Cà Mau thí điểm sáp nhập mô hình tổ chức, bộ máy hoạt động y tế - dân số tuyến huyện: Hiệu quả ít, hệ lụy nhiều
GiadinhNet - Việc thí điểm sáp nhập mô hình tổ chức, bộ máy hoạt động y tế - dân số tuyến huyện ở Cà Mau đang khiến công tác DS-KHHGĐ tại huyện Phú Tân và Ngọc Hiển dần trở nên hình thức, thiếu thực chất. Tinh thần, nhiệt huyết của cán bộ làm công tác dân số từ cấp huyện đến xã đều sa sút trầm trọng.
Số liệu thiếu tin cậy
Năm 2013, khi Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Ngọc Hiển chưa sáp nhập vào Trung tâm Y tế thành khoa Dân số (tháng 1/2014), báo cáo kết quả hoạt động cả năm được trình bày rất chi tiết với số liệu cụ thể, rõ ràng. Liên quan đến dữ liệu dân cư điện tử, theo ông Nguyễn Văn Mến (khi ấy là Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ): Năm 2013, huyện Ngọc Hiển đã đạt một số thành tựu rất khả quan trong công tác thống kê dân số. Cụ thể, số hộ lệch 0,35% so với thống kê thủ công, số trẻ sinh ra lệch 0,48%, số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai. Năm 2013, ngành Dân số huyện Ngọc Hiển đã tiến hành rà soát toàn địa bàn, cập nhật lại hoàn toàn số hộ và số khẩu, đạt 96% so với báo cáo thủ công. Tuy nhiên, đến cuối năm 2014 thì những kết quả này hoàn toàn biến mất, thay vào đó là: “Tính đến hết tháng 12, số liệu chuyên ngành đạt kết quả như số hộ, số khẩu có tăng lên tương đối, số trẻ sinh ra được 834 trẻ, số phụ nữ đặt vòng tránh thai mới là 834”. Riêng các số liệu khác như số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh, số người được tư vấn-khám sức khỏe tiền hôn nhân… hầu như các xã, thị trấn không cập nhật được thông tin…
Điều đáng nói là khoa Dân số, trong báo cáo hoạt động năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, luôn nêu vấn đề “Cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên dân số thờ ơ với công tác thống kê báo cáo, cập nhật số liệu không chính xác, gây khó khăn trong việc thu thập số liệu ở tuyến huyện”, hoặc “Các xã, thị trấn cần cập nhật đầy đủ danh sách phụ nữ 15-49 tuổi có chồng, danh sách số người sử dụng biện pháp tránh thai, danh sách trẻ sinh ra trong năm để việc việc quản lý thêm dễ dàng”. Hoạt động DS-KHHGĐ tại huyện Phú Tân cũng lâm cảnh tương tự như Ngọc Hiển.
Về nguyên tắc, những số liệu này hầu hết được thu thập bởi cộng tác viên và cán bộ chuyên trách tuyến cơ sở, sau đó được xử lý, tổng hợp bởi Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện. Tại đơn vị phụ trách DS-KHHGĐ tuyến huyện, dựa vào kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế của các chuyên viên, mà đặc biệt là lãnh đạo, sẽ nhanh chóng có sự đối chiếu thực tế phát hiện độ tin cậy của số liệu, từ đó kịp thời tác động, điều chỉnh, khắc phục tại tuyến cơ sở, để đảm bảo những số liệu mà cấp tỉnh (Chi cục DS-KHHGĐ) nhận được đủ độ tin cậy, phản ánh đúng tình hình thực tế.
Với huyện Ngọc Hiển và Phú Tân hiện nay, khi số liệu thiếu độ tin cậy, không phản ánh đầy đủ, chính xác mà Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh buộc phải sử dụng làm căn cứ xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Nhiệt huyết cạn kiệt
Hệ lụy của việc sáp nhập đã khiến đội ngũ cán bộ, cộng tác viên không còn thời gian, tâm sức dành cho công tác dân số. Ảnh: D.Ngọc
Ngay khi Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Phú Tân và Ngọc Hiển trở thành khoa Dân số thuộc Trung tâm Y tế, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt và chuyên viên kinh nghiệm hơn 10 năm đều lần lượt rời ngành dân số. Hiện 6 cán bộ - chuyên viên tại khoa Dân số huyện Phú Tân và 3 cán bộ - chuyên viên tại khoa Dân số huyện Ngọc Hiển đa phần đều là người mới, kinh nghiệm, chuyên môn còn chưa nhiều.
Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận, bao quát địa bàn bị hạn chế rất nhiều bởi sự chi phối quá lớn của mô hình hoạt động nhiều tầng, nhiều nấc, thêm vào đó là vai trò bị suy giảm đáng kể… Hàng loạt vấn đề mới phát sinh từ mô hình tổ chức - bộ máy thí điểm khiến nhiệt huyết hoạt động của anh chị em cán bộ dân số từ tuyến huyện đến tuyến xã đều giảm đến mức báo động. Cả Trưởng khoa Dân số huyện Phú Tân lẫn Phó Trưởng khoa Dân số huyện Ngọc Hiển đều thừa nhận tình trạng hoạt động cầm chừng, thiên về hành chính tại tuyến huyện; Còn cán bộ chuyên trách y tế tuyến xã, thị trấn thì chủ yếu là làm công tác y tế.
Một nữ cán bộ chuyên trách từng công tác tại thị trấn Cái Vàm Đôi hồi năm 2009, nay phụ trách công tác dân số tại xã Rạch Chèo - chị Nguyễn Thanh Tuyền, đã thẳng thắn chia sẻ: “Nếu tình trạng hoạt động DS-KHHGĐ tại Phú Tân như hiện nay mà còn kéo dài, không chóng thì chày sẽ không còn khả năng kiểm soát tình hình”. “Vậy nhiều người chán nản nhưng có ai lên tiếng chưa?”. Trả lời câu hỏi này, chị Tuyền cười chua chát: “Chán nản với công tác thì nhiều, nhưng mấy ai dám nói. Mà nếu muốn cũng có dịp nào đâu mà nói? Ở tuyến huyện được nói “danh chính ngôn thuận” còn chưa ăn thua thì ở tuyến xã nhằm nhò gì. Vậy nên tâm lý chung trong anh chị em cán bộ dân số là thôi kệ, cứ làm cho xong việc…”.
Người thay chị Tuyền đảm trách công tác dân số khi chị này rời khỏi thị trấn Cái Đôi Vàm, anh Phạm Tấn Lực cũng chia sẻ: “Đợt Chiến dịch vừa qua, tôi vận động được hai người tham gia đình sản. Nhưng đến khi thực hiện, phía y tế cung ứng dịch vụ nói hết phương tiện rồi! Mình có nhờ khoa Dân số can thiệp giải quyết vì vận động được một ca đình sản đâu phải dễ, nhưng cũng không được. Đành phải hứa với người dân chờ đến… năm sau...”.
Trong một cuộc trao đổi cùng ông Huỳnh Ngọc Ngô, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Năm Căn - địa phương cũng đang có nguy cơ bị sáp nhập như hai huyện trên, ông Ngô cũng cho rằng: Mô hình thí điểm gây vô vàn khó khăn cho hoạt động DS-KHHGĐ.“Hồi trước Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh có lấy ý kiến lãnh đạo các trung tâm về vấn đề thí điểm sáp nhập, bản thân tôi không đồng ý với mô hình này. Nhưng tỉnh vẫn thí điểm sáp nhập. Thực sự, tôi cũng chưa biết số phận Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Năm Căn sẽ đi đâu về đâu trong thời gian tới? Có điều, tôi tin chắc rằng, khi sáp nhập thì hoạt động dân số sẽ tuột dốc không phanh, bởi trở thành khoa Dân số thì kể như “tay chân bị trói hết”, lấy gì mà hoạt động”, ông Ngô cho biết.
Tin từ lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cà Mau cho hay: Đầu năm 2015, địa phương này tiếp tục sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ huyện U Minh và Thới Bình vào Trung tâm Y tế của hai huyện này. Vấn đề này đang gây xáo động đến tâm lý cán bộ - chuyên viên hoạt động dân số không chỉ tại hai huyện mà còn trên phạm vi toàn tỉnh. Hiện những người đang hoạt động dân số tại Cà Mau có nhiều tâm huyết đang rất hoang mang…
Hậu Giang không mở rộng thí điểm
Sau hơn 3 tháng triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Y tế tuyến huyện (tương tự tại Cà Mau) ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành A, ngày 21/5/2015, ông Đồng Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã ký báo cáo số 42/BC-UBND gửi đến Thường trực Tỉnh ủy về vấn đề này. Theo đó, sau khi tổ chức Hội nghị Sơ kết thực hiện thí điểm Đề án thành lập Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành A, UBND tỉnh Hậu Giang đã thống nhất chỉ đạo như sau:
- Hiện nay, mô hình Trung tâm Y tế huyện theo Đề án thí điểm đang được Bộ, ngành, Trung ương xem xét lựa chọn để áp dụng. Do đó, giao Sở Y tế cập nhật hướng dẫn mới của Trung ương để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định lựa chọn mô hình phù hợp và đúng quy định;
- Cần phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tồn tại để điều chỉnh mô hình hoạt động cho phù hợp (các hạn chế như: Giám đốc Trung tâm chỉ đạo chưa sâu sát; Còn thiếu kinh nghiệm về các lĩnh vực công tác khác trước đây chưa được phụ trách...);
- Quán triệt tư tưởng, động viên cán bộ, nhân viên an tâm công tác sau khi sáp nhập các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo mô hình Trung tâm Y tế huyện;
- Việc có tiếp tục sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ vào Trung tâm Y tế huyện hay không, chưa thể xác định được khi chưa có cơ sở đánh giá cụ thể, cần nghiên cứu thêm và chờ Bộ, ngành, Trung ương hướng dẫn trong thời gian tới;
- Giao Sở Y tế phối hợp với UBND thị xã Ngã Bảy, UBND huyện Châu Thành A tổng hợp ý kiến góp ý, phát huy các mặt đạt được, khắc phục khó khăn để tổ chức thực hiện tốt hơn.
- Đối với 5 đơn vị huyện, thành phố chưa triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Y tế, đề nghị để chậm lại chờ ý kiến của Bộ, ngành Trung ương và kết quả đánh giá sơ kết, tổng kết về mô hình này trong thời gian tới.
(Còn nữa)
Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcMỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 6 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.