Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách loại bỏ độc tố khi bạn ăn hạt dưa, hạt hướng dương dịp Tết

Thứ ba, 08:30 12/01/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các loại hạt hướng dương, hạt dưa… là những loại hạt bổ dưỡng, tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khoẻ.

Ngày thường, đặc biệt là vào những dịp lễ Tết, các loại hạt giàu chất béo như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều… gần như trở thành món ưa thích của mọi gia đình. Các loại hạt mang nhiều giá trị dinh dưỡng.

Theo Đông Y, hạt hướng dương vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng tư âm, bổ hư, ninh tâm, an thần, chỉ lỵ, thấu chẩn. Dùng chữa chứng tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do cơ thể suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được. Còn hạt dưa có hàm lượng kali rất cao nên có giá trị dinh dưỡng và phòng chữa bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, việc sử dụng hạt hợp lý trong khẩu phần ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Các loại hạt quen thuộc như hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt điều… cung cấp nhiều chất xơ, sắt, magne, vitamin E, những chất chống oxy hoá…

Hạt còn chứa phytoestrogen, có nhiều trong đậu nành, ôliu và hướng dương, giúp cạnh tranh hấp thu với cholesterol, chống xơ vữa động mạch.


Mua hạt hướng dương sống về tự rang sẽ an toàn hơn. Ảnh TL

Mua hạt hướng dương sống về tự rang sẽ an toàn hơn. Ảnh TL

 

Tuy là món ăn vặt nhưng các loại hạt chứa rất nhiều năng lượng. Chẳng hạn, 100 gam hạt hướng dương chứa 500 kilocalo, tương đương một bánh sôcôla. Vì vậy loại hạt này đặc biệt ảnh hưởng đến những người muốn giảm cân và đang áp dụng chế độ ăn kiêng giảm béo.

Đáng lưu ý, các loại hạt như hạt dưa, hạt điều, hạt hướng dương… hiện đang bị ngâm tẩm rất nhiều hóa chất để tạo màu và bảo quản gây nguy hiểm tới sức khoẻ người dùng. Các loại hạt dưa có màu sắc rực rỡ, bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm do có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, hạt hướng dương, hạt dưa là loại hạt có nhiều tinh dầu nên dễ gây nấm, mốc làm xuất hiện các chất gây ung thư như: Aflatoxin, ozchatoxin...

Vậy làm thế nào để loại bỏ được độc tố khi ăn hạt dưa, hạt hướng dương. Các chuyên gia khuyên, cách loại bỏ độc tố hạt dưa, hạt hướng dương tốt nhất là lựa chọn hạt an toàn. Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại thực phẩm có bao bì, nhãn mác rõ ràng, có ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng và đặc biệt cần chú ý thực phẩm đó có thông tin về phụ gia thực phẩm. Không lựa chọn các loại thực phẩm có màu sắc khác lạ, quá sặc sỡ.

Với hạt hướng dương, người sử dụng nên mua sống về tự rang lấy, dùng đến đâu rang đến đấy. Để loại bỏ độc tố từ hạt, khi mua hạt hướng dương sống thì nên làm sạch trước khi rang bằng cách rửa thật sạch hạt hướng dương sau đó phơi khô ngay sau khi rửa. Như vậy vừa loại bỏ được cát bụi khi mới thu hoạch vừa loại bỏ được các chất bảo quản ngay cả khi hướng dương đang còn sống. Sau khi đã rang xong, phải cho hạt vào những chiếc lọ và đậy kín nắp để đảm bảo độ giòn của chúng trong một thời gian dài.

Đối với hạt dưa, nếu chúng bị nhuộm màu bằng Rhodamine B thường có màu đỏ sẫm, nhìn như son, bắt mắt và không bị phai màu khi ăn. Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm có màu sắc tự nhiên, không quá đậm, không sáng bóng, dễ bị phai, nhòe khi gặp nước nên màu rất dễ dính vào tay và da khi sử dụng.

Ngoài ra, loại hạt giầu chất béo do lượng chất béo trong hạt đã kích thích niêm mạc họng, khi ăn hạt cần lưu ý hạn chế uống nước lạnh, bia rượu, hút thuốc lá, nói quá nhiều… cùng lúc vì càng làm kích ứng họng dẫn tới hiện tượng mất tiếng, khàn giọng.

Đặc biệt, khi cho trẻ nhỏ ăn hạt cần phải thận trọng, không để vừa ăn vừa giỡn vì dễ gây nguy cơ nuốt sặc vào đường hô hấp. Không cho trẻ cắn quá nhiều những hạt vỏ cứng như hạt hướng dương, hạt dưa… vì có thể làm hư, mẻ răng. Nếu trẻ không nhai nát được hạt, các chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thu mà thải hết ra ngoài đường tiêu hoá.

Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 17 phút trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Top