Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình

Thứ năm, 08:00 15/08/2019 | Sống khỏe

Sốt xuất huyết thường khiến cơ thể mệt lả đến mức bỏ ăn, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, uống đúng thuốc hạ sốt và xét nghiệm máu hàng ngày.

Sốt xuất huyết khiến cơ thể mệt lả, suy kiệt thế nào?

Sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt cao liên miên 4-7 ngày. Người bệnh nhức đầu dữ dội, đau mỏi hốc mắt, đau khớp và cơ, buồn nôn, ói mửa và mệt lả đến mức bỏ ăn. Cơ thể kiệt quệ như vậy, song đây mới chỉ là vài triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ nhất.

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 1.

Diễn biến sốt xuất huyết không chỉ nặng, mà còn khó lường. Sau 4 ngày sốt, bệnh nhân có thể vật vã với các tổn thương bên trong mạch máu và bạch huyết. Cơ thể bứt rứt khó chịu, da khô, tiểu ít, vã mồ hôi lạnh... là những triệu chứng thoát mạch và cô đặc máu. Còn đau gan, đau bụng, đại tiện phân đen, phát ban da, bầm môi, chảy máu cam, chảy máu chân răng... cho thấy cơ thể đã giảm tiểu cầu đến mức xuất huyết.

Triệu chứng nặng nhất là sốc. Người bệnh cảm nhận rõ máu đang chảy ồ ạt trong cơ thể, huyết áp thấp đến choáng váng, thân nhiệt tụt xuống dưới 35 độ C đắp bao nhiêu chăn cũng vẫn lạnh. Lúc này, sốc mất máu quá nhiều, huyết tương tăng nhanh dẫn đến tràn dịch màng phổi, cơ thể rơi vào hôn mê do não phù, tính mạng như ngàn cân treo trên sợi tóc.

Xét nghiệm gì, uống thuốc nào khi 'sống chung' với sốt xuất huyết?

Ngay khi nghi ngờ sốt xuất huyết, trẻ cần đi xét nghiệm ngay để phát hiện mắc bệnh hay không, mức độ nặng hay nhẹ, điều trị tại nhà hay nhập viện cấp cứu... Tùy theo số ngày bệnh, mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp. Xét nghiệm kháng nguyên NS1 cho phép chẩn đoán sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu. Từ ngày thứ 4, sử dụng xét nghiệm kháng thể IgM.

Cũng từ ngày thứ 4 trở đi, bệnh nhân phải làm thêm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hàng ngày để theo dõi bệnh. Nếu thấy lượng tiểu cầu giảm thấp, dung tích hồng cầu hematocrit tăng cao, thì phải nhập viện ngay, bởi đây là dấu hiệu bệnh trở nặng. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm điện giải, gan, thận... để kiểm soát biến chứng khó lường.

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 2.

Thuốc hạ sốt đặc biệt quan trọng với người sốt xuất huyết. Uống sai thuốc, quá liều, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong 4-7 ngày đầu bị sốt, chỉ được sử dụng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin và ibuprofen, vì chúng có tác dụng phụ ngăn tập kết tiểu cầu, gây xuất huyết dạ dày dữ dội, chảy máu đến mất mạng.

Liều dùng paracetamol là 10-15mg/kg cân nặng trong 4-6h. Ví dụ, trẻ nhỏ 17-25kg chỉ uống một gói Hapacol 250mg là đủ liều hạ sốt. Tổng liều trong 24h, trẻ nhỏ không uống quá 1.000mg paracetamol (4 gói hạ sốt 250mg), còn người lớn dùng không quá 2.000mg (4 viên hạ sốt 500mg).

Trẻ bỏ ăn, mệt lả vì sốt xuất huyết phải làm sao?

Sốt xuất huyết khiến cơ thể suy kiệt, do đó, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, ăn đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin... để nâng cao thể trạng.

Cơn sốt cao thường khiến trẻ bỏ ăn, hoặc nếu có ăn thì cũng mất cảm giác ngon miệng. Càng ăn uống kém, trẻ càng mệt lả, tạo điều kiện cho vi trùng tấn công gây biến chứng. Vì vậy, hãy gắng cho bé ăn những món giàu dinh dưỡng nhưng lỏng, mềm, dễ tiêu. Soup, bún, phở, cháo gà, cơm nát, bò băm... rất hợp khẩu vị trẻ sốt và nên chia thành 4-5 bữa.

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 3.

Trẻ sốt xuất huyết thường mất nhiều nước và điện giải do đổ mồ hôi, nôn ói. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là trẻ nhịn tiểu 6 tiếng, nước tiểu màu sậm, môi khô, khóc không ra nước mắt... Do đó, cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống nhiều oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây, nước ép rau má, nước hầm xương, nước cháo pha muối...

photo-3

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433.

Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 11 giờ trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 1 ngày trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Top