Cảnh giác bệnh lý dễ gặp khi trời chuyển rét đậm, rét hại
Các chuyên gia khuyến cáo, bị cảm cúm, cảm lạnh – triệu chứng dễ gặp nhất khi rét đậm, rét hại, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh.
Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bắt đầu từ sáng nay, 22/1, bộ phận không khí lạnh rất mạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, xuất hiện rét đậm, rét hại diện rộng kéo dài đến 27/1. Vùng núi có khả năng cao xảy ra băng giá và mưa tuyết. Riêng Hà Nội sẽ có mưa từ hôm nay, nhiệt độ có thể xuống thấp tới mức 6 độ C – mức rét nhất từ đầu mùa đông. Điều này làm người dân lo ngại bởi mùa đông năm nay được đánh giá là “mùa đông không lạnh”.
Trao đổi với chúng tôi, đại tá - bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện 103 cho hay, qua thực tế khám chữa bệnh, những ngày rét đậm gần đây, bệnh nhân nhập viện với các bệnh lý về hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh là nhiều nhất.

Với thời tiết lạnh có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, cộng thêm khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tất cả là điều kiện thuận lợi để vi trùng, virus, nấm mốc, ký sinh trùng… phát triển nên con người dễ mắc bệnh. Đặc biệt, các virus gây cảm cúm thường lây truyền qua không khí bởi các hạt nước bọt li ti được bắn ra do ho, hắt hơi hoặc qua các chất dịch tiết của người bệnh. Do đó, bệnh thường lan truyền từ người bệnh sang người lành, dẫn tới nhiều người bị một lúc.
Người bị cảm cúm có biểu thường gặp nhất là mệt mỏi, sốt, nhức đầu, lừ đừ, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho. Riêng sốt có thể gặp sốt nhẹ trong những ngày đầu, sau đó sốt cao và bệnh có thể kéo dài trong vài ngày, có thể kéo dài 7-10 ngày. Nếu không được chăm sóc tốt, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém.
Còn với cảm lạnh, bạn có thể cảm thấy cổ họng khô, đau, hắt hơi, đau đầu, chảy nước mũi với chất nhầy, chảy nước mắt, ớn lạnh, và sốt. Sau đó, các triệu chứng có thể bao gồm nghẹt mũi, đau xoang, ho, đau nhức cơ bắp về đêm, mệt mỏi và chán ăn.
Tuy nhiên, bác sĩ Tiến cũng cho rằng cảm cúm và cảm lạnh là triệu chứng thường gặp, không quá đáng lo ngại. Thông thường chúng có thể khỏi trong vòng một tuần.
Bác sĩ khuyến cáo khi bị các bệnh lý trên, tuyệt đối không dùng kháng sinh song thói quen của người Việt hiện nay rất nguy hiểm khi tự ý sử dụng kháng sinh mỗi khi có bệnh. Theo đó, chỉ dùng kháng sinh khi bị sốt giảm bạch cầu hoặc có nhiễm trùng. Với các loại cúm thông thường, không được dùng thuốc tùy ý. Kể cả thuốc hạ sốt cũng chỉ dùng khi sốt quá 3 ngày và trên 38,5 độ C. Người bệnh chỉ nên điều trị triệu chứng, chẳng hạn có đờm thì uống thuốc long đờm, ho thì điều trị ho… Hiện nay, Bộ Y tế đang lo ngại vì tình trạng kháng thuốc ở nước ta. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc hàng ngày.
Để phòng bệnh cúm, mỗi người cần vệ sinh cá nhân tốt, giữ ấm cơ thể, đặc biệt mỗi khi đi ra ngoài trời, chú ý vùng cổ, mũi, họng. Bên cạnh đó, còn có cách hiệu quả nhưng ít người chú trọng là phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Còn tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, bắt đầu từ những ngày gần đây, số bệnh nhi bị viêm đường hô hấp, sốt cao và có biến chứng viêm phổi đã tăng. Ở trẻ nhỏ, do trọng lượng cơ thể thấp, khả năng sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể hạn chế nên càng dễ bị các biến chứng do nhiễm lạnh.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo khi trời lạnh nên hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần hết sức chú ý, cho mặc ấm, tránh gió thổi trực tiếp vào người. Ở trong nhà, cũng cần đóng kín các cửa, khe hở, tránh gió lùa. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên giữ ấm quá mức, đặc biệt không dùng điều hòa nhiệt độ ở nhiệt độ cao dẫn tới chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà quá cao khiến trẻ dễ bị bệnh. Tốt nhất nên để trẻ ở những nơi thoáng, có sự đối lưu không khí.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cũng lo ngại cho các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, nhất là người gia khi trời rét đậm, rét hại. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, kéo theo những biến đổi bên trong cơ thể góp phần làm xuất hiện các cơn đau khớp đồng thời các khớp cũng trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động.
Để phòng bệnh, các bệnh nhân bị gout hoặc mắc các bệnh xương khớp nên duy trì chế độ luyện tập trong nhà, giữ ấm cơ thể. Buổi tối, người bệnh có thể ngâm chân vào nước muối ấm để điều hòa khí huyết, giữ ấm cơ thể.
Theo Zing.vn

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 7 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 23 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.