Cả 3 Quốc y Đại sư nói bí quyết về điều quan trọng nhất của sức khỏe - “Ngàn lượng vàng cũng không mua nổi”
Danh y Cẩn cho rằng, giấc ngủ quan trọng số 1 trong cuộc đời mỗi người. Có 6 yếu tố gây ra khó ngủ và phải khắc phục dựa trên nguyên nhân cụ thể. Đây là những điều bạn cần biết.
Quốc y Đại sư nổi tiếng Trung Quốc Nam Hoài Cẩn (Nan Huaijin) từng nói: Có ba điều chính để giữ sức khỏe, một là ngủ ngon, hai là đại tiểu tiện thuận lợi, ba là chế độ ăn uống, còn lại sinh hoạt và quần áo đều là yếu tố phụ trợ. Trong đó, giấc ngủ đđược xếp vị trí đầu tiên trong cả ba điều quan trọng nhất.
Ông Cẩn sinh ngày 18/3/1918, tại Ôn Châu, Trung Quốc và mất ngày 29/9/2012, Tô Châu, Trung Quốc, thọ 95 tuổi.
Có một câu nói nổi tiếng "Ngàn lượng vàng cũng khó mua được một giấc ngủ ngon". Điều này bạn sẽ thực sự thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa của nó khi bạn bị mất ngủ dài ngày mà không có cách nào để khắc phục.
Giấc ngủ cũng quan trọng như chúng ta cần ăn, uống và tập thể dục.
Tuy nhiên, dù già hay trẻ, nhiều người nói rằng họ ngủ không ngon: đêm không muốn ngủ, sáng dậy không dậy được, vòng luẩn quẩn, số khác thì khó ngủ, dễ thức giấc, ngủ không ngon giấc...
Theo Quốc y đại sư Nam Hoài Cẩn, có 6 nguyên nhân gây mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, theo quan điểm của y học Trung Quốc có thể chia thành 6 trường hợp, hãy cùng xem các phương pháp đối phó và điều hòa cho 6 tình huống này.
1. Luôn gặp ác mộng và ngủ không yên giấc: Thiếu năng lượng, dinh dưỡng và khí không đủ
Khi đi ngủ, người thường xuyên cảm thấy buồn ngủ nhưng cả đêm không thể ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Cảm thấy tiếu năng lượng vào ban ngày, hay quên, thiếu tập trung, đôi khi hồi hộp.
Giải pháp: Điều hòa khí huyết và làm dịu thần kinh
Nên ăn thêm những thứ bổ khí huyết, chẳng hạn như táo tàu, những thức uống làm dịu thần kinh (lấy một lượng thích hợp lúa mì, hoa hòe, hạt sen, táo tàu rồi hầm chung. Hầm hai lần, lấy nước cốt, có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày tùy ý).
2. Khó ngủ, nằm trên giường trằn trọc: Có thể bị khí trệ trong gan, chức năng gan kém
Dấu hiệu thường thấy nhất là đôi khi sẽ bị đau ở ngực và hai bên sườn.
Về điều hòa, chủ yếu là để xoa dịu gan, giải uất: Ăn thêm kê, sò, long nhãn và các thức ăn khác.
Khi tâm trạng không vui hoặc muốn nổi cáu, bạn có thể hít thở sâu một vài lần một cách tỉnh táo để điều chỉnh tâm trạng.
3. Nằm ngủ trong trạng thái mơ hồ từ đêm đến rạng sáng: Dinh dưỡng trong máu không đủ, máu nóng
Tình trạng sẽ bị tỉnh dậy sớm, thức dậy rồi lại buồn ngủ và đi ngủ tiếp, thường kèm theo các triệu chứng khô họng, khô miệng, nổi mụn và đổ mồ hôi ban đêm.
Giải pháp khắc phục: Bạn có thể thường xuyên xoa bóp các huyệt như Nội quan, Thần môn, Hậu khê…
Cố gắng bổ sung các món ăn như củ sen, hoa hòe (vị thuốc Đông y), đậu xanh, hạt ý dĩ, bưởi ướp đường phèn, dùng hà thủ ô thô và đường phèn ngâm nước uống thay trà sẽ có tác dụng tốt.
4. Ngủ không yên giấc: Rối loạn lá lách và dạ dày
"Nếu bụng khó chịu, dạ dày bất ổn thì sẽ không ngủ yên." Những người bị rối loạn lá lách và dạ dày thường sẽ rơi vào tình huống không thể tiêu hóa bữa tối một cách dễ dàng.
Nguyên tắc điều trị là làm hài hòa dạ dày, tăng cường sinh lực cho lá lách và làm dịu thần kinh: Đầu tiên, kiểm soát chế độ ăn uống của bạn, bữa tối nên ăn no khoảng 70%, bữa ăn nhẹ, ăn ít thức ăn gây chướng bụng như đậu và ngũ cốc, thức ăn kích thích dạ dày như ớt, tỏi, đồ uống lạnh.
5. Cả đêm không ngủ được: Tim và gan hỏa vượng (nóng trong)
Triệu chứng này chủ yếu sinh ra từ tâm trạng không tốt của bạn, ví dụ như sự tức giận và buồn chán, và nó phổ biến hơn ở phụ nữ mãn kinh. Biểu hiện khó chịu, mắt đỏ và miệng đắng, phân khô, lưỡi đỏ và có lớp phủ màu vàng.
Nguyên tắc điều hòa chủ yếu là thanh nhiệt, làm mát cơ thể: Có thể nấu cháo với nhân táo tàu (50 gam nhân táo tàu giã nhuyễn lấy nước cốt, thêm 100 gam gạo tẻ nấu cháo để ăn).
6. Thường thức giấc vào ban đêm: Chức năng thận kém
Tiểu đêm là biểu hiện điển hình của chứng thận dương thiếu hụt.
Nên bắt đầu bằng việc bảo vệ thận để giảm bớt tình trạng tiểu đêm: Bổ sung các loại thực phẩm màu đen ví dụ như đậu, gạo đen, mộc nhĩ… có tác dụng bổ thận.
Trong các bữa ăn hàng ngày, thường xuyên bổ sung thêm gạo đen, đậu đen, vừng đen,…; ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ, có thể cho thêm gừng khô, quế hoặc lá ngải cứu.
Kinh nghiệm ngủ ngon của các bậc thầy về y học cổ truyền Trung Quốc
Tôi không biết bạn có phát hiện ra rằng nhiều người già sống lâu họ thường có đặc điểm giống nhau - ngủ rất ngon. Chúng ta cùng tham khảo thêm những bậc danh y nổi tiếng sống thọ dưới đây chia sẻ về kinh nghiệm để có giấc ngủ ngon của họ, từ đó có thể học hỏi để áp dụng.
Quốc y Đại sư Lý Ngọc Kỳ: Phải để cho trái tim của bạn ngủ ngon, thì bạn mới có thể ngủ ngon
Lý Ngọc Kỳ là một bậc thầy về y học cổ truyền Trung Quốc, hưởng thọ 94 tuổi, và được ca tụng là "vị thần của rừng mai phương bắc và là trụ cột của y học cổ truyền Trung Quốc ở Liêu Sơn". Ông thường nói rằng, "muốn thân ngủ thì tâm phải ngủ trước". Trái tim bình yên thì cơ thể sẽ bình yên.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng máu trong mười hai kinh mạch là ở tim, và khí trong mười hai kinh mạch là phản ứng với tim. Vì vậy, việc điều trị chứng mất ngủ nên bắt đầu từ việc bồi bổ tâm khí.
Theo lời dạy của y học cổ đại Trung Quốc như "Tâm quản trị tâm", "Ngủ tâm trước, người ngủ sau".
Quốc y Đại sư Trung Quốc Lộ Chí Chính: Massage chân trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon
Danh y Lộ Chí Chính, bác sĩ trưởng của Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc và là quốc y Đại sư Trung Quốc, năm nay 97 tuổi. Ông thường xoa mặt vào buổi sáng và ngâm chân trước khi đi ngủ vào buổi tối. Ông nói rằng ngâm chân vào ban đêm có thể giúp lưu thông máu đi xuống bên dưới và giúp não bộ dễ ngủ hơn.
Một số người lớn tuổi ngủ không ngon có thể do huyết ứ hoặc mất cân bằng Âm Dương. Ngoài thuốc bắc uống, liệu pháp ngâm chân còn có thể kết hợp với thuốc bắc điều trị bên ngoài thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Dân gian có câu: Ngâm chân nước nóng, đua nhau ăn nhân sâm, người giàu uống thuốc bổ, người nghèo ngâm chân. Thực tế đã có những lý do khoa học chứng minh cho tuyên bố này.
Quốc y Đại sư Trung Quốc Li Shimao: Kiên trì ngủ trưa
Khi 80 tuổi, Lý Sĩ Mậu (Li Shimao), một bậc thầy về y học cổ truyền Trung Quốc, được học trò tôn là "hậu 80", ông là lứa hậu tiến sĩ đầu tiên kế thừa tại Học viện Khoa học Trung y Trung Quốc.
Bí quyết giữ gìn sức khỏe của ông là "nâng cao trí tuệ". Ông Lý từng tâm sự, từ trước đến nay, ông dậy rất sớm để học vì cảm thấy mình sáng suốt nhất tâm hồn. Do có thói quen dậy vào buổi sáng và đọc sách nên ông luôn nhất quyết thực hiện lịch ngủ nghỉ trưa để đảm bảo thời gian ngủ.
Trung y cho rằng buổi trưa từ 11 giờ đến 13 giờ, cũng là thời điểm âm dương gặp nhau, lúc này dương khí dồi dào nhất gọi là dương khí, lúc này ngủ trưa rất tốt để dưỡng dương.
Đồng thời, chợp mắt vào buổi trưa còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, giảm stress, xua đuổi trầm cảm hiệu quả giúp bạn có được giấc ngủ ngon.
Theo Tri thức trẻ/ Health/TT
5 thói quen ăn lẩu hại thận
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcNhững ngày lạnh là thời điểm thích hợp để thưởng thức lẩu nhưng một số thói quen khi ăn có thể vô tình làm hại thận.
3 món ăn đơn giản tốt cho người bị cảm lạnh
Sống khỏe - 6 giờ trướcThời tiết trở lạnh khiến mọi người dễ bị cảm lạnh. Ngoài việc nghỉ ngơi, có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh bằng một số món ăn, đồ uống đơn giản.
Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về
Y tế - 6 giờ trướcMột trường hợp bệnh nhân nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu có diễn biến nặng, được thân nhân xin đưa về nhà và sau đó tử vong. Đến chiều nay, số ca nhập viện nghi ngộ độc tăng thêm 63 người, có 6 ca nặng.
Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người
Sống khỏe - 21 giờ trướcĂn quá ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, còn ăn quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe.
Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcMâu thuẫn trong bữa nhậu khiến anh Trần bị bạn đánh phải nhập viện cấp cứu.
Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Thanh niên bị đột quỵ có tiền sử khỏe mạnh, nhưng từ năm 18 tuổi anh đã hút thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu...
Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc
Sống khỏe - 1 ngày trướcNam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người. Bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.
Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.
Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều
Sống khỏe - 1 ngày trướcGia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra.
Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay
Y tế - 1 ngày trướcSau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.