Cẩn trọng sốc nhiệt sau kì nghỉ lễ
GiadinhNet - Mải vui chơi dưới trời nắng gắt dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua, trong khi nhiệt độ sau dịp lễ lại đang tăng dần dễ khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Nếu không xử trí kịp thời có thể để lại những di chứng thần kinh không thể hồi phục, thậm chí tử vong.

Cơ thể mệt mỏi sau kì nghỉ lễ
Nghỉ lễ 30/4 vừa qua, chị Nguyễn Thị Lê (ở Hưng Yên) cho con trai 4 tuổi đi chơi công viên. Cậu bé rất thích thú nên mải mê chạy nhảy dưới trời nắng gắt. Về nhà thấy con mặt đỏ bừng, trán nóng, chị Lê liền cho con vào phòng và mở điều hòa. Ngay sau đấy con chị lả người đi, gia đình hốt hoảng đưa con đi cấp cứu. Tại bệnh viện, qua thăm khám các bác sĩ không thấy các dấu hiệu viêm nhiễm, qua hỏi “tiền sử” mới kết luận cháu bé bị sốc nhiệt. Được cấp cứu kịp thời, cháu bé may mắn không nguy hiểm tính mạng.
Bà Bùi Thị Th (60 tuổi, ở Hà Nội) dịp nghỉ lễ 30/4 cũng cùng gia đình con trai đi du lịch. Do đi lại quá nhiều cộng với việc hoạt động quá lâu dưới trời nắng gắt, cơ thể bà luôn mệt mỏi. Khi chuẩn bị quay về Hà Nội, bà đột ngột sốt cao 40 độ C, đỏ da toàn thân, có dấu hiệu mất ý thức. Con cái đã nhanh chóng đưa bà tới trung tâm y tế gần nhất cấp cứu. Dù tình trạng của bà đã ổn định hơn, không còn co giật nữa sau khi cấp cứu nhưng vẫn rất mệt. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến bà bị vậy là do bị sốc nhiệt.
Theo BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao.
Biến chứng của sốc nhiệt rất nặng nề. Sốc nhiệt cần được cấp cứu, nếu không điều trị có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Tổn thương càng nặng nếu điều trị càng muộn, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng đặc biệt là đối với các biến chứng não, thậm chí gây tử vong.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt. Với trẻ nhỏ càng có nguy cơ vì chúng vốn có sức đề kháng kém, hiếu động, hay chạy nhảy nên nguy cơ mất nước do toát mồ hôi, mất muối là rất lớn. Không ít trẻ do thời tiết nóng, chơi ở ngoài trời lúc nắng to có thể bị sốc nhiệt.
Hơn nữa, việc sử dụng điều hòa sai cách cũng là một trong những nguy cơ. Vào ngày nắng nóng, nhiều gia đình thường mở máy điều hòa. Trẻ đang chơi vận động ngoài trời ở nhiệt độ cao (35-40 độ C), bước ngay vào phòng bật điều hòa nhiệt độ thấp (17-22 độ C) làm cơ thể không kịp thích ứng dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt. Thân nhiệt do vùng đồ thị trong não điều khiển, khi nhiệt độ tăng cao khiến cho mạch máu giãn, kích thích ra nhiều mồ hôi. Còn khi nhiệt độ giảm thì mạch máu co lại, cơ thể tăng nhiệt.
Nguy hiểm khi giải nhiệt bằng nước đá
Để trẻ không bị sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, dù trẻ hiếu động đến mấy cũng không nên cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời quá 2 tiếng nếu nhiệt độ trên 36 độ C. Tốt nhất các hoạt động ngoài trời chỉ nên diễn ra trước 10 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều. Còn nếu nhiệt độ trên 38 độ C tốt nhất cho trẻ ở trong nhà.
Khi cho trẻ vui chơi ngoài trời nên chọn nơi râm mát, có bóng cây. Trẻ chơi xong cần hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi ở nơi có bóng râm, gió mát, cho trẻ uống nước bù điện giải. Khi trẻ đã ráo mồ hôi thì mới đưa trẻ vào phòng có bật điều hòa, nhưng ở nhiệt độ không quá thấp so với môi trường, khoảng 27-28 độ C.
Người lớn cũng cần phải nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày và hạn chế thời gian làm việc hoặc luyện tập trong điều kiện nóng cho tới khi cơ thể thích nghi với nó. Khi đi từ trời nóng vào phòng nên nghỉ một lúc, giải nhiệt bằng quạt, uống nước, đợi khô mồ hôi mới nên vào phòng lạnh hoặc đi tắm. Khi bật điều hòa cũng không nên để nhiệt độ quá thấp, chênh lệch với thời tiết bên ngoài nhiều.
Ngoài ra, khi đi ra ngoài nắng người dân cũng nên mặc áo chống nắng, đội mũ. Cần thường xuyên uống nước, tốt nhất là nên cho một chút muối vào trong nước để bổ sung lượng muối bị thoát ra do toát mồ hôi, làm cân bằng điện giải cho cơ thể. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn mềm, mát để đảm bảo sức khỏe.
Việc hạ nhiệt cơ thể những ngày nắng nóng là điều rất quan trọng nhưng cần đúng cách. Để hạ nhiệt nhanh sau khi ở ngoài trời nắng nóng, rất nhiều người tìm cách giải nhiệt bằng nước đá. Việc làm này không hề làm cho cơ thể được mát hơn mà có thể làm cho tim đập loạn nhịp, gây viêm họng và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nhiều người chủ quan khi đi trời nóng về, cơ thể đang đầm đìa mồ hôi liền đi tắm gội. Cơ thể bạn có thể thấy thoải mái, mát mẻ ngay lúc đó nhưng chỉ là tạm thời. Sự giảm nhiệt đột ngột ấy có thể gây cảm, đột qụy nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu gặp một người bị sốc nhiệt cần:
- Gọi cấp cứu ngay lập tức, đồng thời làm mát cho nạn nhân trong thời gian đợi cấp cứu.
- Nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách: Đưa nạn nhân vào bóng râm hoặc vào trong nhà; Cởi bỏ bớt quần áo cho nạn nhân; Phủ khăn mát hoặc xịt nước mát lên người để làm mát cơ thể… Cho họ uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu họ có thể uống được.
- Sau khi hạ nhiệt tại nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có thăm khám, xét nghiệm, chụp chiếu… trên cơ sở đó có phương pháp điều trị thích hợp tránh biến chứng.
(BS Lương Quốc Chính)
Hà My

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 8 phút trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 13 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.