Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư gan: Tốn 400 triệu vẫn không chữa được

Thứ bảy, 11:00 21/07/2018 | Sống khỏe

Anh Nguyễn Lê Nam điều trị viêm gan C (VGC) ròng rã 18 tháng, chi phí xấp xỉ 400 triệu đồng. Thế nhưng tải lượng virus không thuyên giảm và phác đồ điều trị đã thất bại hoàn toàn.

72 tuần chiến đấu với VGC

Đó là câu chuyện của bệnh nhân Nguyễn Lê Nam (40 tuổi ở Hà Nội) từng nằm điều trị tại Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai.

Năm 2013, anh Nam bắt đầu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, thường xuyên sốt nhẹ, mệt mỏi, da sạm và chán ăn buồn nôn. Sau khi đến bệnh viện được làm các xét nghiệm, anh Nam mới biết mình bị viêm gan siêu vi C .

Biết bản thân mắc bệnh, ban đầu anh vẫn rất lạc quan và nghĩ chỉ cần kiên trì điều trị với kinh phí khoảng 200 triệu là bệnh có thể thuyên giảm. Thế nhưng căn bệnh ập đến cũng là lúc vắt kiện sức khỏe và túi tiền gia đình.

Anh Nam vừa chữa bệnh vừa tranh thủ gắng gượng đi làm kiếm tiền mua thuốc, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. "Có lẽ đi hết quãng đời, tôi cũng không sao quên được 72 tuần điều trị bệnh VGC, là những cơn sốt triền miên, nhiều khi đến ngất lịm.

Nếu chỉ có 2 từ để miêu tả lên tất cả những tháng ngày chiến đấu với VGC chỉ có thể là hai chữ "kinh khủng" bởi tác dụng của thuốc tàn phá sức khỏe", anh Nam ngậm ngùi.

Sau khi đã tiêu tốn khoảng 400 triệu cho việc chữa bệnh nhưng tải lượng virus không giảm và phác đồ điều trị đã thất bại hoàn toàn. Anh được các bác sĩ chia sẻ về pháp đồ điều trị tuy giá thành cao nhưng chi phí điều trị có thể được giảm xuống hơn 6 lần.

Đánh cược với số phận, anh đồng ý điều trị bằng thuốc chữa VGC thế hệ mới. Sau 3 tháng điều trị bệnh VGC của anh Nam đã thuyên giảm và sức khỏe được duy trì ổn định.


Thuốc điều trị Viêm gan C có nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân ám ảnh

Thuốc điều trị Viêm gan C có nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân ám ảnh

Theo PGS, PGS. TS. Đỗ Duy Cường - Trưởng khoa Truyền nhiễm - BV Bạch Mai, VGC là căn bệnh có đến 75-85% số người mắc dẫn đến thể mãn tính, 15% trong số số này sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Cách nhận biết bệnh chủ yếu dựa vào các biểu hiện như ăn kém, trên da nổi nốt, đầy bụng khó tiêu, nôn ra máu, vàng da vàng mắt. Ung thư gan là hệ quả cuối cùng của VGC.

"Thuốc lá và rượu cũng làm tăng nguy cơ VGC chuyển sang ung thư gan. Điều trị VGC có khả năng kéo dài cuộc sống song chi phí rất cao", BS Cường cho biết.

Vấn đề điều trị và thuốc điều trị VGC hiện nay

Hiện nay, các loại thuốc mới dùng điều trị viêm gan siêu vi C đã được giới thiệu là rất hiệu quả, có thể loại bỏ gần như hoàn toàn lượng virus gây bệnh VGC và giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Theo BS Đỗ Duy Cường, Viêm gan C là bệnh có thể điều trị khỏi, với sự phát triển của y khoa, trên thế giới đã sản xuất ra loại thuốc có tác dụng vào bộ gen của virus, có khả năng tiêu diệt sạch virus.

Nói về việc điều trị VGC là vấn đề đầu tư tốn kém, bác sĩ Cường cho biết: "Phác đồ cũ rất tốn kém 5 triệu/mũi, tuần/lần, nhiều tác dụng phụ như sốt, sút cân, thiếu máu , tỷ lệ thành công 30% nên nhiều bệnh nhân rất nản".

Về thuốc điều trị VGC, bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng cho biết, hiện thế giới có hơn 50 loại, thời gian điều trị ngắn, ít tác dụng phụ, hiệu quả cao. Giá thành cho 1 đợt điều trị ở một số nước chưa đến 100 USD, nhiều nước được chính phủ tài trợ. Do vậy tính sẵn có của thuốc không phải vấn đề.

Hiện thuốc thế hệ mới ở VN chưa được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế - Cục QL Dược, do khan hiếm nên giá thành cao. Rẻ nhất cũng phải 15 triệu – 30 triệu cho một liệu trình, điều trị so với Ấn Độ là khoảng 2 triệu.

Thuốc điều trị VGC không nằm trong danh mục thuốc được BHYT chi trả. Hiện Bộ Y tế đang cân nhắc nhưng chỉ hỗ trợ một phần, nhưng do giá thành còn cao nên các loại thuốc trên được đăng ký lưu hành ở Việt Nam.


PGS, PGS. TS. Đỗ Duy Cường khuyến cáo phòng bệnh

PGS, PGS. TS. Đỗ Duy Cường khuyến cáo phòng bệnh

Để việc điều trị VGC được quan tâm đúng mức, các bác sĩ cũng rất mong nhận được sự vào cuộc của Bộ y tế. Bộ cần có hướng dẫn cụ thể, các chương trình sàng lọc, hiện những người đã nhiễm không có thuốc điều trị, cần điều trị sớm và cần được đưa vào chương trình BHYT.

"Có những điều trị khác về tim mạch tốn cả trăm triệu còn được đưa vào BHYT trong khi VGC chỉ mấy chục triệu. Hiện nay chưa có văc xin phòng ngừa VGC nhưng tất cả mọi người cần tăng cường phòng bệnh, nhất là những người có nguy cơ như tiêm chích và có QHTD không an toàn" – BS Cường nhấn mạnh.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 11 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 13 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 14 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top