Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các ngân hàng đồng loạt cảnh báo tình trạng giả danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cập nhật sinh trắc học để lừa đảo

Thứ năm, 10:59 04/07/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

GĐXH - Nhóm ngân hàng "Big 4" đồng loạt phát đi cảnh báo khách hàng nâng cao cảnh giác với hiện tượng đối tượng giả danh cán bộ ngân hàng hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt thông tin, tài sản trong tài khoản của người dùng.

Vì sao Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không mua sắm, thanh toán trực tuyến bằng mạng wifi công cộng?Vì sao Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không mua sắm, thanh toán trực tuyến bằng mạng wifi công cộng?

GĐXH - Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi khuyến cáo người tiêu dùng trong nước về việc không mua sắm, thanh toán trực tuyến, không truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử… bằng mạng wifi công cộng, để tránh rủi ro mất tiền trong tài khoản.

Để nâng cao cảnh giác người dùng ngân hàng trong giai đoạn đầu triển khai Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, hôm nay, ngân hàng Vietcombank, BIDV, Viettinbank và Agribank cùng phát đi cảnh báo về hiện tượng chiếm đoạt thông tin, tài sản khách hàng bằng cách hỗ trợ cài đặt sinh trắc học.

Cụ thể, trong giai đoạn đầu triển khai, lợi dụng tình huống một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin  sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng để liên hệ khách hàng đề nghị "hỗ trợ" cài đặt sinh trắc học nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản của khách hàng…

Một số cách thức lừa đảo phổ biến đang được các đối tượng thực hiện như sau:

Đầu tiên, liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.

Các ngân hàng đồng loạt cảnh báo tình trạng giả danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cập nhật sinh trắc học để lừa đảo- Ảnh 2.

Theo ngân hàng BIDV, xác thực khuôn mặt thực ra là thêm một lớp bảo mật thứ ba, ngoài hai lớp bảo mật cũ là mã đăng nhập tài khoản và mã giao dịch chuyển tiền online. Tức là tăng độ an toàn lên một mức cao hơn. Điều này đồng nghĩa, vấn nạn lừa đảo "hết đất sống".

Thứ hai, lập nick gây nhầm lẫn như "Nhân viên ngân hàng ", "Hỗ trợ khách hàng"... và trà trộn tương tác với những bình luận của khách hàng dưới các bài đăng trên trang mạng xã hội chính thức của ngân hàng để đề nghị khách hàng liên hệ riêng (inbox) nhằm dẫn dụ khách hàng để lừa đảo lấy thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

Thứ ba, các đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ, thậm chí đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.

Cuối cùng là các đối tượng sẽ đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại…

Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Bởi vậy, các ngân hàng khẳng định, ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như gọi điện, nhắn tin SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…).

Do đó, các ngân hàng khuyến cáo, người dùng ngân hàng tuyệt đối không bấm vào link, không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác.

Các ngân hàng đồng loạt cảnh báo tình trạng giả danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cập nhật sinh trắc học để lừa đảo- Ảnh 3.

Theo lãnh đạo ngân hàng Agribank, đối với những khách hàng sử dụng thiết bị không tương thích hoặc không thể tự thực hiện, Agribank đã triển khai phương án hỗ trợ đặc biệt tại quầy giao dịch.

Đặc biệt là không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng, thông tin giao dịch ngân hàng… lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo lợi dụng mạo danh ngân hàng/cán bộ ngân hàng liên hệ, yêu cầu được hỗ trợ hoặc yêu cầu cung cấp thông tin nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.

Trong trường hợp gặp khó khăn khi thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học hay khi thực hiện xác thực sinh trắc học với các giao dịch trực tuyến theo qui định, người dùng ngân hàng có thể tự tra cứu hướng dẫn trên website/ứng dụng các ngân hàng hoặc đến điểm giao dịch ngân hàng gần nhất để nhân viên ngân hàng hỗ trợ trực tiếp.

Đại diện ngân hàng Agribank cho biết, đối với những khách hàng sử dụng thiết bị không tương thích hoặc không thể tự thực hiện, Agribank đã triển khai phương án hỗ trợ đặc biệt tại quầy giao dịch. Khách hàng có thể đến trực tiếp các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc để được hỗ trợ cài đặt bằng phần mềm chuyên dụng, đảm bảo mọi khách hàng đều có thể tiếp cận dịch vụ một cách dễ dàng và an toàn.

Bởi vì việc xác thực sinh trắc học trực tiếp tại quầy  giao dịch Agribank có nhiều ưu điểm, như: Khách hàng được hỗ trợ tận tình; đảm bảo chính xác, đầy đủ, tránh các lỗi thao tác có thể xảy ra khi người dùng tự thực hiện; bảo mật thông tin và tránh được các rủi ro về an toàn bảo mật thông tin khi khách hàng nhờ người quen hỗ trợ tại nhà.

Bên cạnh hình thức lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học đang rộ lên những ngày gần đây, các chuyên gia của Bkav cũng cảnh báo nguy cơ lừa đảo deepfake trong giao dịch ngân hàng.

Deepfake là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các hình ảnh, video hoặc âm thanh giả, có thể bắt chước hoàn hảo giọng nói và ngoại hình của một cá nhân. Những kẻ xấu có thể lạm dụng công nghệ này để lừa đảo người dùng, thực hiện các giao dịch tài chính trái phép.

Mặc dù các biện pháp xác thực sinh trắc học như nhận diện khuôn mặt, vân tay hay giọng nói đang được áp dụng rộng rãi, nhằm đảm bảo an toàn cho các giao deepfake vẫn có thể lách qua những biện pháp bảo mật. Ông Nguyễn Văn Thứ, Tổng giám đốc An ninh mạng của Bkav cho biết: "Với sự bùng nổ của các ứng dụng mạng xã hội như hiện nay, kẻ xấu không khó để thu thập hình ảnh của một người, tạo ra các bản sao giả mạo hoàn hảo với đầy đủ đặc điểm sinh trắc học cá nhân để thực hiện các giao dịch trái phép, đặc biệt trong bối cảnh ChatGPT và AI - trí thông minh nhân tạo đang phát triển nhanh".

Các chuyên gia Bkav khuyến cáo khách hàng cần hết sức cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch tài chính, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp xác thực sinh trắc học.

Người dùng cần thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch, không chia sẻ thông tin cá nhân và đề cao cảnh giác.

Những giao dịch không cần xác thực sinh trắc học khuôn mặtNhững giao dịch không cần xác thực sinh trắc học khuôn mặt

GĐXH - Theo Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân như thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí… thì không cần xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt.

Video cận cảnh dự án xử lý rác thải sau 6 năm thi công

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bảo vệ khách hàng chuyển tiền, các Ngân hàng đồng loạt triển khai chiến dịch thu thập sinh trắc học

Bảo vệ khách hàng chuyển tiền, các Ngân hàng đồng loạt triển khai chiến dịch thu thập sinh trắc học

Bảo vệ người tiêu dùng - 15 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số với các trụ cột quan trọng, như: Chuyển đổi nhận thức, hoàn thiện thể chế, nâng cấp hạ tầng, ứng dụng khai thác dữ liệu và phát triển các mô hình ngân hàng số, công tác đảm bảo an ninh, an toàn…

‘Vua trái cây Việt’ thu về hơn 1 tỷ USD chỉ trong 2 tháng

‘Vua trái cây Việt’ thu về hơn 1 tỷ USD chỉ trong 2 tháng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Được mệnh danh là “vua trái cây Việt”, chỉ trong tháng 5 và 6, sầu riêng đã thu về hơn 1 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu.

Bibomart bị xử phạt vì bán sản phẩm cho trẻ sơ sinh không được kiểm soát giới hạn hàm lượng Formaldehyt, Amin thơm chuyển hóa

Bibomart bị xử phạt vì bán sản phẩm cho trẻ sơ sinh không được kiểm soát giới hạn hàm lượng Formaldehyt, Amin thơm chuyển hóa

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 5/7, đại diện Cục QLTT TP Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa chính thức xử phạt Công ty cổ phần Bibomart TM với mức phạt 3,5 triệu đồng vì hành vi bán hàng hóa phải có dấu hợp quy nhưng không có dấu hợp quy.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền tài khoản ngân hàng 'hết đất sống', người tiêu dùng cần hiểu đúng về sinh trắc học khuôn mặt

Lừa đảo chiếm đoạt tiền tài khoản ngân hàng 'hết đất sống', người tiêu dùng cần hiểu đúng về sinh trắc học khuôn mặt

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Phó Thống đốc NHNN, Quyết định 2345 triển khai thông suốt, đồng bộ trong những ngày đầu tháng 7/2024. Đây cũng là thời điểm vấn nạn lừa đảo, chiếm đoạn tài sản chính thức "hết đất sống".

Người dùng nên hạn chế truy cập wifi công cộng khi giao dịch trực tuyến để tránh rủi ro

Người dùng nên hạn chế truy cập wifi công cộng khi giao dịch trực tuyến để tránh rủi ro

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo người dân nên hạn chế dùng mạng wifi công cộng, máy tính công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử.

Vì sao Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không mua sắm, thanh toán trực tuyến bằng mạng wifi công cộng?

Vì sao Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không mua sắm, thanh toán trực tuyến bằng mạng wifi công cộng?

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi khuyến cáo người tiêu dùng trong nước về việc không mua sắm, thanh toán trực tuyến, không truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử… bằng mạng wifi công cộng, để tránh rủi ro mất tiền trong tài khoản.

Những giao dịch không cần xác thực sinh trắc học khuôn mặt

Những giao dịch không cần xác thực sinh trắc học khuôn mặt

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân như thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí… thì không cần xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt.

Chính thức cấm bán bảo hiểm kèm khoản vay, người dân giảm áp lực khi vay ngân hàng

Chính thức cấm bán bảo hiểm kèm khoản vay, người dân giảm áp lực khi vay ngân hàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Từ 1/7/2024, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực. Điểm nổi bật trong Luật là quy định cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay.

Nên mua bất động sản trước hay sau khi Luật Đất đai có hiệu lực?

Nên mua bất động sản trước hay sau khi Luật Đất đai có hiệu lực?

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

Luật kinh doanh bất động sản mới bảo vệ tốt hơn tới quyền lợi cho người mua nhà nhưng cũng có thể sẽ làm cho thị trường nhà đất thiết lập mặt bằng giá mới. Tùy theo từng mục đích, nhà đầu tư có thể cân nhắc việc mua nhà đất thời điểm này hay đợt đến khi Luật có hiệu lực.

Tổng cục QLTT chỉ cách nhận diện các loại thực phẩm thật và giả đang có trên thị trường

Tổng cục QLTT chỉ cách nhận diện các loại thực phẩm thật và giả đang có trên thị trường

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 3/7, Tổng cục Quản lý thị trường mở phòng trưng bày các mặt hàng thực phẩm thật và giả để người dân có thể tự tìm hiểu thông tin về các sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.

Top