Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cái kết của cuộc chiến tưởng chừng như tuyệt vọng vì hen phế quản

Thứ sáu, 14:42 24/09/2021 | Sống khỏe

Hen phế quản với cơn hen phế quản cấp tính tái phát thường xuyên là nỗi ám ảnh của những bệnh nhân hen phế quản, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc hen phế quản ở trình trạng nặng (hen bậc 3, bậc 4). Là bệnh nhân mắc hen phế quản chưa lâu nhưng do diễn tiến bệnh nhanh nên anh Trần Ngọc Lưu (Nam Định) đã ở tình trạng nặng, bệnh khó kiểm soát, chỉ trong thời gian ngắn, anh đã phải trải qua những khoảng khắc “tưởng chừng không sống nổi”…

Từ bỏ thành quả 16 năm gây dựng đất Sài Gòn để về quê chỉ vì hen phế quản

Anh Lưu đặt chân vào Sài Gòn lập nghiệp từ 2002, sau mười sáu năm ở thành phố mang tên Bác, anh đảm nhiệm phụ trách kinh doanh của một công ty Đài Loan. Hằng ngày, anh có mặt ở khắp mọi ngõ ngách của Sài Gòn, bán mặt trên đường, hít bụi hàng ngày nhưng anh chẳng mấy khi biết đến đeo khẩu trang là gì. Những ngày Sài Gòn nắng đổ lửa, anh chẳng chút đắn đo khi giải nhiệt bằng cách chẳng giống ai là đổ cả xô nước đá lên đầu. Ra điều hòa, vào điều hòa, nước đá, bia lạnh, anh vẫn cậy mình có sức khỏe tốt nên thường không lưu tâm đến những thói quen giữ sức khỏe thường ngày.

Cho đến đầu năm 2013, anh bị viêm phế quản tái đi tái lại thường xuyên. Một năm sau, khi khám tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, với những triệu chứng khò khè, khó thở mỗi đêm thì bệnh của anh đã diễn tiến thành hen phế quản.

Đến năm 2016, hầu như tháng nào anh cũng phải cấp cứu tại bệnh viện. Ngày nào nằm viện thì anh còn "thở được", cứ xuất viện được một thời gian là bệnh lại nặng lên. Dù đã dùng nhiều loại thuốc kiểm soát hen từ cắt cơn uống, xông, xịt đến thuốc dự phòng, thuốc chống dị ứng nhưng chỉ được vài hôm, thời tiết thay đổi hay vô tình hít phải khói bụi, mùi cống rãnh là lại "như có người bóp chặt cổ, hít vào không được, thở ra không xong". Cơ thể anh lúc nào cũng ở trong tình trạng mệt mỏi, thường không thoát khỏi hoàn toàn cơn hen cấp – như bác sỹ nói là đường thở ở tình trạng co thắt liên tục, không được phục hồi hoàn toàn (không thể giãn nở hoàn toàn kể cả khi dùng thuốc giãn phế quản).

Cái kết của cuộc chiến tưởng chừng như tuyệt vọng vì hen phế quản - Ảnh 1.

Do nhiều yếu tố khách quan và cả bệnh hen, anh Lưu từ bỏ sự nghiệp 16 năm ở Sài Gòn để về quê chạy chữa.

Chuyện ra vào bệnh viện với anh thường như cơm bữa. Gia đình thì đều ở Nam Định, mình anh chiến đấu với bệnh tật nơi đất khách quê người. Xót con, thương chồng, bố mẹ anh và vợ con anh thuyết phục anh về Nam Định bằng được. Anh chần chừ không muốn về vì bao năm gây dựng ở đất Sài Gòn, đất cát cũng đã mua, chỉ chờ xây sửa để đón vợ con vào cùng, vậy mà...

Những ngày đầu năm 2018, sau thời gian chiến đấu quá mệt mỏi vì hen phế quản, công việc hôm đi hôm nghỉ, ra ra vào vào bệnh viện sớm ngày, anh quyết định bán hết đất cát, xin nghỉ việc về quê. "Tuyệt vọng... chỉ cầu mong có sức khỏe để vợ con có chỗ dựa chứ công việc làm ăn gì cũng chịu".

Nhân duyên với thuốc hen thảo dược...

Rời bỏ đất Sài Gòn về Nam Định, tháng nào anh cũng ra Hà Nội để lấy thuốc. Công việc hàng ngày của anh chủ yếu là đưa con đi học. Lúc nào anh cũng ở trong tâm trạng chản nản, ám ảnh bởi hen phế quản. Những thực phẩm gì "nghe đồn" là không tốt cho bệnh hen anh đều kiêng cả, bữa cơm chỉ ăn rau, thịt cá không dám động đũa. Ai mách thuốc gì anh cũng thử, nhưng cuối cùng thì bệnh tật vẫn đâu vào đấy.

Trong một lần tìm hiểu thông tin, anh biết đến thuốc y học cổ truyền duy nhất hiện nay được cấp phép là thuốc điều trị, tương đương với thuốc điều trị dự phòng Tây y. Biết đây là thuốc điều trị lại từ thảo dược, giá cả hợp lý nên anh quyết định dùng.

Cái kết của cuộc chiến tưởng chừng như tuyệt vọng vì hen phế quản - Ảnh 2.

Anh Lưu kể về "cuộc chiến" với căn bệnh hen

Anh dùng thuốc hen thảo dược dạng cao lỏng 10 chai đầu tiên theo tư vấn và theo dõi điều trị của bác sỹ. Sau 10 chai, tương đương với 40 ngày điều trị, tình trạng dịch bám dính trong phế quản của anh đã được cải thiện đáng kể. Anh ho nhiều nhưng mỗi lần ho là lại khạc được đờm, mới đầu từ đờm trong loãng, sau đờm vàng và sánh hơn. Kết thúc giai đoạn tống xuất đờm, anh được bác sỹ tư vấn chuyển sang điều trị bằng thuốc hen thảo dược dạng viên hoàn. Bước sang tháng điều trị thứ 2, các bác sỹ hướng dẫn và theo dõi để anh có thể giảm dần tần suất sử dụng thuốc Tây y, kiểm soát bệnh hoàn toàn bằng thuốc hen thảo dược.

Sau ba tháng điều trị bằng thuốc hen thảo dược, tình trạng bệnh của anh đã ổn định, không còn xuất hiện cơn hen cấp, phế quản đã thông thoáng, nghe phổi đã không còn tiếng ran rít, anh ngủ ngon giấc và có thể làm các công việc đòi hỏi nhiều sức lực hơn trước, anh có thể ăn uống thoải mái, không còn lo lắng, ám ảnh vì căn bệnh của mình. Anh đang tiếp tục điều trị vào liệu trình thứ hai.

Cái kết của cuộc chiến tưởng chừng như tuyệt vọng vì hen phế quản - Ảnh 3.

Hen phế quản và COPD gây ra những gánh nặng to lớn cả trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân.

"Tôi sẽ kiên trì điều trị theo chỉ định của các bác sỹ, đồng thời tôi sẽ giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm điều trị của mình cho thật nhiều người khác cũng bị căn bệnh như tôi" – anh Lưu chia sẻ khi tìm được đúng thầy đúng thuốc.

Khi lên cơn hen nặng nếu bệnh nhân không có thuốc cắt cơn bên mình hay không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy não và các cơ quan khác, nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: không nói được thành lời, tím tái đầu chi và môi, dẫn đến mất ý thức, ngất… và có thể tử vong. Diễn biến cơn hen rất khó lường, bệnh nhân hen nhẹ cũng có khi lên cơn rất nặng hay nguy kịch làm người bệnh không trở tay kịp nên dễ tử vong hay hôn mê kéo dài nếu không cấp cứu kịp thời. Khi người bệnh có ý thức chủ động điều trị kiểm soát hen sớm sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm, đừng để đến khi quá muộn!

Thuốc hen P/H là thuốc điều trị, đáp ứng tốt trên 70 - 75% tỷ lệ bệnh nhân, người bệnh cần được bác sĩ hướng dẫn và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

Bác sĩ theo dõi điều trị: 1800 54 54 35

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Sống khỏe - 10 phút trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 25 phút trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 15 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 16 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top