Cận Tết, chị em sốt sắng đi làm đẹp, bác sĩ vạch ra 3 sai lầm nghiêm trọng
GiadinhNet - Những ngày cận Tết, nhiều chương trình khuyến mại làm đẹp nở rộ, thu hút nhiều chị em đi "lên đời" nhan sắc.
ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E cho biết, khoảng 2-3 tuần trở lại đây, số lượng bệnh nhân đến làm đẹp tại khoa tăng cao gấp đôi bình thường.
"Dịp Tết, chị em nào cũng mong muốn có một diện mạo, thân hình xinh đẹp hơn. Đa số bệnh nhân đến làm đẹp yêu cầu sử dụng các dịch vụ làm đẹp vùng mặt như cắt mí, nâng mũi, ghép mỡ vùng mặt, tiêm chất làm đầy filler cho gương mặt căng và đầy đặn hơn…" - BS Minh cho hay.
Trước Tết 3-4 tuần, cũng có nhiều phụ nữ đến bệnh viện thực hiện các dịch vụ đại phẫu như nâng ngực, phẫu thuật tạo hình thành bụng.
Mỡ bụng là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ.
Nhu cầu làm đẹp là có thật, chính đáng, tuy nhiên, nhiều người mắc những sai lầm không đáng có.
1. Ham làm đẹp giá rẻ, bất chấp có hay không có phép
Nhu cầu làm đẹp càng cao, các cơ sở y tế càng phải "tất bật" tiếp nhận nhiều ca biến chứng, tai biến khi làm đẹp.
TS. BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương TP HCM cho biết, những ngày cận Tết Nguyên đán, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị biến chứng do tiêm silicon, tiêm chất làm đầy.
Hầu hết, các bệnh nhân đều làm đẹp ở các spa, bất chấp việc các cơ sở này không được phép hành nghề thẩm mỹ, can thiệp thủ thuật, kỹ thuật xâm lấn. Điều "hấp dẫn" khách hàng nhất ở spa là giá rẻ, dịch vụ nhanh. Nhưng cũng chính vì điều này, con đường đến với cái đẹp lại chính là con đường đến bệnh viện, thậm chí, là cái chết.
"Khi thực hiện làm đẹp tại các cơ sở không được cấp phép, các cơ sở “chui” thì khi xảy ra tai biến, sẽ không có đủ điều kiện, trang thiết bị, nhân lực để cấp cứu kịp thời" - BS Minh phân tích.
BS Khanh cũng cảnh tỉnh: Đừng vì giá cả thấp rồi đưa ra chọn lựa sai lầm, vì chi phí để khắc phục hậu quả biến chứng cao hơn rất nhiều so với chi phí làm đẹp.
Để biết cơ sở thẩm mỹ viện có được cấp phép, có bác sĩ chuyên môn hay không, rất đơn giản. Bất kỳ một thẩm mỹ viện nào, dù biển quảng cáo có hoành tráng ra sao, nếu có giấy phép hoạt động sẽ treo bảng nhỏ ghi rõ: Phòng khám chuyên khoa (da liễu hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ) có ghi giấy phép hoạt động, người phụ trách chuyên môn. Điều đó là bắt buộc với phòng khám có phép.
2. Ham làm đẹp cấp tốc
Ngày Tết, không ít chị em phụ nữ bày tỏ nguyện vọng được làm đẹp “cấp tốc”, thậm chí bất chấp cả các nguy cơ có thể xảy ra, khiến bác sĩ buộc phải từ chối.
BS Minh chia sẻ, nhiều chị em "ép" bác sĩ rằng: “Bác sĩ cứ tiêm filler nhanh cho em đi, bên ngoài họ làm 15 phút là xong mà sao trong viện phức tạp thế?”, “Bác sĩ có thực hiện tiêm silicon lỏng vào mông, vào ngực cho nhanh không ạ?”…
Nhiều bác sĩ thẩm mỹ chia sẻ nhiều chị em ưa làm đẹp bằng cách làm "combo một lần" hút mỡ với rất nhiều vị trí trên cơ thể: Bụng, bắp tay, đùi, hông... để nhanh chóng có thân hình như mong muốn.
Thậm chí theo chia sẻ của bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ Trần Sinh Lục, Đại học Y Hà Nội, nhiều chị em còn muốn bác sĩ giải phóng được càng nhiều mỡ càng tốt, thậm chí 10-20kg mỡ/lần "cho nhanh lại tiết kiệm".
Các bác sĩ thẩm mỹ cho rằng điều đó sai về nguyên tắc và còn nhiều nguy hiểm. Đó là bởi tế bào mỡ vỡ ra gây tổn thương mạch máu trong quá trình hút sạch mỡ gây biến chứng, nếu cấp cứu không kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
Khi bơm lượng dịch làm tan mỡ thì dịch của tế bào và máu cũng sẽ bị hút ra. Hút nhiều mỡ nghĩa là cơ thể sẽ mất nhiều dịch, thiếu máu, các chỉ số sinh hóa thay đổi, khối lượng tuần hoàn giảm.
Các bác sĩ gặp khá nhiều ca bệnh hoại tử do hút mỡ và tạo hình thành bụng mà nguyên nhân do hút mỡ sai vị trí, hút mỡ quá nông hoặc quá sâu, gây tổn thương đến mạch máu.
BS Lục cho hay, mỗi lít mỡ hút ra chứa khoảng 1/4 là máu nên càng hút nhiều, bệnh nhân càng mất máu, đôi khi làm tổn thương mạch, mỡ chui vào trong mạch gây bít tắc động mạch phổi, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngay cả với kỹ thuật lấy mỡ tự thân phải là hút mỡ của chính người đó, sau đó lọc lấy thành phần cần thiết rồi mới tiêm lại vào cơ thể.
Để đảm bảo sự an toàn cho mọi người, các bác sĩ tại các bệnh viện, Trung tâm Thẩm mỹ tại các bệnh viện buộc phải từ chối bởi dù đơn giản chỉ là tiểu phẫu cũng phải được tính toán tỉ mỉ và đặt sự an toàn lên cao nhất.
"Để an toàn cho sức khỏe và tránh sự rối loạn về chuyển hóa, số lượng mỡ hút cho phép chỉ chiếm từ 5%-10% trọng lượng cơ thể. Mỗi lần hút, chị em chỉ nên làm một vùng cơ thể" - BS Lục cho hay.
3. Không quan tâm bác sĩ được đào tạo bài bản hay không
Bên cạnh việc nhiều chị em, thậm chí nam giới, tin vào quảng cáo của các thẩm mỹ viện, spa... với các hình mẫu thành công trong thẩm mỹ, nên không chỉ bỏ qua việc cơ sở thẩm mỹ có được cấp phép hay không, còn bỏ qua luôn việc tìm hiểu trình độ bác sĩ thực hiện.
BS Nguyễn Đình Minh phân tích, nếu người không có chuyên môn đào tạo bài bản, không nắm được kiến thức về giải phẫu, khi tiêm filler cho khách hàng có thể tiêm vào đường đi của mạch máu, gây tắc mạch, từ đó gây hoại tử, có thể dẫn đến mù lòa.
Hoặc với người không được đào tạo bài bản về liều thuốc gây tê, gây mê, có thể tiêm thuốc gây tê quá mức, cao gấp nhiều lần ngưỡng ngộ độc, hoặc họ không nhận thức được thuốc mà họ sử dụng có được Bộ Y tế cho phép hay không, có bị cấm hay không… từ đó gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Các bác sĩ cho hay bệnh nhân khi đi làm đẹp được yêu cầu người/cơ sở thực hiện thẩm mỹ cho mình xem chứng chỉ hành nghề, phòng khám có được phép thực hiện dịch vụ đó không.
Quỳnh An
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.
Có nên uống thuốc giải say rượu bia?
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?
Sống khỏe - 2 giờ trướcVitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 6 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 8 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 22 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.