Bức thư tuyệt mệnh nghẹn đắng của người mẹ nghèo lo cho con đến hơi thở cuối cùng
GiadinhNet - “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đúng vậy, “nước mắt chảy xuôi” như là một điều tất yếu trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Chồng và con trai chị Nhân đau đơn trong lễ tang. |
“Tạm biệt chồng con!
Những tấm lòng vàng Ông Phạm Thanh Tươi (trưởng ấp 5) cho hay, hiện tại trong cuộc sống, gia đình của anh Bằng cơ bản đã thoát nghèo, cuộc sống cũng ổn hơn trước. Có được điều này cũng nhờ các cơ quan địa phương, những nhà hảo tâm đã có lòng, quan tâm giúp đỡ để anh Bằng và các con mình vươn lên khỏi gian khó. Trong tương lai, địa phương vẫn sẽ quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt để gia đình anh ổn định cuộc sống. |
Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ đã rất khổ rồi. Mẹ vay tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ rất nhiều... Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để chính quyền biết nhà mình thực sự khổ mà cấp sổ hộ nghèo. Có như vậy, cha mới vay được tiền đóng học phí cho các con.
Xin các cấp chính quyền xem xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời. Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh. Anh! Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập thật tốt để có cơ hội đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con đã rất khổ rồi…
Mỹ Nhân tạm biệt!”.
Trên đây là bức thư tuyệt mệnh của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (38 tuổi), ngụ ấp 5, xã An Xuyên (TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) để lại sau một tháng tính toán kỹ lưỡng việc tìm đến cái chết. Vụ việc đau lòng này xảy ra đã cách đây hơn một năm nhưng vẫn để lại trong lòng mọi người dư âm về sự hi sinh cao cả của người mẹ. Được biết, trước khi tự tử một tháng, chị từng nói hàm ý với chồng về ý định ra đi của mình. Bởi chị nghĩ, chị chết đi, mọi người đến phúng viếng mới tiền đóng học cho các con, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con trúng số độc đắc.
Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng”. Hơn 20 năm ăn ở với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ. Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc gì miễn sao kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con.
(Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn) Mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, chăm sóc và dưỡng dục con khôn lớn, bất cứ bậc cha mẹ nào cũng đều mong muốn con mình sẽ trưởng thành, vững bước trong cuộc sống đầy bon chen và khốc liệt. Đứa con ngoan ngoãn, học giỏi chính là niềm mơ ước của bậc sinh thành. Sự khao khát “đổi đời” được thể hiện ngay trong chính suy nghĩ của những người làm cha mẹ, mong cho cuộc đời con không cơ cực, vất vả như mình. Và cũng từ ước mơ chính đáng đó, cha mẹ sẵn sàng làm mọi điều tốt nhất cho con trong khả năng của mình, cho dù đó là con đường “đen tối” nhất hay chính mạng sống của bản thân.
Đã có rất nhiều câu chuyện về đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con như: người mẹ liệt tứ chi hàng ngày lang thang ngoài đường để xin từng đồng lẻ cho con ăn học, hay người mẹ trẻ sẵn sàng bán thận để lấy tiền chữa trị căn bệnh hiểm nghèo cho đứa con mới hơn một tuổi… Nhưng có lẽ trường hợp của chị Mỹ Nhân khiến cho mọi người phải bàng hoàng và thương cảm nhất từ trước đến nay. Bởi chẳng ai ngờ, sự hi sinh của chị lại chạm đến giới hạn cuối cùng trong sự sống của con người, đó là cái chết. Nếu so sánh sự hi sinh của những người mẹ dành cho con sẽ vô cùng khập khiễng bởi việc làm nào cũng đáng để chúng ta trân trọng và ghi nhớ. Nhưng để đánh động, làm thức tỉnh lương tri của những đứa con thì hành động của chị Mỹ Nhân sẽ là “đòn” giáng mạnh mẽ nhất. Chắc hẳn, qua cái chết của chị, những đứa con sẽ nhận ra điều quan trọng nhất đối với chúng. Mẹ không thể cho mình tiền bạc hay vật chất, mẹ cũng không thể đem lại sự đủ đầy về tinh thần để các con thoát cảnh nghèo nhưng mẹ lại sẵn sàng đánh đổi mạng sống vì các con, để “cái chết của mẹ sẽ giải quyết được nhiều điều”, trong đó có tiền học đóng cho các con. Hành động của chị Nhân mặc dù còn chứa đựng những suy nghĩ nông cạn, dại dột nhưng âu cũng là xuất phát từ tình cảm dành cho chồng con quá lớn. Có thể, có ai đó cho rằng những sự hi sinh đó là mù quáng, rằng những đứa con không nên tận hưởng ân phúc cha mẹ một cách đớn đau như thế, rằng việc học này học nọ không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Nhưng, sự hi sinh nào của cha mẹ dành cho con cũng luôn là tự nguyện, từ cái lý của trái tim. Đặc biệt, khi phải sống trong gia cảnh tận cùng của nghèo đói, khổ đau, mới có thể lý giải nổi những vọng ước, những hi sinh vô điều kiện mà chị Nhân đã chọn lựa. Mọi chuyện không thể cứu vãn nhưng hi vọng các con của chị có thể thấu hiểu được tấm lòng của mẹ mà cố gắng hơn trong cuộc sống. Đây cũng là một câu chuyện ý nghĩa mang lại bài học quý giá cho tất cả chúng ta, đặc biệt là những người làm con. Để cho chúng ta một mái nhà để trú ngụ, sự vui vẻ khi đến trường, thực hiện mơ ước của bản thân… cha mẹ ta đã đổ bao giọt mồ hôi, bao nước mắt mà không gì có thể đong đếm được. Hãy cảm nhận sự hi sinh của cha mẹ bằng chính những gì chúng ta đang hưởng thụ.
N.H (ghi) |
Nhật Hạ
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 3 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.