Cả làng làm… thợ ảnh
GiadinhNet - Nghề chụp ảnh ở làng Lai Xá như cái duyên, cái nghiệp của người dân nơi đây. Nhà thơ Tố Hữu khi về thăm làng từng nhận xét: "Về mảnh đất này, gặp một em bé hay một cụ già râu trắng, chỉ cần đưa máy ảnh cho họ là đã có thể có ngay một tấm hình đẹp". Ngày nay, với tình yêu đất nước, con người, ý thức trách nhiệm với lịch sử, người dân vẫn phát huy nét độc đáo trong nghệ thuật nhiếp ảnh truyền thống của ông cha.

Ông Nguyễn Văn Thắng Chủ tịch Hội Nghệ thuật nhiếp ảnh làng Lai Xá (ảnh nhân vật cung cấp)
Một người đi ra, cả làng “nhận về”
Hà Tây xưa, mảnh đất có hàng trăm nghề nhưng có một làng nghề cực kỳ độc đáo. Đó là làng nhiếp ảnh Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội). Độc đáo ở chỗ, nông dân Lai Xá làm một thứ nghề không giống ai, không “truyền thống” chút nào.
Những ngày cuối năm, có dịp về đây, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nghệ thuật nhiếp ảnh của làng tiếp đón. Trong ngôi nhà riêng được bày trí theo phong cách của làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ, hai bên tường nhà treo rất nhiều ảnh. Những tấm ảnh kỷ niệm của gia đình được bày biện ở một góc, còn những bức ảnh ông chụp về phong cảnh ở nhiều địa phương của Tổ quốc được treo ở một góc khác.
Ông Thắng giải thích: “Với những người không tìm hiểu về nghề chụp ảnh thì có thể họ sẽ treo hết tất cả các bức ảnh về cùng một nơi. Nhưng, với những người trong nghề thì họ rất không thích điều đó. Bày biện những bức ảnh cũng thể hiện sự tinh tế, thẩm mỹ của người chơi ảnh. Bày trí riêng thể hiện sự tôn trọng về tác phẩm của mình”.

Nhiều bạn trẻ đến tìm hiểu về Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá
Rót chèn trà mời khách, người đàn ông có mái đầu trắng như cước hồ hởi kể về lịch sử nghề của làng. Theo sổ sách ghi lại, cụ Đặng Huy Trứ là người đầu tiên du nhập nghề nhiếp ảnh vào Việt Nam sau một lần đi sứ sang Trung Quốc vào năm Ất Sửu (1865).Do thích thú với nhiếp ảnh, ông đã thuê một người Hoa mua dụng cụ rồi học chụp ảnh. Năm 1869, cụ Trứ mở hiệu ảnh đầu tiên của Việt Nam tại phố Thanh Hà, nay là ngõ Gạch, Hà Nội. Nhưng không được bao lâu thì hiệu ảnh phải đóng cửa do chiến tranh và chưa có ai kế tục được nghề. Năm 1890, cụ Nguyễn Đình Khánh (tức Khánh Ký) người làng Lai Xá được chú ruột đưa ra Hà Nội học nghề ảnh tại cửa hiệu Chu Dương ở phố Hàng Bồ. Sau 2 năm theo học, với năng khiếu bẩm sinh, cụ Khánh Ký đã lĩnh hội được những tinh hoa của ngón nghề nhiếp ảnh và mở hiệu ảnh mang tên Khánh Ký tại phố Hàng Da. Năm đó, cụ Khánh tròn 18 tuổi. Không chỉ mưu sinh bằng nghề ảnh, cụ Nguyễn Đình Khánh đã về quê truyền nghề cho cả làng để từ đó mở ra thời kỳ hưng thịnh của làng nhiếp ảnh.
Thời kháng chiến chống Thực dân Pháp, kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhu cầu chụp ảnh của lớp thanh niên, gia đình rất nhiều. Thanh niên đi nhập ngũ, thanh niên xung phong, ai cũng muốn chụp một bức ảnh cá nhân để lại cho người thân. Ngày đó, có hợp tác xã cạnh ga Yên Viên có thời gian người dân cứ 6h sáng là bắt đầu chụp ảnh. Có người dậy từ 3-4h sáng để xếp hàng. Những bức ảnh được chụp để nói về cuộc sống của người dân vào những năm 50, 60, giá trị của nó không chỉ quý với mỗi gia đình mà còn ghi lại lịch sử của dân tộc.
Thời đó, chỉ có ảnh đen trắng, muốn có ảnh màu thì phải chấm tô màu. Để làm ra một bức ảnh màu gồm 5 kỹ thuật chính là chụp ảnh, tráng phim, rửa ảnh trong buồng tối, chấm sửa ảnh và cuối cùng là tô màu ảnh. Mỗi công đoạn đều có kỹ thuật, bí quyết riêng.
Ngày nay, điều đặc biệt, vào dịp Tết đến Xuân về, ở làng Lai Xá thú chơi ảnh cũng hình thành không biết từ khi nào. Chỉ biết rằng giờ đây, mỗi khi Tết đến, không chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế mà nhiều gia đình cả năm lam lũ với kế sinh nhai, trong những ngày đầu của năm mới hầu như đều chụp vài kiểu ảnh để lưu niệm.
Làng nhưng có… bảo tàng!

Ông Nguyễn Minh Nhật kể về kỹ thuật làm ảnh với thế hệ trẻ. ảnh : Ngoc Thi
Có thể coi thế kỷ 20 là thời kỳ hưng thịnh nhất của nhiếp ảnh Lai Xá nhưng trong giai đoạn hiện nay thì không phải vậy. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của những chiếc máy ảnh số đã làm giảm số lượng người ra hiệu ảnh để chụp ảnh. Làng nghề Lai Xá bây giờ không còn hưng thịnh như thời xưa.
Dù khó khăn trong việc thích ứng với thời đại kỹ thuật số, người dân nơi đây vẫn kiên trì gìn giữ nghề ảnh của cha ông. Những người làm nghề ảnh trong làng sở hữu được kỹ thuật chụp khéo léo và bí quyết pha thuốc hãm vừa đủ độ sáng cho các bức ảnh do các cụ truyền dạy. Vì vậy, những bức ảnh của thợ trong làng bền màu lâu hơn các hiệu ảnh kỹ thuật số thông thường.
Ông Nguyễn Minh Nhật, 64 tuổi, một trong những người làm nghề nhiếp ảnh lâu năm của làng. Gia đình ông là hậu duệ của cụ Nguyễn Đình Khánh. Hiện, ông có 4 hiệu ảnh ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Theo ông, để có được bức ảnh đẹp thì quan trọng nhất vẫn là công đoạn chụp ảnh và ngâm, rửa ảnh. Sau khi đã rửa thành ảnh thì phải cho vào nước ngâm để những tạp chất của thuốc ảnh bay đi chỉ còn tinh chất ở lại nên ảnh sẽ rất bền màu. Sau đó thì dán khoảng 2 đến 3 tấm kính lên tấm ảnh đã rửa rồi mới đem phơi ngoài trời để những miếng kính tự rơi. Ông bảo, vì muốn nhanh nên bây giờ hầu hết các hiệu ảnh kỹ thuật số đều dùng máy móc tác động nhiệt, chính vì vậy mà ảnh không bền màu.

Với mong muốn người dân Lai Xá mong các thế hệ trẻ hiểu và trân trọng truyền thống của làng. Vừa qua, Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá đã chính thức được khai trương. Đây là bảo tàng đầu tiên do cộng đồng một thôn đầu tư, tổ chức trưng bày, giới thiệu truyền thống của một làng nghề.
Toàn bộ không gian trưng bày chia thành nhiều chủ đề riêng. Không gian “Tổ nghề nhiếp ảnh Lai Xá” giới thiệu về cuộc đời cụ Nguyễn Đình Khánh với dấu mốc đặc biệt mở hiệu ảnh có tên Khánh Ký đầu tiên vào năm 1892 ở phố Hàng Da, Hà Nội. Rồi đến không gian giới thiệu một số sản phẩm ảnh của các bậc tiền bối được sắp xếp theo chuyên đề (chân dung, nghệ thuật ảnh sáng, ảnh tô màu bằng tay). Cuối cùng là không gian nói về nghề ảnh với người Lai Xá hiện nay với những bức ảnh chụp cảnh người dân ngồi nghỉ dưới gốc đa, giếng nước, sân đình…
Với bề dày lịch sử 125 năm, người dân làng Lai Xá đã phát huy nét độc đáo nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam. Theo ước tính của ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nghệ thuật nhiếp ảnh làng Lai Xá, có tới 60 - 70% thợ ảnh Việt Nam xuất xứ từ ngôi làng nhỏ bé này. Hàng năm, vào ngày 15/2 âm lịch, dù những người làm nghề ảnh làm ăn sinh sống trên mọi miền đất nước đều trở về quê hương để ôn lại truyền thống của làng.
“Bây giờ, công nghệ phát triển, chỉ cần có điện thoại thông minh hầu như ai cũng chụp ảnh. Nhưng, ở Lai Xá thì thói quen chụp ảnh vào dịp Tết nó đi sâu vào ý thức của người dân và đã hình thành từ lâu. Có thể không rửa ảnh nhưng đều được lưu giữ cẩn thận. Nhà tôi, vào dịp Tết khi con cháu đông đủ thì tôi sẽ mang máy ảnh ra chụp. Các thành viên trong gia đình ai cũng hứng thú khi được chụp ảnh, đặc biệt là trẻ con”, ông Thắng cho biết.
Ngọc Thi

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn
Pháp luật - 24 phút trướcSự việc xảy ra sáng 5/7, tại Quốc lộ 6 – đoạn qua khu vực đèo Đá Trắng (giáp ranh giữa xã Mường Bi và xã Mai Châu, tỉnh Phú Thọ hướng đi Sơn La).

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025
Đời sống - 49 phút trướcGĐXH - Hộ kinh doanh cá thể có thể bị truy thu thuế hàng chục triệu đồng từ 8/2025 nếu không tuân thủ quy định mới.

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Cuộc sống của 'thần đồng lịch vạn niên' Tuấn Minh ở tuổi 17 bình thường, đơn giản như bạn bè đồng trang lứa.

Đi xe bán tải vào lòng hồ cạn, vợ chồng tài xế bị đuối nước tử vong
Thời sự - 2 giờ trướcGiữa đêm tối, chiếc xe bán tải chở 4 người đi vào khu vực lòng hồ Bến Châu khu Phú Ninh, phường Bình Khê (tỉnh Quảng Ninh) thì bị ngập nước

Người đàn ông bị nước cuốn trôi ở Đà Nẵng sau mưa lớn
Thời sự - 4 giờ trướcSau cơn mưa lớn, một người đàn ông tại Đà Nẵng đã bị nước cuốn trôi. Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt cứu nạn.

Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã lập hồ sơ, tiến hành điều tra bước đầu vụ đối tượng rút súng đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng và bàn giao các đối tượng cùng tang vật cho Cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xe máy chở ba tông cột điện, hai thanh niên tử vong tại chỗ
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tối 5/7, trên tuyến quốc lộ 48B, đoạn qua xã Quỳnh Lưu (Nghệ An) khiến hai người chết, một người bị thương nặng.

Khởi tố gần 100 bị can mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Từ năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, khởi tố trên 10 vụ, gần 100 bị can phạm tội về mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định mới từ 1/7/2025, bạn đọc có thể tham khảo.

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sốngHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.