Cắt buồng trứng có cần bổ sung estrogen?
Tôi 34 tuổi, vừa rồi bị cắt buồng trứng do biến chứng chửa ngoài dạ con. Bác sĩ khuyên tôi cần phải bổ sung estrogen đường uống.
Tôi 34 tuổi, vừa rồi bị cắt buồng trứng do biến chứng chửa ngoài dạ con. Bác sĩ khuyên tôi cần phải bổ sung estrogen đường uống. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ hơn về loại thuốc này. Tôi xin cảm ơn! Nguyễn Thanh Thùy (TP.HCM)

Trả lời:
Estrogen là hormon sinh dục nữ nên thuốc có rất nhiều tác dụng, trước hết nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, nó đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giới tính và cơ quan sinh dục nữ như âm đạo, vòi trứng, nội mạc tử cung... tạo nên các đặc tính thứ phát của giới nữ như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở và điều hòa phân bố mỡ tạo hình dáng phụ nữ.
Trong cơ thể có các chất estradiol, estron và estriol là các estrogen được buồng trứng và nhau thai ở thai phụ tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Hiện tại người ta có thể tổng hợp được các estrogen là estron và estriol để bổ sung khi cơ thể bị thiếu hụt. Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp.
Khi sử dụng liều cao thuốc ức chế ngược làm ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Ngoài ra, thuốc còn có một số tác dụng khác như tăng đồng hóa, ngăn ngừa tiêu xương, làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh...
Tuy nhiên cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng là căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân; chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới; có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.
Vì vậy, thuốc được chỉ định hạn hẹp trong một số bệnh lý: sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh; làm thuốc tránh thai; điều trị rối loạn kinh nguyệt; điều trị bệnh nam hoá (phụ nữ mọc râu, trứng cá); điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Thuốc không được dùng cho người bệnh gan; người mắc bệnh tăng huyết áp và huyết khối tắc mạch; phụ nữ mang thai và cho con bú; ung thư tử cung, ung thư vú.
Trong trường hợp của bạn, cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ, cần thường xuyên theo dõi và nếu có bất thường phải liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Theo ThS. Nguyễn Bạch/Sức khỏe và Đời sống

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 1 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 14 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.