Bụi mịn đang đe dọa chất lượng sống của người dân Hà Nội và TPHCM
GiadinhNet - Báo chí trong và ngoài nước đang liên tục đề cập đến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TPHCM. Các thông tin cho thấy, thời gian qua, nhiều ngày bụi liên tục lơ lửng trong không khí, đe dọa sức khỏe người dân.
Khẩu trang bình thường không ngăn được bụi mịn, nên nó dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi... Ảnh: T.L
Báo động ô nhiễm bụi trong không khí
Báo cáo chất lượng không khí năm 2018 của Tổ chức Thông tin về Chất lượng không khí toàn cầu IQAir AirVisual cho hay, Hà Nội đứng thứ 12 trong 62 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Hà Nội ô nhiễm thứ hai, sau Jakarta của Indonesia. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hà Nội chỉ có 38 ngày không khí sạch trong một năm.
Gần đây nhất, theo số liệu quan trắc tại 10 trạm đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội do Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội thực hiện cho thấy tuần từ ngày 20 đến 26/1/2019, chất lượng không khí trên địa bàn TP Hà Nội suy giảm rõ rệt so với những tuần trước đó, nhiều nơi ở mức kém và xấu.
Tuy nhiên, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường đô thị và công nghiệp cho rằng ô nhiễm của Hà Nội hiện nay chưa vượt mức báo động, chỉ có một số ngày vượt mức 300 hay 400 AQI, tức là vượt khoảng 1,5 cho đến 2 lần tiêu chuẩn cho phép, không kéo dài nhiều ngày cho nên việc báo động cảnh giác chưa cần thiết lắm.
Nhưng thực tế cho thấy ảnh hưởng của bụi và bụi siêu mịn đến người dân Hà Nội đang ở mức đáng báo động. Tại Hà Nội, trên tuyến đường Phạm Văn Đồng - nơi đang có các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Hà Nội, trong những ngày hanh khô, dọc tuyến đường này bao trùm khói bụi. Dọc hai bên đường, nhà dân bị phủ những lớp bụi dày do các phương tiện giao thông qua lại cuốn lên. Tuyến đường Phạm Văn Đồng qua kết quả quan trắc chất lượng không khí cho thấy luôn ở mức cao nhất trong 10 điểm đo không khí của Sở TN&MT Hà Nội.
Còn tại TPHCM, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn cũng đáng báo động dù các chỉ số có dấu hiệu tích cực hơn so với chất lượng không khí ở Hà Nội. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường, thuộc Sở TN&MT TPHCM, trong 10 năm gần đây, các chỉ số về bụi, hạt bụi mịn (PM10), siêu mịn (PM2.5), NO2, ở những vị trí quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông ở TPHCM luôn vượt chuẩn, có nơi gấp gần 10 lần quy chuẩn. Đây là những thông số được Trung tâm tính toán từ các thống số đo được vào thời điểm sáng từ 7h30 - 8h30, chiều từ 15h - 16h.
PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh, Trường ĐH GTVT trong bài viết về “Hệ thống quản lý môi trường không khí giao thông đường bộ ở Việt Nam” trên tạp chí giao thông vận tải cho rằng: Ở nước ta, ô nhiễm do hoạt động giao thông đường bộ đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay.
Đặc biệt bụi và bụi mịn xuất hiện nhiều ở các khu vực đang trong quá trình xây dựng và các nút giao thông đường bộ nơi có lưu lượng phương tiện giao thông lớn. Phần lớn tại các khu vực này nồng độ bụi và bụi mịn vượt quá tiêu chuẩn cho phép khá cao khoảng từ 1,5 – 2,5 lần, số này có giá trị chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt quy định do nồng độ bụi PM10 (vượt ngưỡng 100) dẫn đến không đảm bảo ngưỡng khuyến cáo an toàn đối với sức khỏe cộng đồng.
Phòng chống “sát thủ” nguy hiểm trong không khí
Ô nhiễm do hoạt động giao thông đường bộ đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Ảnh: T.L
Bụi và bụi mịn thường tăng cao rõ rệt vào các giờ cao điểm sáng 7h-8h và chiều 18h-19h, giảm xuống thấp nhất vào giữa trưa 13h-14h và ban đêm 23h-1h, phụ thuộc vào lượng lớn các phương tiện giao thông di chuyển.
Theo các chuyên gia, với ngưỡng phân chia chất lượng không khí thành 5 nhóm tác động đến sức khỏe con người từ: tốt, trung bình, kém, xấu, nguy hại, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở nhóm kém trong quý 1 của năm 2019.
Theo ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch tổ chức Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, chỉ số ô nhiễm bụi PM2.5 lên cao ở các thành phố lớn là điều rất đáng ngại bởi PM2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người, có thể đi thẳng vào phổi. Loại bụi này hình thành từ các chất như carbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. PM2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch.
Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 cho biết đối với trẻ em sống ở 3 TP Bắc Kinh, Jakarta và Hà Nội, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên 40% và hen suyễn lên 20%. Đối với người trưởng thành, nguy cơ ung thư phổi tăng 25-30%, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần.
Cho dù được cảnh báo là bụi và bụi mịn không vượt mức quá cao như báo động và không nguy hiểm nhưng rõ ràng bụi đang có những tác động, ảnh hưởng không tốt. Vậy chính quyền và người dân các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM cần làm gì để phòng ngừa là câu hỏi được đặt ra và cấp thiết nhất lúc này!
Khí thải từ xe máy là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, vì vậy mà các cấp Chính quyền cần phải có những biện pháp mạnh trong việc giảm thiểu xe máy, các phương tiện lưu thông ở những nơi tập trung nhiều dân cư; sử dụng ô tô, các phương tiện giao thông công cộng sẽ phần nào giảm bớt được lượng khí thải thải ra môi trường.
Cùng với việc trồng 1 triệu cây xanh từ nay đến năm 2020, thì việc HĐND TP Hà Nội thông qua Đề án quản lý phương tiện giao thông, phát triển giao thông công cộng, theo đó đến năm 2030, toàn bô khu vực nội thành sẽ cấm xe máy. Đây là một trong những đề án được đánh giá cao trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí môi trường, đặc biệt là bụi và bụi siêu mịn. Tuy nhiên, có thực hiện được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm của chính quyền cũng như nỗ lực của người dân.
Để giữ gìn sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình, bản thân mỗi người dân cần phải có những biện pháp phòng và chống bụi, bụi siêu mịn một cách hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia, khẩu trang được kì vọng sẽ hạn chế không khí ô nhiễm, tuy nhiên khẩu trang chỉ có thể chặn phần nào những hạn bụi có kịch thước 10µm, còn với bụi siêu mịn 2,5µm thì không hiệu quả. Việc có máy lọc không khí được đặt trong phòng làm việc hay sử dụng cho gia đình cũng là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, cũng không nên ra ngoài khi tình hình ô nhiễm không khí ở nơi bạn sống đang ở mức cao, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên có một chế độ ăn thật nhiều dinh dưỡng gồm rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C,… cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp do bụi gây ra.
Do bụi mịn PM2.5 với kích cỡ li ti bằng 1/30 sợi tóc nên được coi là "sát thủ" nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp. Những bụi này khẩu trang bình thường không ngăn được, nên nó dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch, thậm chí còn làm thay đổi cấu trúc AND của con người.
Bụi mịn, hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này tương tự như khi bầu không khí có độ ẩm cao hoặc sương mù.
Thúy Hằng – Minh Trang
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 23 phút trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 15 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 19 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.