác người phương Tây cũng như các nước châu Á phát triển. Lý do là người Việt có quá trình dài sử dụng kháng sinh một cách bất cẩn nên gặp nhiều khó khăn hơn để vết thương lành và tạo sẹo đẹp. Do vậy bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm túc chế độ kiêng khem sau phẫu thuật, trong 3-4 tuần đầu sau phẫu thuật tuyệt đối không được dùng rượu bia thuốc lá vì những chất trên làm co mạch máu nuôi, gây khó khăn cho quá trình lành vết thương hoặc gây loét vết mổ.

- Phải cẩn thận với các chiêu thức quảng cáo "lùa" đám đông trên mạng của các thẩm mỹ viện không được cấp phép. Khi cần đi phẫu thuật thẩm mỹ phải nghiên cứu kỹ người bác sĩ sẽ làm phẫu thuật cho mình về tay nghề và đạo đức.

- Không nuôi nấng giấc mơ vịt hoá thiên nga một cách hão huyền phi lý.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric

Sống khỏe - 18 giờ trước

Mùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền

Sống khỏe - 19 giờ trước

Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng

Sống khỏe - 23 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, 3 lý do này rất đáng để lưu tâm

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, 3 lý do này rất đáng để lưu tâm

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nước nào trên thế giới có tuổi thọ trung bình cao nhất? Nhật Bản chắc chắn phải có trong danh sách đầu tiên!

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Top