Buôn làng nhiều “không” giữa Tây Nguyên
GiadinhNet - Được thành lập từ năm 2011, tuy nhiên đến nay, buôn Đăk Sar (xã Đăk Nuê, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk) vẫn chưa được đầu tư các hạng mục công trình phục vụ vấn đề dân sinh như: Điện, đường, chợ, trạm và đặc biệt là nguồn nước sạch. Bên cạnh đó, nhiều người dân còn không có chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu. Thậm chí, tới giấy khai sinh cho trẻ cũng không.
Khó khăn bủa vây
Nhiều năm nay, buôn làng Đăk Sar được người ta gọi với cái tên “buôn làng nhiều không” của Tây Nguyên. Chia sẻ với PV, ông Mã A Páo (Phó buôn Đăk Sar) cho biết, buôn Đăk Sar hiện có 266 hộ với 941 nhân khẩu gồm 7 dân tộc anh em, chủ yếu là người Mông di cư từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang. Người dân tiến hành khai hoang vùng đất này từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng phải tới năm 2011, buôn Đăk Sar mới được thành lập. Sống ở nơi vùng sâu, vùng xa, người dân Đăk Sar đã quen với sự thiếu thốn đủ bề. Nhưng khó khăn nhất phải kể tới việc, nhiều người dân ở đây không có giấy tờ tùy thân. Hiện nay, đa phần người dân trong buôn chưa có sổ hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân. Còn về giấy khai sinh thì có gần 30 cháu bé chưa làm được.

Anh Thào A Vàng với 2 con nhỏ chưa làm được giấy khai sinh. Ảnh: H.Hỏi
Anh Thào A Vàng (SN 1989) cho biết, vợ chồng anh sinh được 2 con (một cháu 4 tuổi, một cháu 2 tuổi), nhưng khi ra UBND xã khai sinh đều không được do anh chị chưa có giấy đăng ký kết hôn. Anh Vàng than thở, do chưa có giấy khai sinh nên các con anh đều không có bảo hiểm y tế, những lúc các cháu ốm là cả nhà vất vả. Hiện nhà anh chỉ trồng vài chục cây cà phê, thu nhập chẳng đáng là bao. Mỗi lần các con ốm, anh phải bán đồ đạc trong nhà, vay mượn hàng xóm đưa con xuống trạm xá và tự trả chi phí. Lúc nào gia đình túng thiếu quá thì đành phó mặc cho trời.
Cũng theo lời những người dân ở đây, do không có giấy tờ tùy thân nên người dân Đăk Sar khó có thể tiếp cận các chính sách của nhà nước. Các cháu nhỏ trong buôn không làm được khai sinh, đồng nghĩa với việc không được đi học. Cũng may các thầy cô tạo điều kiện cho các cháu đến lớp, nhưng cũng chỉ là học nhờ. Đến cấp 2 mà không có giấy khai sinh thì các cháu đành phải bỏ học giữa chừng.
Điện không có, người dân chủ yếu sử dụng đèn dầu, chất lượng cuộc sống rất thấp. Đường xá đi lại là đất đỏ, mỗi khi mưa lũ sạt lở, lầy lội khiến buôn làng tựa như một ốc đảo cô lập với thế giới bên ngoài. Nguồn nước khan hiếm dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Trong mùa khô, người dân muốn có nước dùng phải đi bộ gần 10km ra khu trung tâm để lấy.
Từng bước tháo gỡ
Trao đổi với PV, ông Y Nốt B Krông, Chủ tịch UBND xã Đăk Nuê cho biết, trong những năm qua, chính quyền UBND xã đã ghi nhận nhiều trường hợp người dân buôn Đăk Sar không có giấy tờ tùy thân. Giải thích về điều này, ông Y Nốt cho biết, khi người dân tới trụ sở UBND xã đa phần không có giấy chứng nhận kết hôn nên khó khăn trong việc cấp giấy khai sinh. Còn nếu chỉ khai theo mẹ thì đứa trẻ không được mang họ cha, điều này chưa đáp ứng được nguyện vọng của các gia đình. Chính quyền xã đã tuyên truyền người dân hoàn thiện các giấy tờ cần thiết để khai sinh cho các cháu. Trước mắt trong thời gian chờ giải quyết dứt điểm vấn đề giấy khai sinh, cán bộ xã vẫn vận động giáo viên, học sinh tiếp tục dậy và học trước, bổ sung giấy tờ tùy thân sau. Còn về sổ hộ khẩu, chính quyền xã đã báo cáo lên các cơ quan chức năng của huyện để giải quyết giúp người dân.
Thượng tá Lê Viết Kỳ, Phó Trưởng Công an huyện Lăk cho hay, Công an huyện đang xem xét vấn đề cấp sổ hộ khẩu thường trú cho người dân buôn Đăk Sar. Tuy nhiên việc này gặp nhiều vướng mắc. Điều 19 Luật Cư trú năm 2006 về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh quy định: “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó”. Tuy nhiên hiện nay, người dân buôn Đăk Sar đang ở trong phần đất lâm trường chưa được giao lại nên công an khó có thể tiến hành cấp sổ hộ khẩu thường trú.
Nói về vấn đề này ông Y Bang Hđơk, Chủ tịch UBND huyện Lăk cho biết: “UBND tỉnh Đăk Lăk đã có quy hoạch khu dân cư Đăk Sar. Tuy nhiên, người dân đang ở vào phần đất do lâm trường quản lý. Các cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát việc giao đất lại cho dân. Tuy nhiên việc này vẫn cần có thêm thời gian để giải quyết. Thời gian tới, để giúp cho người dân buôn Đăk Sar có cuộc sống bớt khó khăn hơn, chính quyền cũng đã có những ý kiến đề nghị cấp trên quan tâm, đẩy nhanh hơn quá trình đầu tư, xây dưng các hạng mục công trình đường, điện, nước...”.
Người dân nên đăng ký giấy khai sinh qua thủ tục nhận con
Luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Trong trường hợp người dân muốn khai sinh đầy đủ cho con mà chưa có giấy đăng ký kết hôn thì có thể làm thủ tục nhận con. Điều 34 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định: Người nhận con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định. Trong trường hợp cha nhận con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ, trừ khi người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận con là đúng sự thật và không có tranh chấp thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận con. Trường hợp cần phải xác minh, thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày”.
H.Hỏi

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa
Thời sự - 9 giờ trướcNạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh
Pháp luật - 9 giờ trướcCông an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 11 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 15 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 17 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sốngGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.