Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác tai biến do thuốc nhỏ mũi

Thứ năm, 18:20 26/05/2011 | Sống khỏe

Chính vì nghĩ rằng thuốc nhỏ mũi chỉ cho tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào máu mà đã có không ít người lạm dụng, dẫn đến các tai biến, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

Thuốc nhỏ mũi có hai loại: loại cho tác dụng toàn thân như thuốc viên uống, sẽ hấp thu vào máu để cho tác dụng và loại cho tác dụng tại chỗ hay còn gọi thuốc dùng ngoài, không hấp thu vào máu. Sở dĩ nói “cho tác dụng tại chỗ” vì khi nhỏ (hay xịt) thuốc vào hai lỗ mũi, dược chất không hoặc rất ít hấp thu vào máu để cho tác dụng toàn thân mà chỉ cho tác dụng tại chỗ, trị rối loạn tại vùng mũi xoang.

Điểm mặt thủ phạm gây tai biến

Loại rối loạn thường gặp và làm cho người bệnh chuộng dùng thuốc nhỏ mũi là cảm cúm, cảm lạnh. Cảm cúm, cảm lạnh thường do mầm bệnh là virút gây ra. Đây là rối loạn đa phần không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu vì làm họ sốt, nhức đầu, ho, đau nhức mình mẩy, đặc biệt sổ mũi, ngứa mũi, nhảy mũi, nước mũi chảy ràn rụa hoặc nghẹt mũi. Người bệnh thường dùng thuốc nhỏ mũi để cải thiện các rối loạn này.
 

Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất gây co mạch, chống sung huyết cho trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.

Thuốc nhỏ mũi đầu tiên cần kể và được cho là nên dùng ở mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, đó là dung dịch natri clorid 0,9% (dung dịch NaCl 0,9%), còn gọi “nước muối sinh lý”, sử dụng nhỏ mũi và nhỏ cả mắt. Khi mới sổ mũi, nghẹt mũi… dùng dung dịch natri clorid 0,9% (có thể mua tại nhà thuốc) có thể giúp thông mũi, dễ hỉ mũi.

Loại thuốc nhỏ mũi phải dùng rất thận trọng chính là thuốc chứa dược chất có tác dụng làm co mạch, chống sung huyết tại niêm mạc mũi. Ta cần biết, sổ mũi, nghẹt mũi là do ở niêm mạc mũi rối loạn, như dị ứng gây dãn mạch, tiết dịch và có hiện tượng sung huyết. Vì thế, khi dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất có tác dụng cường giao cảm thần kinh (hay trực giao cảm thần kinh) như naphazolin (biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05%), oxymetazolin, xylometazolin… sẽ làm co mạch và giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, nước mũi hết chảy ràn rụa.
 
Người bệnh được như thế rất thích. Tuy nhiên chính tác dụng cường giao cảm thần kinh của thuốc lại có thể gây nguy hại cho một số người. Đối với trẻ nhỏ, sơ sinh, nhũ nhi, tác dụng gây co mạch không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà gây co mạch toàn thân, tức co mạch ở cả tim, gan, thận… đưa đến tai biến, người tím tái, vã mồ hôi, choáng…, phải nhập viện cấp cứu ngay. Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi co mạch, chống sung huyết dùng lâu dài còn có thể gây hiện tượng “bật lại” (rebound), tức lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi, rất khó trị. Nói cách khác, chính thuốc nhỏ mũi loại này gây ra một loại bệnh gọi là “bệnh viêm mũi do thuốc” mà việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi

Những trình bày ở trên cho thấy, thuốc nhỏ mũi mặc dù cho tác dụng tại chỗ nhưng phải rất thận trọng. Không phải cứ nhỏ mũi bừa bãi là được. Thuốc nhỏ mũi tương đối vô hại là dung dịch NaCl 0,9%. Xin nhấn mạnh, trẻ nhỏ, nhũ nhi, sơ sinh, phụ nữ có thai hoặc người lớn, nếu cần nhỏ mũi thường xuyên nên dùng dung dịch natri clorid 0,9%. Còn thuốc nhỏ mũi chứa dược chất gây co mạch, chống sung huyết, tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, nhũ nhi.
 
Với người lớn, cũng chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất gây co mạch, chống sung huyết trong thời gian ngắn, không quá năm ngày. Nếu sổ mũi, nghẹt mũi tiếp tục thì nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị. Cũng vì tác dụng cường giao cảm thần kinh gây co mạch mà các bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cường giáp hay phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng, chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này khi được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng.

Nên lưu ý, rối loạn về mũi không chỉ là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh mà là khởi đầu của viêm mũi dị ứng, viêm xoang… rất cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị tốt ngay từ đầu để không bị bất lợi về sau.

Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức
ĐH Y dược TP.HCM
SGTT
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 9 phút trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Sống khỏe - 1 giờ trước

Bên cạnh những tác động tiêu cực đến gan, rối loạn tiêu hóa cũng là vấn đề hay gặp phải ở người sử dụng nhiều rượu bia. Vậy cụ thể mức độ ảnh hưởng của rượu bia với hệ tiêu hóa như thế nào và làm sao để cải thiện?

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 11 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Tóc bạc cũng là một phần trong quá trình lão hóa, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhiều người tóc bạc sớm khi ở độ tuổi thiếu niên hoặc đôi mươi, khiến họ trông già hơn tuổi thật. Vậy cần làm gì đến ngăn tóc bạc sớm?

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Top